Thứ Ba, 25/02/2025 15:57 (GMT+7)

Dấu hiệu tăng đường huyết, lưu ý để bảo vệ sức khỏe

(SKTE) - Tăng đường huyết là tình trạng cần thận trọng bởi nó tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe, ảnh hưởng cho hoạt động của các cơ quan trong cơ thể con người. Thông thường, chúng ta sẽ để ý hơn đến những biểu hiện khi bị hạ đường huyết, mà ít ai để ý đến dấu hiệu của việc đường huyết đang tăng cao. Dưới đây là 5 dấu hiệu cảnh báo đường huyết đang tăng cao, cần lưu ý để nhận biết và điều chỉnh.
Ảnh đại diện tin bài

Dấu hiệu tăng đường huyết, lưu ý để bảo vệ sức khỏe.

PGS Nguyễn Lân Hiếu: "Nếu lọc máu chữa được bách bệnh, bác sĩ đã thất nghiệp"Thu về gần 9.000 đơn vị máu tại Lễ hội Xuân hồng 2025TS.BS Lê Thành Khánh Vân – Người chăm sóc sức khỏe cho những trái tim trẻ em!Cuộc thi “Vì nụ cười trẻ em” tuần 1, bắt đầu từ 10h, 24/02 đến 9h, 3/3/2025​Đẩy mạnh hỗ trợ, phẫu thuật cho trẻ em Việt Nam mắc dị tật sọ mặt

Tăng đường huyết là tình trạng cần thận trọng bởi nó tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe, ảnh hưởng cho hoạt động của các cơ quan trong cơ thể con người. Thông thường, chúng ta sẽ để ý hơn đến những biểu hiện khi bị hạ đường huyết, mà ít ai để ý đến dấu hiệu của việc đường huyết đang tăng cao. Dưới đây là 5 dấu hiệu cảnh báo đường huyết đang tăng cao, cần lưu ý để nhận biết và điều chỉnh.

I. Tăng đường huyết là gì?

Tăng đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu tăng lên so với mức bình thường. Tình trạng này xảy ra khi cơ thể sản xuất thiếu insulin hoặc có kháng thể kháng insulin.

Một người được xem là bị tăng đường huyết khi lượng đường trong máu trên 5,6 mmol/l. Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Mô tả mức độ đường trong máu. (Ảnh minh họa) 

II. Những dấu hiệu cảnh báo Đường huyết đang tăng cao, lưu ý nhận biết để bảo vệ Sức khỏe

-1. Đi tiểu thường xuyên đêm
Một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của lượng đường trong máu cao là bạn đi tiểu nhiều hơn mức bình thường. Điều này xảy ra bởi vì khi đường (glucose) tích tụ trong máu, cơ thể sẽ cố gắng đào thải nó ra ngoài qua nước tiểu nhiều lần ban đêm.

-2. Mệt mỏi, thiếu năng lượng
Lượng đường trong máu thường trở nên tăng cao mạn tính vì cơ thể đã trở nên đề kháng với insulin, loại hormone giúp các tế bào sử dụng đường để tạo năng lượng. Thiếu nguồn năng lượng đó, người có lượng đường trong máu cao có thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi.

-3. Giảm thị lực
Lượng đường trong máu cao có thể làm sưng và biến dạng ống kính của mắt, gây ra hiện tượng mờ hoặc nhìn đôi. Bệnh tiểu đường có thể khiến các mạch máu trong võng mạc bị rò rỉ, hoặc các mạch máu mới phát triển bất thường, dẫn đến các vấn đề về thị lực. Cảm thấy ngứa và tê.

Lượng đường trong máu cao mạn tính có thể làm hỏng các dây thần kinh trên toàn cơ thể, một tình trạng được gọi là bệnh thần kinh do tiểu đường.

-4. Thường xuyên khát nước
Từ việc đi tiểu nhiều có thể gây ra tình trạng mất nước trên hai mặt: - một là, đi tiểu thường xuyên hơn sẽ làm mất chất lỏng trong cơ thể; và thứ hai là lượng đường trong máu thực sự làm trôi chất lỏng ra khỏi các mô khi nó rời khỏi cơ thể. Điều đó có thể dẫn đến tăng cơn khát và uống nhiều nước hơn có thể không làm thỏa mãn cơn khát.

 Theo dõi chỉ số nhận biết Đường huyết tăng cao, điều chỉnh thực phẩm hợp lý để bảo vệ sức khỏe. 

III. Nguyên nhân nào dẫn đến tăng đường huyết?

Như đã nói ở trên, triệu chứng tăng đường huyết xuất hiện khi tuyến tụy sản xuất insulin không đủ hoặc cơ thể sinh ra kháng thể kháng insulin. Các nguyên nhân gây nên tình trạng này gồm:

- Thường xuyên ăn uống đồ ngọt và tinh bột mức độ nhiều trong thời gian quá dài.
- Lười vận động thể chất, béo phì.
- Bệnh lý tuyến tụy: tiền sử viêm tụy cấp, mạn tính, suy tuyến tụy, tổn thương tế bào Langerhans,...
- Dùng thuốc trị bệnh tiểu đường không đủ liều.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc mà bạn đang sử dụng.
- Mắc một số bệnh nhiễm trùng.
- Cơ thể có sự thay đổi nồng độ hormone.
- Thường xuyên bị căng thẳng.

Tham khảo mức độ chỉ số Đường huyết và thực phẩm sử dụng hợp lý. (Ảnh: VHH) 

IV. Khi biết bị tăng đường huyết, cần chú ý làm gì?

Nếu mới phát hiện triệu chứng tăng đường huyết bạn có thể tạm thời theo dõi tại nhà bằng máy đo đường huyết để ghi lại số lần tăng, lượng đường huyết đo được. Trường hợp phát hiện các triệu chứng tăng đường huyết nghiêm trọng, tốt nhất nên đến cơ sở y tế để khám, chẩn đoán và điều trị.

Ngoài việc chỉ định xét nghiệm đường huyết, bác sĩ cũng có thể sẽ đưa ra một số khuyến nghị hỗ trợ như:
- Tăng lượng nước nạp vào cơ thể mỗi ngày để loại bỏ lượng đường huyết dư thừa qua nước tiểu, nhờ đó mà cơ thể tránh được tình trạng mất nước. Thể dục đều đặn cũng giúp kiểm soát đường huyết rất tốt. Lưu ý, người có ceton trong nước tiểu không nên tập thể dục để tránh tạo điều kiện cho đường huyết tăng cao hơn.
- Tạo lập thói quen ăn uống khoa học bằng cách nhờ chuyên gia dinh dưỡng tư vấn về chế độ ăn cho người bị tăng đường huyết để điều chỉnh lại loại thực phẩm và lượng thực phẩm nạp vào cơ thể
- Dùng thuốc đúng chỉ dẫn của bác sĩ từ thời gian cho đến liều lượng sử dụng.
- Kiểm tra đường huyết định kỳ để theo dõi, kiểm soát đường huyết. Những người đang lo lắng về triệu chứng tăng đường huyết, đang bị ốm càng cần kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên.

(* Lưu ý: Thông tin mang tính tham khảo)

Đại Lộc
Gia tăng ca mắc tay chân miệng, dấu hiệu cha mẹ cần lưu ý
Gia tăng ca mắc tay chân miệng, dấu hiệu cha mẹ cần lưu ý

Thời tiết nóng ẩm thuận lợi cho các loại virus gây bệnh phát triển mạnh, trong đó có virus gây bệnh tay chân miệng. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Trẻ cần được khám và chẩn đoán sớm để hạn chế những biến chứng nguy hiểm.

Lối sống ít vận động khiến bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng trẻ hoá
Lối sống ít vận động khiến bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng trẻ hoá

Thoát vị đĩa đệm từng được coi là bệnh của tuổi trung niên hay người lao động nặng, nhưng hiện nay, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Đáng báo động, các bệnh viện ghi nhận nhiều trường hợp mắc bệnh khi mới ngoài 20 tuổi, thậm chí ở lứa tuổi học đường nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

Trước 31 8, triển khai giám sát cơ sở khám, chữa bệnh liên thông sổ sức khỏe điện tử, giấy chuyển tuyến
Trước 31/8, triển khai giám sát cơ sở khám, chữa bệnh liên thông sổ sức khỏe điện tử, giấy chuyển tuyến

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đã giao một số nhiệm vụ cho Bộ Y tế, trong đó có việc triển khai giải pháp giám sát các cơ sở khám, chữa bệnh liên thông dữ liệu sổ sức khỏe điện tử, giấy chuyển tuyến, giấy hẹn khám lại, kết quả xét nghiệm… Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng tại cuộc họp rà soát nội dung, công tác chuẩn bị cho Phiên họp lần thứ 2 của BCĐ của Chính phủ về phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06 - Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: 42 Ngô Thì Nhậm, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự