Theo đó, ngày 26/11/2024, tại Trường Đại học Đại Nam (số 1 Phố Xốm, Phú Lãm, Hà Đông, Hà Nội), đã tổ chức Hội thảo Khoa học quốc tế với chủ đề: “Sự phát triển của Fintech và những tác động về mặt xã hội – Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam” (Fintech development and its social impact – International experience and implication for Vietnam).

Ngày 26/11/2024, tại Trường Đại học Đại Nam (số 1 Phố Xốm, Phú Lãm, Hà Đông, Hà Nội), đã tổ chức Hội thảo Khoa học quốc tế với chủ đề: “Sự phát triển của Fintech và những tác động về mặt xã hội – Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam”. 

 

Fintech được hình thành và phát triển như một kết quả tất yếu của Cách mạng 4.0, chính là sự ứng dụng công nghệ hay công nghệ hóa các dịch vụ tài chính - ngân hàng. Điều quan trọng là sự phát triển của Fintech đã và đang tác động ngày càng sâu, rộng đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực.

Nhìn nhận và xét trên góc độ tích cực, cùng với sự giảm thấp chi phí, nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc cung cấp các dịch vụ tài chính cũng như gia tăng tiện ích và những trải nghiệm cho người tiêu dùng, sự phát triển của Fintech đã đóng góp hết sức quan trọng cho những tiến bộ xã hội từ cải thiện thu nhập, tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn lực tài chính của các cá nhân và doanh nghiệp, đặc biệt là những người nghèo, những doanh nghiệp yếu thế, cho đến minh bạch hóa các giao dịch kinh tế,…

Tiến sĩ Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV kiêm Giám đốc Viện đào tạo và nghiên cứu BIDV (đồng thời cũng là Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính – Tiền tệ Quốc gia và Ủy viên Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương (VNCPEC), chia sẻ tại hội thảo. 

 

Từ đó thúc đẩy tài chính toàn diện hay những chương trình cải cách mang tính chiến lược của chính phủ các nước hướng tới các chuẩn mực của sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, xét trên giác độ tiêu cực, thực tế ở nhiều nước trên thế giới cũng cho thấy rằng nếu không được kiểm soát và sàng lọc một cách đúng mức, sự phát triển của Fintech tiềm ẩn những nguy cơ và rủi ro đáng kể.

Ngoài những vấn đề về tội phạm công nghệ cao, sự đổ bể của cho vay ngang hàng hay những vụ tấn công của hackers,…, không chỉ gây thiệt hai cho các định chế và người tiêu tài chính cụ thể mà còn có thể ảnh hưởng đến đời sống xã hội cũng như sự an toàn của hệ thống tài chính quốc gia.

 
Giảng viên, chuyên gia nước ngoài chia sẻ tại hội thảo. 

Hướng tới 2 mục đích cơ bản: (1) trao đổi kết quả nghiên cứu và đánh giá về sự phát triển của Fintech ở các nước, xây dựng những bài học kinh nghiệm cho sự phát triển của Fintech ở Việt Nam; và, (2) tạo diễn đàn để các nhà khoa học, cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên tăng cường khả năng nghiên cứu về lĩnh vực Fintech, góp phần tích cực vào quá trình xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo dài hạn và ngắn hạn về Fintech tại Việt Nam nói chung và tại Trường Đại học Đại Nam nói riêng.

Các chủ đề được trình bày và tham luận tại Hội thảo sẽ tập trung vào các nội dung cơ bản, bao gồm:

- Thực trạng về sự phát triển của Fintech và những tác động đối với cải thiện thu nhập, tăng cường nhân thức tài chính và hạn chế tín dụng đen;

- Sự phát triển của Fintech đối với tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp siêu nhỏ, tăng cường tính minh bạch và cải thiện môi trường kinh tế, bảo vệ môi trường tự nhiên, hướng tới sự phát triển bền vững;

- Nhận diện những tác động không mong muốn của sự phát triển của Fintech mang lại như: các hình thức lừa đảo và giao dịch gian lận, v.v…;

- Xây dựng những bài học kinh nghiệm về tăng cường lợi ích xã hội của sự phát triển của Fintech ở các nước trong Khu vực và trên thế giới và đề xuất những giải pháp và khuyến nghị đối với Việt Nam.

 Một số Thầy và trò cùng chụp ảnh kỷ niệm tại Hội thảo Khoa học quốc tế được tổ chức tại Trường Đại học Đại Nam (số 1 Phố Xốm, Phú Lãm, Hà Đông, Hà Nội).

 

Hội thảo đã nhận được sự quan tâm của nhiều cán bộ quản lý đến từ các cơ quan lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Quốc hội và các bộ, ngành liên quan; các chuyên gia, các nhà khoa học trong nước và quốc tế. Ban Tổ chức Hội thảo đã nhận được 108 bài viết của các tác giả trong và ngoài nước, hàng chục đăng ký trình bày kết quả nghiên cứu và tham luận, Hội thảo được kỳ vọng là thực sự có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, đáp ứng các mục tiêu đã đề ra.

Anh Minh - Đại Lộc

Đại Lộc