Thứ Ba, 06/05/2025 11:50 (GMT+7)

Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW (Nghị quyết số 68) ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Ảnh đại diện tin bài

Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân. (Ảnh minh họa)

Tổng Bí thư Tô Lâm: Phải có chiến lược rõ ràng phát triển kinh tế tư nhânBộ Chính trị yêu cầu hoàn thiện thể chế để "không muốn, không thể, không dám, không cần tham nhũng"Thủ tướng mong muốn các doanh nghiệp tham gia vào các dự án lớn của đất nước

Kinh tế tư nhân là một trong những động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết số 68-NQ/TW nêu rõ, sau gần 40 năm đổi mới, kinh tế tư nhân nước ta từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, trở thành một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Khu vực kinh tế tư nhân hiện có khoảng hơn 940 nghìn doanh nghiệp và hơn 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động, đóng góp khoảng 50% GDP, hơn 30% tổng thu ngân sách nhà nước và sử dụng khoảng 82% tổng số lao động vào tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, là lực lượng quan trọng thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, gia tăng năng lực cạnh tranh quốc gia, góp phần xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống xã hội. Nhiều doanh nghiệp tư nhân đã phát triển lớn mạnh, khẳng định thương hiệu và vươn ra thị trường khu vực, thế giới.

Tuy nhiên, kinh tế tư nhân hiện vẫn đối mặt với nhiều rào cản kìm hãm sự phát triển, chưa bứt phá về quy mô và năng lực cạnh tranh, chưa đáp ứng được yêu cầu, kỳ vọng là lực lượng nòng cốt của kinh tế đất nước. Hầu hết doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa; tiềm lực tài chính và trình độ quản trị hạn chế; phần lớn có năng lực công nghệ, đổi mới sáng tạo thấp; năng suất lao động, hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh chưa cao; tư duy kinh doanh thiếu tầm nhìn chiến lược, thiếu kết nối với các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên, nhưng chủ yếu là do: Tư duy, nhận thức về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế còn chưa đầy đủ, chưa theo kịp yêu cầu phát triển; thể chế, pháp luật còn vướng mắc, bất cập; công tác lãnh đạo, chỉ đạo chưa được quan tâm đúng mức; quyền tài sản và quyền tự do kinh doanh chưa được bảo đảm đầy đủ.

Kinh tế tư nhân còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại trong tiếp cận nguồn lực, đặc biệt là vốn, công nghệ, đất đai, tài nguyên và nhân lực chất lượng cao. Một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ chưa thực sự hiệu quả và khó tiếp cận; chi phí kinh doanh còn cao.

Nhằm hiện thực hoá mục tiêu phát triển đất nước như Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra và đáp ứng yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên mới, việc đổi mới tư duy, thống nhất nhận thức và hành động cần có những giải pháp tổng thế, toàn diện, đột phá để phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò của kinh tế tư nhân, củng cố niềm tin, tạo khí thế và xung lực mới cho phát triển kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia là cần thiết và cấp bách.

Từ tình hình trên, Bộ Chính trị yêu cầu tập trung quán triệt, thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nội dung cụ thể.

Theo Nghị quyết số 68-NQ/TW, mục tiêu đến năm 2030, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia; là lực lượng tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu của Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị và các chủ trương, đường lối khác của Đảng; phấn đấu có 2 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế, 20 doanh nghiệp hoạt động/nghìn dân.

Có ít nhất 20 doanh nghiệp lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu; tốc độ tăng trưởng bình quân của kinh tế tư nhân đạt khoảng 10-12%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế; đóng góp khoảng 55-58% GDP, khoảng 35-40% tổng thu ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm cho khoảng 84-85% tổng số lao động; năng suất lao động tăng bình quân khoảng 8,5-9,5%.

Trình độ, năng lực công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số thuộc nhóm 3 nước đứng đầu ASEAN và nhóm 5 nước đứng đầu khu vực châu Á.

Tầm nhìn đến 2045, kinh tế tư nhân Việt Nam phát triển nhanh, mạnh, bền vững, chủ động tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu; có năng lực cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế; phấn đấu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP.

Nghị quyết 68 NQ TW 2025 xác định mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân đến năm 2030 là: Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia; là lực lượng tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số,... (Ảnh: Landmark 81 - VinGroup)

Nghị quyết số 68-NQ/TW cũng nêu rõ các nhiệm vụ, giải pháp, tổ chức thực hiện các mục tiêu trên.

Trong đó, một trong các nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân là đẩy mạnh và đa dạng hoá nguồn vốn cho kinh tế tư nhân.

Cụ thể, rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách tín dụng cho kinh tế tư nhân. Có chính sách ưu tiên một phần nguồn tín dụng thương mại để dành cho doanh nghiệp tư nhân, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo vay để đầu tư máy móc, thiết bị, công nghệ mới, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số và tín dụng xuất khẩu, tín dụng theo chuỗi cung ứng. 

Khuyến khích các tổ chức tài chính, tín dụng cho vay dựa trên cơ sở thẩm định phương thức sản xuất kinh doanh, phương án mở rộng thị trường đầu ra, cho vay dựa trên dữ liệu, dòng tiền, chuỗi giá trị, xem xét các tài sản bảo đảm bao gồm cả động sản, tài sản vô hình, tài sản hình thành trong tương lai và hình thức cho vay tín chấp.

Đẩy mạnh phát triển tín dụng xanh; Nhà nước có cơ chế hỗ trợ lãi suất và khuyến khích các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho doanh nghiệp tư nhân vay để triển khai các dự án xanh, tuần hoàn và áp dụng khung tiêu chuẩn môi trường, xã hội, quản trị (ESG)...

Xem chi tiết: Toàn văn Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. tại đây,
(file pdf)

Đại Lộc/TTXVN
Quán triệt, triển khai Nghị quyết 57 NQ-TW trong công tác trợ giúp người khuyết tật, phục hồi chức năng, giảm thiểu rủi ro thiên tai
Quán triệt, triển khai Nghị quyết 57/NQ-TW trong công tác trợ giúp người khuyết tật, phục hồi chức năng, giảm thiểu rủi ro thiên tai

(SKTE) - Ngày 29/5/2025, tại Hà Nội, Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam đã tổ chức Tập huấn triển khai Nghị quyết số 57/NQ-TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, nhân viên, cộng tác viên làm công tác trợ giúp người khuyết tật về chăm sóc, hỗ trợ, phục hồi chức năng và giảm thiểu rủi ro thiên tai. Tiến sĩ Ngô Sách Thực - Chủ tịch Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam, chủ trì và trình bày tại chuyên đề tập huấn.

Nâng cấp chất lượng, tầm vóc Cổng thông tin điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Nâng cấp chất lượng, tầm vóc Cổng thông tin điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

(SKTE) - Ngày 2/7/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương dự Lễ ra mắt các nền tảng số phục vụ giám sát triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW, về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Tổng Bí thư đề nghị Văn phòng Trung ương Đảng chủ trì về Đề án 57 tiếp tục đầu tư, nâng cấp chất lượng, tầm vóc để Cổng thông tin điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam thực sự trở thành cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư trên không gian mạng.

Từ 1 7 2025, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh hiếm không cần thủ tục chuyển tuyến, được lên thẳng tuyến trên
Từ 1/7/2025, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh hiếm không cần thủ tục chuyển tuyến, được lên thẳng tuyến trên

(SKTE)- Ngày 1/7/2025 là Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam nhưng cũng là thời điểm chính thức có hiệu lực của hàng loạt chính sách mới mang tính đột phá trong Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2024. Theo đó, người dân được mở rộng quyền lợi khi khám, chữa bệnh BHYT, trong đó, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh hiếm không cần thủ tục chuyển tuyến

Những chính sách mới có hiệu lực từ ngày 1 7 2025
Những chính sách mới có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

(SKTE)- Thêm nhiều trường hợp phải đóng BHXH theo Luật BHXH 2024; Luật BHYT sửa đổi 2024 bắt đầu có hiệu lực; Nhiều thay đổi về thủ tục hành chính từ 1/7/2025 được áp dụng theo 28 Nghị định về phân cấp phân quyền… là những chính sách mới sẽ có hiệu lực từ đầu tháng 7/2025.

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tri ân những người trẻ đồng hành lan tỏa mỹ thuật Việt
Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tri ân những người trẻ đồng hành lan tỏa mỹ thuật Việt

Ngày 27/6, tại Hà Nội, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức Lễ trao quà tri ân Những người bạn yêu thích và tương tác nhiều nhất trên mạng xã hội Facebook (Fanpage của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam) và chủ nhân những video clip về Bảo tàng, được công chúng yêu thích nhất trên Tiktok. Sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 59 năm thành lập Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự