Thứ Ba, 29/10/2024 15:49 (GMT+7)
“CUỘC CHIẾN” ĐẨY LÙI TẢO HÔN

Kỳ đầu: Tảo hôn trước thách thức "hàng rào đá"

(SKTE) - Những năm qua, mặc dù “cuộc chiến” đẩy lùi tảo hôn được các cấp, ngành của tỉnh Hà Giang vào cuộc quyết liệt; tảo hôn có giảm nhưng vẫn đang diễn ra tại nhiều địa phương. Thực trạng này đòi hỏi phải có giải pháp đồng bộ, hiệu quả, bền vững hơn để những đứa trẻ vị thành niên được bước qua “hàng rào đá” có cơ hội phát triển toàn diện.
Ảnh đại diện tin bài

Hội Nàng dâu họ Giàng xã Yên Hà (Quang Bình) ký kết xóa bỏ hủ tục.

Cô gái S.M.Ch, xã Pải Lủng, Mèo Vạc (HÀ GIANG) là người dân tộc Mông, xinh xắn, chăm chỉ. Năm nay, Ch mới 20 tuổi nhưng đã kết hôn được hơn 5 năm. Sự vất vả của người phụ nữ sinh con khi cơ thể chưa phát triển hoàn thiện, cuộc sống khó khăn nên Ch già đi gần chục tuổi. Trong căn nhà trình tường đơn sơ, Ch quay mặt, lau vội giọt nước mắt, ngại ngùng kể: “Em lấy chồng từ khi học lớp 8, khi đó chưa hiểu các quy định của pháp luật và những khó khăn, thiệt thòi sau kết hôn. Lấy chồng rồi em phải bỏ học, ở nhà sinh con, làm việc, do chưa có kiến thức, kỹ năng về cuộc sống gia đình, chăm sóc con cái và điều kiện kinh tế khiến cuộc sống sau hôn nhân ở tuổi học trò gặp rất nhiều khó khăn”.

Những đứa trẻ tảo hôn dù khác nhau về dân tộc, điều kiện sống, địa bàn, nguyên nhân thì đều phải gác lại bộ đồng phục học sinh, từ bỏ ước mơ, cơ hội học tập, việc làm. Rất nhiều câu chuyện tảo hôn chúng tôi ghi lại suốt hành trình tác nghiệp đều đượm buồn. Nguyên nhân tảo hôn có nhiều, điển hình là do bố mẹ ép, có hôn ước, gán nợ, vì nghèo, vì cần thêm lao động, vì quan niệm, tập quán lạc hậu tồn tại lâu đời trong cộng đồng, vì thiếu kỹ năng sống... Có nhiều em bị ảnh hưởng của lối sống hiện đại với sự xâm nhập của văn hóa phẩm độc hại dẫn đến quan niệm sống tự do, trai, gái dễ gần gũi như vợ chồng, làm gia tăng tỷ lệ mang thai sớm, gia tăng tình trạng tảo hôn.

Hệ lụy của tảo hôn đang hiện hữu, dễ dàng nhìn thấy, nhưng đẩy lùi tảo hôn vẫn là “bài toán” khó khi đã tồn tại lâu đời trong đời sống đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Quyết tâm tìm “lời giải”, tỉnh ta xác định đẩy lùi tảo hôn để nâng cao chất lượng cuộc sống người dân là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và cấp bách. Tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 09 và Nghị quyết số 27 về xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh; triển khai hiệu quả Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết trong vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2015 – 2025”, Tiểu dự án 2 của Dự án 9 về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS và miền núi. Tổng kinh phí thực hiện các đề án, dự án trên 22 tỷ đồng, đến thời điểm hiện tại đã giải ngân trên 14 tỷ đồng.

Học sinh Trường THCS Bằng Lang (Quang Bình) tìm hiểu về giới tính và hệ lụy của tảo hôn.

Học sinh Trường THCS Bằng Lang (Quang Bình) tìm hiểu về giới tính và hệ lụy của tảo hôn.

Các cấp, ngành tập trung truyền thông nâng cao nhận thức, phát huy vai trò của lực lượng đoàn viên, thanh niên, phụ nữ, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng, xây dựng quy ước, hương ước, ký cam kết, tổ chức hội nghị, hội thảo, sân khấu hóa, thành lập câu lạc bộ (CLB), tổ chức kết hôn tập thể cho người đủ tuổi. Giai đoạn 2022 - 2024, toàn tỉnh tổ chức trên 13.640 cuộc truyền thông xóa bỏ hủ tục với hơn 1 triệu lượt người tham gia; tư vấn 1.490 vụ tảo hôn; biên soạn 1.316 tài liệu tuyên truyền trực quan; xây dựng, duy trì hoạt động 42 mô hình phòng, chống tảo hôn theo đề án, chương trình tại các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc, Đồng Văn, Xín Mần, Hoàng Su Phì, Quang Bình, Bắc Quang của tỉnh Hà Giang.

Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp duy trì hoạt động trên 500 CLB, mô hình phụ nữ phòng, chống tảo hôn gắn với xóa bỏ hủ tục; phối hợp với chính quyền, các tổ chức đoàn thể ở cơ sở vận động, can thiệp hoãn hôn thành công 159 cặp; tổ chức cho gần 50.000 gia đình ký cam kết không cho con tảo hôn. Tỉnh đoàn phối hợp với chính quyền địa phương vận động hoãn hôn thành công nhiều cặp có ý định tảo hôn, tổ chức đăng ký kết hôn tập thể cho các cặp đôi đến tuổi. Các cơ sở giáo dục truyền thông phòng, chống tảo hôn bằng nhiều hình thức, lồng ghép, tích hợp nội dung tảo hôn vào một số môn học, tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục giới tính, thành lập các CLB tiền hôn nhân, tổ chức hội thi tìm hiểu pháp luật về tảo hôn. Hiệu trưởng Trường THCS Bằng Lang (Quang Bình) Hoàng Thị Dung chia sẻ: “Ngoài các CLB, nhà trường thành lập tổ tư vấn tâm lý trường học, kịp thời nắm bắt tư tưởng, tâm lý của học sinh, những trường hợp phát hiện có nguy cơ tảo hôn, nhà trường tuyên truyền, vận động và can thiệt kịp thời. Thông qua các hoạt động truyền thông, giáo dục, nhận thức của học sinh và gia đình được nâng lên, trong 3 năm học vừa qua, nhà trường không có học sinh tảo hôn”.

Tại huyện Đồng Văn, với trên 97% đồng bào DTTS, trong đó người Mông chiếm khoảng 87%. Trước đây, trình độ dân trí hạn chế, phong tục, tập quán lạc hậu, tảo hôn trở thành “vấn nạn”. Giai đoạn 2018 - 2021, toàn huyện xảy ra trên 500 vụ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Từ ngày đưa Chỉ thị số 09, Nghị quyết số 27 và các chương trình, đề án của T.Ư, tỉnh vào cuộc sống với quyết tâm chính trị cao, Đồng Văn trở thành điển hình trong phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Từ năm 2022 đến nay, hàng trăm cặp đôi có ý định tảo hôn được vận động hoãn hôn thành công, nhiều trường hợp vi phạm bị xử lý nghiêm minh theo quy định.

Với sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của hệ thống chính trị, cách làm chủ động, linh hoạt, sáng tạo từ cơ sở, tình trạng tảo hôn trên địa bàn tỉnh đã giảm đáng kể. Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh, năm 2021 toàn tỉnh có 402 cặp tảo hôn, năm 2022 giảm còn 254 cặp, năm 2023 giảm còn 203 cặp, từ đầu năm đến nay giảm còn trên 100 cặp.

Biểu đồ số liệu tảo hôn giảm qua từng năm, tuy nhiên tình trạng tảo hôn vẫn còn xảy ra ở nhiều địa phương, đặc biệt nhiều cặp đôi tuy không tổ chức kết hôn nhưng vẫn chung sống như vợ chồng khiến việc kiểm soát, xử lý gặp nhiều khó khăn. Giai đoạn 2021 - 2024, toàn tỉnh Hà Giang có 19.358 cặp kết hôn, trong đó gần 1.000 cặp tảo hôn, chiếm tỷ lệ trên 5%, tỷ lệ tảo hôn cao nhất xảy ra trong đồng bào dân tộc Mông. Đặc biệt, toàn tỉnh Hà Giang có trên 620 trường hợp trẻ em gái sinh con trước 18 tuổi. Năm học 2023 - 2024, tỷ lệ học sinh bỏ học cấp THCS chiếm 1,37%, cấp THPT chiếm 3,4%, giáo dục thường xuyên chiếm 13,8%, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bỏ học là tảo hôn. Thực trạng trên thực sự đáng lo ngại, nếu không giải quyết vấn đề tận gốc rễ, tình trạng tảo hôn vẫn sẽ tiếp tục khó kiểm soát.

BIỆN LUÂN

-----------------------

Kỳ cuối: Bước qua “hàng rào đá”

0
Bệnh viện đầu tiên thực hiện kỹ thuật mới giải quyết bế tắc niệu quản cho trẻ sơ sinh
Bệnh viện đầu tiên thực hiện kỹ thuật mới giải quyết bế tắc niệu quản cho trẻ sơ sinh

Bé trai 1 tháng tuổi có dị tật bẩm sinh hệ tiết niệu, thận niệu quản đôi gây ứ nước thận vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 Thành phố Hồ Chí Minh áp dụng kỹ thuật nội soi trên xương mu luồn kim vào giải quyết tình trạng bế tắc niệu quản thành công. Đây là kỹ thuật mới đòi hỏi tay nghề cao, dụng cụ chuyên dụng. Tại Việt Nam hiện mới chỉ có Bệnh viện Nhi đồng 2 thực hiện.

Đồng bào Bru - Vân Kiều ở bản Dốc Mây được trao nhà đại đoàn kết
Đồng bào Bru - Vân Kiều ở bản Dốc Mây được trao nhà đại đoàn kết

Ngày 23/1, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, UBND huyện Quảng Ninh tổ chức Khánh thành và bàn giao 8 nhà đại đoàn kết cho hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại bản Dốc Mây (xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh).

Tết ấm áp với thầy giáo, cô giáo vùng khó
Tết ấm áp với thầy giáo, cô giáo vùng khó

Tết Ất Tỵ năm nay đến sớm hơn với hơn 40.000 giáo viên trong toàn ngành giáo dục Nghệ An, bởi đây là năm đầu tiên họ chính thức được thưởng Tết. Nhiều món quà ân tình khác đã được gửi đến các giáo viên, nhân viên vùng khó khăn, đặc thù ở tỉnh.

Hội báo Xuân 2025 Điểm đến cho nhân dân và du khách dịp Tết
Hội báo Xuân 2025: Điểm đến cho nhân dân và du khách dịp Tết

Hội báo Xuân Quảng Ninh năm 2025 diễn ra từ ngày 23/1 đến ngày 21/2, tại Thư viện tỉnh, trở thành điểm đến cho nhân dân và du khách dịp Tết cổ truyền. Sự kiện do Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ninh phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức, trưng bày hơn 1.000 đầu sách, trên 300 ấn phẩm báo chí, tạp chí số Xuân của các cơ quan báo chí.

Hà Nội Trao 50 phần quà Tết cho bệnh nhi ung thư
Hà Nội: Trao 50 phần quà Tết cho bệnh nhi ung thư

SKTE - Ngày 23/01, Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Pakistan tại Việt Nam tổ chức trao 50 phần quà Tết cho các bệnh nhi đang điều trị tại Trung tâm Ung thư - Bệnh viện Nhi Trung ương.

Quan tâm hỗ trợ trẻ em, người khuyết tật và phát huy văn hóa dân tộc trong kỷ nguyên mới
Quan tâm hỗ trợ trẻ em, người khuyết tật và phát huy văn hóa dân tộc trong kỷ nguyên mới

(SKTE) - Nhân dịp năm mới 2025 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ, Đại biểu Quốc hội, PGS.TS Bùi Hoài Sơn đã có chia sẻ với phóng viên Tạp chí Sức khỏe Trẻ em: về những chính sách quan trọng, thiết thực hỗ trợ trẻ em, người khuyết tật, sự bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, phát triển đất nước.

Nước Mỹ đã bước vào kỷ nguyên vàng từ ngày hôm nay
Nước Mỹ đã bước vào kỷ nguyên vàng từ ngày hôm nay

Phát biểu nhậm chức Tân Tổng thống Donald Trump nhấn mạnh: “Kỷ nguyên vàng của nước Mỹ bắt đầu từ ngày hôm nay. Đất nước chúng ta từ hôm nay sẽ lại thịnh vượng và được tôn trọng lần nữa trên toàn thế giới. Chúng ta sẽ là niềm ghen tị của mọi quốc gia và sẽ không để mình bị lợi dụng nữa”.

Cầu Hàm Rồng - Chứng nhân lịch sử của Xứ Thanh
Cầu Hàm Rồng - Chứng nhân lịch sử của Xứ Thanh

(SKTE) - Cầu Hàm Rồng - một biểu tượng lịch sử của mảnh đất xứ Thanh. Với hơn một thế kỷ tồn tại, cây cầu này đã chứng kiến nhiều đổi thay, trở thành niềm tự hào của người dân Thanh Hóa và là một phần không thể thiếu trong ký ức lịch sử nước nhà.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Báo điện tử Thừa Thiên Huế
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Chịu trách nhiệm nội dung:
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập, Trưởng VP đại diện phía Nam: TS. Nguyễn Chí Tân.
Trưởng ban thư ký Tòa soạn: Phạm Việt Hưng.
Giám đốc Trung tâm Truyền thông: Hà Diệu Hiền
P. Trưởng ban Trị sự: Lê Minh Nam.
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam