Tăng đường huyết là tình trạng cần thận trọng bởi nó tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe, ảnh hưởng cho hoạt động của các cơ quan trong cơ thể con người. Thông thường, chúng ta sẽ để ý hơn đến những biểu hiện khi bị hạ đường huyết, mà ít ai để ý đến dấu hiệu của việc đường huyết đang tăng cao. Dưới đây là 5 dấu hiệu cảnh báo đường huyết đang tăng cao, cần lưu ý để nhận biết và điều chỉnh.

I. Tăng đường huyết là gì?

Tăng đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu tăng lên so với mức bình thường. Tình trạng này xảy ra khi cơ thể sản xuất thiếu insulin hoặc có kháng thể kháng insulin.

Một người được xem là bị tăng đường huyết khi lượng đường trong máu trên 5,6 mmol/l. Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Mô tả mức độ đường trong máu. (Ảnh minh họa) 

II. Những dấu hiệu cảnh báo Đường huyết đang tăng cao, lưu ý nhận biết để bảo vệ Sức khỏe

-1. Đi tiểu thường xuyên đêm
Một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của lượng đường trong máu cao là bạn đi tiểu nhiều hơn mức bình thường. Điều này xảy ra bởi vì khi đường (glucose) tích tụ trong máu, cơ thể sẽ cố gắng đào thải nó ra ngoài qua nước tiểu nhiều lần ban đêm.

-2. Mệt mỏi, thiếu năng lượng
Lượng đường trong máu thường trở nên tăng cao mạn tính vì cơ thể đã trở nên đề kháng với insulin, loại hormone giúp các tế bào sử dụng đường để tạo năng lượng. Thiếu nguồn năng lượng đó, người có lượng đường trong máu cao có thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi.

-3. Giảm thị lực
Lượng đường trong máu cao có thể làm sưng và biến dạng ống kính của mắt, gây ra hiện tượng mờ hoặc nhìn đôi. Bệnh tiểu đường có thể khiến các mạch máu trong võng mạc bị rò rỉ, hoặc các mạch máu mới phát triển bất thường, dẫn đến các vấn đề về thị lực. Cảm thấy ngứa và tê.

Lượng đường trong máu cao mạn tính có thể làm hỏng các dây thần kinh trên toàn cơ thể, một tình trạng được gọi là bệnh thần kinh do tiểu đường.

-4. Thường xuyên khát nước
Từ việc đi tiểu nhiều có thể gây ra tình trạng mất nước trên hai mặt: - một là, đi tiểu thường xuyên hơn sẽ làm mất chất lỏng trong cơ thể; và thứ hai là lượng đường trong máu thực sự làm trôi chất lỏng ra khỏi các mô khi nó rời khỏi cơ thể. Điều đó có thể dẫn đến tăng cơn khát và uống nhiều nước hơn có thể không làm thỏa mãn cơn khát.

 Theo dõi chỉ số nhận biết Đường huyết tăng cao, điều chỉnh thực phẩm hợp lý để bảo vệ sức khỏe. 

III. Nguyên nhân nào dẫn đến tăng đường huyết?

Như đã nói ở trên, triệu chứng tăng đường huyết xuất hiện khi tuyến tụy sản xuất insulin không đủ hoặc cơ thể sinh ra kháng thể kháng insulin. Các nguyên nhân gây nên tình trạng này gồm:

- Thường xuyên ăn uống đồ ngọt và tinh bột mức độ nhiều trong thời gian quá dài.
- Lười vận động thể chất, béo phì.
- Bệnh lý tuyến tụy: tiền sử viêm tụy cấp, mạn tính, suy tuyến tụy, tổn thương tế bào Langerhans,...
- Dùng thuốc trị bệnh tiểu đường không đủ liều.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc mà bạn đang sử dụng.
- Mắc một số bệnh nhiễm trùng.
- Cơ thể có sự thay đổi nồng độ hormone.
- Thường xuyên bị căng thẳng.

Tham khảo mức độ chỉ số Đường huyết và thực phẩm sử dụng hợp lý. (Ảnh: VHH) 

IV. Khi biết bị tăng đường huyết, cần chú ý làm gì?

Nếu mới phát hiện triệu chứng tăng đường huyết bạn có thể tạm thời theo dõi tại nhà bằng máy đo đường huyết để ghi lại số lần tăng, lượng đường huyết đo được. Trường hợp phát hiện các triệu chứng tăng đường huyết nghiêm trọng, tốt nhất nên đến cơ sở y tế để khám, chẩn đoán và điều trị.

Ngoài việc chỉ định xét nghiệm đường huyết, bác sĩ cũng có thể sẽ đưa ra một số khuyến nghị hỗ trợ như:
- Tăng lượng nước nạp vào cơ thể mỗi ngày để loại bỏ lượng đường huyết dư thừa qua nước tiểu, nhờ đó mà cơ thể tránh được tình trạng mất nước. Thể dục đều đặn cũng giúp kiểm soát đường huyết rất tốt. Lưu ý, người có ceton trong nước tiểu không nên tập thể dục để tránh tạo điều kiện cho đường huyết tăng cao hơn.
- Tạo lập thói quen ăn uống khoa học bằng cách nhờ chuyên gia dinh dưỡng tư vấn về chế độ ăn cho người bị tăng đường huyết để điều chỉnh lại loại thực phẩm và lượng thực phẩm nạp vào cơ thể
- Dùng thuốc đúng chỉ dẫn của bác sĩ từ thời gian cho đến liều lượng sử dụng.
- Kiểm tra đường huyết định kỳ để theo dõi, kiểm soát đường huyết. Những người đang lo lắng về triệu chứng tăng đường huyết, đang bị ốm càng cần kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên.

(* Lưu ý: Thông tin mang tính tham khảo)

Đại Lộc