Ngày 27/11/2024, Công an thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định nhận tin báo của ông T.H.P trú thành phố Quy Nhơn về việc mình bị lừa đảo với thủ đoạn mời mở tài khoản ngân hàng, sau đó bị chiếm đoạt tiền trong tài khoản.

Theo đó, sáng 16/11/2024, ông P nhận được cuộc gọi từ số điện thoại 02455593937. Người gọi nói giọng nữ miền Bắc, tự xưng là nhân viên Ngân hàng VietinBank và mời ông P mở thẻ tín dụng với hạn mức 300.000.000 đồng hoàn toàn miễn phí.

Ngay sau đó, có tài khoản Zalo tên Nguyễn Bảo Khánh kết bạn với tài khoản Zalo của ông P. Người này tự giới thiệu với ông P là nhân viên Trung tâm phát hành thẻ tín dụng online của VietinBank, hướng dẫn ông P dùng điện thoại di động tải, truy cập, mở tài khoản trực tuyến trên ứng dụng VietinBank.

Quá trình thao tác, đối tượng yêu cầu ông P chụp ảnh màn hình ứng dụng VietinBank có chứa thông tin tài khoản VietinBank mới đăng ký của ông P gửi cho đối tượng, yêu cầu ông P chuyển tiền vào tài khoản này để xác minh. Ông Phúc tin tưởng nên đã làm theo yêu cầu của đối tượng, ông P sử dụng tài khoản lâu nay mình sử dụng chuyển khoản số tiền 55.000.000 đồng vào tài khoản VietinBank mới tạo.

Đến khoảng 15h00’ cùng ngày, có người nói giọng nữ miền Bắc, tự xưng là nhân viên thẩm định của VietinBank, sử dụng số điện thoại 02455568692 và 02844536568 gọi đến số điện thoại của ông P, yêu cầu ông P đọc mã OTP để cấp thẻ tín dụng. Ông P tưởng thật nên đã thực hiện theo yêu cầu của đối tượng trên. Ngay sau đó, ông P phát hiện tài khoản VietinBank bị trừ số tiền 58.911.812 đồng. Biết bị lừa nên ông P đến cơ quan Công an trình báo.

Thực tế, các hoạt động lừa đảo theo hình thức này đã được diễn một thời gian dài, hàng loạt các ngân hàng cũng đã lên tiếng cảnh báo thường xuyên đến khách hàng của mình. Tuy nhiên, với cách thức lừa đảo ngày càng tinh vi, nhiều khách hàng thiếu cảnh giác vẫn trở thành nạn nhân, cung cấp các thông tin cá nhân và thậm chí là mã OTP để đối tượng lừa đảo thực hiện dịch vụ vay/rút tiền, chiếm đoạt tài sản.

Theo Cơ quan Công an, để phòng ngừa thủ đoạn trên, người dân cần nâng cao cảnh giác; tuyệt đối không cung cấp dữ liệu cá nhân, mã OTP; không bấm vào đường link hay tải ứng dụng theo yêu cầu của người lạ; không mua bán, trao đổi, cho thuê, mượn tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng, giấy tờ tùy thân. Người dân nên cài đặt bảo mật hai lớp và hạn chế chia sẻ thông tin cá nhân lên mạng xã hội. Đồng thời, nên thường xuyên cập nhật các phương thức, thủ đoạn của tội phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng và website/ứng dụng của các ngân hàng.

Trường hợp phát hiện có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần liên hệ ngay với cơ quan Công an để kịp thời giải quyết theo quy định.

 

Trước đây lãnh đạo tiền nhiệm như  ông Tổng Giám đốc Lê Đức Thọ đã tuyên bố: Mục tiêu của VietinBank là trở thành một ngân hàng hiện đại hàng đầu Việt Nam, tiến đến đạt trình độ tương đương các ngân hàng hiện đại trong khu vực và trên thế giới, cung cấp đa dạng sản phẩm dịch vụ (SPDV) tiện ích, tiêu chuẩn quốc tế. Để thực hiện có kết quả mục tiêu đó, VietinBank luôn coi trọng và tiên phong trong ứng dụng công nghệ hiện đại, thương mại điện tử, đáp ứng yêu cầu quản trị và kinh doanh. VietinBank đã triển khai thành công 2 giai đoạn hiện đại hóa từ năm 2000 đến 2010 bằng việc triển khai hệ thống Corebanking INCAS và hệ thống quản lý ERP. Tiếp nối thành công đó, VietinBank đã hoàn chỉnh xây dựng chiến lược công nghệ thông tin (CNTT) giai đoạn 2010-2015 với 15 dự án được chia làm 4 nhóm chính:

- Nhóm nền tảng (core) nhằm đem lại nền tảng cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng và hỗ trợ quản trị ngân hàng. Bao gồm các dự án như Thay thế Corebanking, Treasury,…

- Nhóm hướng đến khách hàng cung cấp trực tiếp đến khách hàng các sản phẩm/dịch vụ hiện đại, tiên tiến. Bao gồm các dự án Corebanking (cấu phần phục vụ khách hàng tại quầy), Internet Banking, Trade Finance, CRM, khởi tạo khoản vay (LOS),…

- Nhóm quản trị, điều hành nhằm tăng cường quản trị, điều hành, kiểm soát rủi ro cho VietinBank. Bao gồm các dự án như: Kho dữ liệu doanh nghiệp (Data warehouse), Quản trị rủi ro theo chuẩn Basel II, quản lý rủi ro tín dụng, ERP,…

- Nhóm công nghệ nhằm tăng cường khả năng công nghệ, sẵn sàng cho việc mở rộng nhanh chóng các sản phẩm/dịch vụ/mạng lưới chuẩn mực và thống nhất. Bao gồm các dự án như: Lớp giữa (theo chuẩn SOA), giám sát an ninh doanh nghiệp, quản lý ứng dụng tập trung,…

Sau khi triển khai thành công chiến lược, hệ thống CNTT của VietinBank sẽ tương đương các ngân hàng lớn trong khu vực, là tiền đề để tiếp tục nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh của VietinBank.