Thứ Tư, 21/05/2025 08:00 (GMT+7)

Tập trung kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội

Ngành y tế tập trung kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên các sàn giao dịch thương mại điện tử và nền tảng mạng xã hội nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trái phép, mỹ phẩm nghi ngờ giả...
Ảnh đại diện tin bài

Cơ quan chức năng kiểm tra các sản phẩm mỹ phẩm trên thị trường. Ảnh minh họa: TTXVN

Phát hiện, thu giữ gần 6,5 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốcCông an Thanh Hóa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán khí cười liên tỉnhThu giữ 40.000 gói rong biển không rõ nguồn gốc

Nhằm tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới, thời gian qua, Bộ Y tế đã liên tiếp ban hành một số văn bản chỉ đạo. Mới đây nhất là Công văn số 3005/BYT-QLD ngày 17/5/2025 về việc triển khai Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Công văn số 2965/BYT-QLD ngày 16/5/2025 về việc tăng cường thanh tra, kiểm tra hậu mại, chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng hóa là mỹ phẩm. Trước đó là Công văn số 1149/QLD-MP ngày 23/4/2025 của Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế về việc tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm để bảo đảm an toàn và quyền lợi của người tiêu dùng, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra hậu mại mỹ phẩm.

Để tiếp tục tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm, Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục tăng cường triển khai thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý mỹ phẩm đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trên địa bàn. Tập trung kiểm tra, thanh tra việc thực hiện thông báo thu hồi mỹ phẩm theo quy định, sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm không đúng tại địa chỉ đã công bố, doanh nghiệp thay đổi địa chỉ kinh doanh mà không báo cáo với cơ quan quản lý.

Thường xuyên và chủ động phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ đạo 389 địa phương, Chi cục Quản lý thị trường và các ngành chức năng liên quan trên địa bàn tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra mỹ phẩm lưu thông trên thị trường.

Trong đó, tập trung kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên các sàn giao dịch thương mại điện tử và nền tảng mạng xã hội TikTok, Zalo, Facebook, YouTube... nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trái phép, mỹ phẩm nghi ngờ giả, mỹ phẩm lưu thông chưa được cấp số tiếp nhận phiếu công bố, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc; quảng cáo mỹ phẩm có tính năng, công dụng vượt quá tính năng và bản chất vốn có của sản phẩm, không phù hợp với tính năng, công dụng sản phẩm đã công bố hoặc gây hiểu lầm sản phẩm đó là thuốc.

Xử lý, xử phạt nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm theo quy định; thu hồi và tiêu hủy toàn bộ các loại mỹ phẩm nghi ngờ giả, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, mỹ phẩm không đạt chất lượng, không an toàn cho người tiêu dùng; chuyển hồ sơ tới cơ quan điều tra để xử lý hình sự theo quy định trong trường hợp có dấu hiệu tội phạm (giá trị hàng hóa lớn, gây hậu quả nghiêm trọng, sai phạm có tổ chức, tái phạm…).

Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh buôn bán, chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường, cơ sở nhập khẩu, Cục Quản lý Dược yêu cầu thực hiện đúng các quy định về quản lý mỹ phẩm, cụ thể: Nghiêm túc nghiên cứu quy định tại Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25/1/2011 của Bộ Y tế quy định về quản lý mỹ phẩm để kê khai và cập nhật thay đổi đối với các thông tin công bố theo quy định trên phiếu công bố bảo đảm tính chính xác và trung thực, lưu giữ đầy đủ Hồ sơ thông tin sản phẩm (Product Information File - PIF) tại địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường và xuất trình cho cơ quan kiểm tra, thanh tra khi được yêu cầu.

Không được sản xuất, gia công mỹ phẩm tại các cơ sở sản xuất mỹ phẩm trong nước chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm; sản xuất mỹ phẩm công thức có thành phần theo đúng hồ sơ công bố và theo đúng quy định.

Chỉ được phép đưa mỹ phẩm ra lưu thông khi đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính an toàn, chất lượng và hiệu quả sản phẩm.

Thanh Huyền (TTXVN)
Hà Nội Tiêu huỷ khoảng 25 tấn bánh kẹo kém chất lượng, thực phẩm bẩn ở La Phù
Hà Nội: Tiêu huỷ khoảng 25 tấn bánh kẹo kém chất lượng, thực phẩm bẩn ở La Phù

(SKTE) - Tính đến hết ngày 9/7/2025, đã có hơn 50 hộ kinh doanh cá thể tại La Phù (Hà Nội) đã tự nguyện giao nộp hàng hóa với số lượng khoảng 25 tấn bánh kẹo, thực phẩm các loại (táo đỏ, xúc xích, lương khô...). Chính quyền địa phương thông báo, khuyến khích bà con tiếp tục tự nguyện giao nộp hàng hóa không đúng quy định, để cơ quan chức năng tiến hành tiêu hủy theo quy định.

Cao điểm chống buôn lậu Phát hiện, xử lý hơn 3 100 vụ vi phạm sau 1 tháng
Cao điểm chống buôn lậu: Phát hiện, xử lý hơn 3.100 vụ vi phạm sau 1 tháng

Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ phát động Tháng cao điểm phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (từ 15/5 đến 15/6/2025), Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường trên toàn quốc triển khai đồng loạt các kế hoạch kiểm tra, xử lý với mục tiêu giữ vững kỷ cương thị trường, bảo vệ doanh nghiệp chân chính và quyền lợi người tiêu dùng.

Tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả
Tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả

(SKTE) - Phó Thủ tướng Chính phủ vừa giao nhiệm vụ cho các bộ ngành, địa phương tiếp tục thực hiện cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Trong đó, tập trung vào các mặt hàng sữa, dược phẩm, thực phẩm, thực phẩm chức năng; thực hiện tốt, kịp thời công tác thi đua, khen thưởng; phát hiện, xử lý nghiêm các sai phạm, đối tượng vi phạm.

Thủ tướng chỉ đạo Mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả
Thủ tướng chỉ đạo: Mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả

Để tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới chấm dứt tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 72, yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Bộ Y tế triển khai tháng cao điểm ngăn chặn buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả
Bộ Y tế triển khai tháng cao điểm ngăn chặn buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả

(SKTE) - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có Công văn triển khai tháng cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, các cấp quản lý, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm đối với các hành vi sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm, nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: 42 Ngô Thì Nhậm, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự