Thứ Hai, 05/08/2024 10:01 (GMT+7)

Hướng dẫn khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi năm 2024

(SKTE)- Ngày 01/8/2024, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 2246/QĐ-BYT tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi”.
Ảnh đại diện tin bài

Theo đó, đối tượng sử dụng hướng dẫn là:

+ Cán bộ trực tiếp tham gia tổ chức và thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em.

+Cán bộ tham gia kiểm tra, giám sát, hỗ trợ kỹ thuật về khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em.

Mục đích nhằm đánh giá sự phát triển toàn diện của trẻ em dưới 24 tháng tuổi, phát hiện các trường hợp bất thường về thể chất, tinh thần và sự phát triển toàn diện cho trẻ em, từ đó có hướng xử trí hoặc can thiệp kịp thời nhằm giảm nguy cơ và gánh nặng bệnh tật.

Tài liệu Hướng dẫn nêu rõ công tác chuẩn bị khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em dưới 24 như sau:

(1) Lập kế hoạch và thông tin về buổi khám

- Trạm Y tế lập kế hoạch khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em trên địa bàn hằng quý, gửi TTYT huyện và UBND xã (Mẫu kế hoạch - Phụ lục 7). Nếu cần hỗ trợ nhân lực từ TTYT huyện, TYT xã cần nêu rõ trong kế hoạch. Đồng thời, phối hợp với chính quyền, đoàn thể xã/thôn thực hiện truyền thông đến cộng đồng về tầm quan trọng và mục đích của khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em.

- Trạm Y tế thông báo đến cha mẹ của từng trẻ 2-3 ngày trước khi buổi khám được tổ chức (Mẫu tờ thông tin về khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi - Phụ lục 9). Không mời quá 30 trẻ trong một buổi khám để đảm bảo chất lượng và hiệu quả.

- Căn cứ tình hình thực tiễn, địa phương triển khai buổi khám sức khỏe định kỳ cho trẻ dưới 24 tháng tuổi riêng hoặc kết hợp trong buổi tiêm chủng mở rộng.

(2) Hướng dẫn về nhân lực

- Bố trí nhân lực cho một ekip khám như sau:

+ 01 bác sĩ. Trường hợp Trạm y tế không có bác sĩ, Trung tâm Y tế huyện cử bác sĩ đến hỗ trợ trạm y tế xã khám. Nếu không thể bố trí bác sĩ, phân công 01 y sĩ có trên 3 năm kinh nghiệm để tham gia khám.

+ 02 nhân viên y tế (điều dưỡng, hộ sinh hoặc nhân viên y tế công cộng).

+ Các nhân viên tham gia khám phải được tập huấn hoặc được phổ biến về nội dung khám sức khỏe định kỳ theo hướng dẫn này.

+ Có thể huy động sinh viên tình nguyện của trường đào tạo nhân lực y tế trên địa bàn; Y tế thôn, bản; Cô đỡ thôn, bản... để hỗ trợ công tác đón tiếp, hướng dẫn cha mẹ đưa trẻ đến các bàn khám...

- Căn cứ tình hình thực tiễn về nhân lực y tế và số lượng trẻ đến khám, trạm y tế bố trí 01 ekip khám hoặc nhiều hơn trong một buổi khám.

(3) Hướng dẫn về sắp xếp khu vực khám, bố trí nhân lực và trang thiết bị

- Khu vực ngồi chờ:

+ Sắp xếp tối thiểu 30 ghế chờ, có mái che. Mùa hè bố trí quạt điện theo tình hình thực tế tại địa phương; mùa đông bố trí khu vực chờ trong nhà, nếu ở ngoài sân thì cần có bạt chắn gió.

+ Có nước uống.

+ Chuẩn bị phương tiện và tài liệu truyền thông (nếu có).

- Khu vực khám:

+ Bố trí bàn khám:

Nếu kết hợp với buổi tiêm chủng: Bố trí tối thiểu 03 bàn khám cho 01 ekip khám.

Nếu không kết hợp với tiêm chủng: Bố trí tối thiểu 02 bàn khám cho 01 ekip khám.

- Trang thiết bị, dụng cụ khám:

+ Bàn (có khăn trải bàn), ghế ngồi.

+ Giường khám trẻ em.

+ Dụng cụ khám: Cân trọng lượng; thước đo chiều cao lúc nằm; ống nghe tim phổi; nhiệt kế thủy ngân hoặc điện tử; bộ khám ngũ quan; búa phản xạ.

+ Bộ đồ chơi để kiểm tra sự phát triển tinh thần, vận động.

+ Hồ sơ sức khỏe trẻ em (lưu tại trạm y tế); Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ - trẻ em (nếu có).

Xem chi tiết nội dung tại Quyết định 2246/QĐ-BYT có hiệu lực từ ngày 01/8/2024./.

PV

0
Bệnh viện đầu tiên thực hiện kỹ thuật mới giải quyết bế tắc niệu quản cho trẻ sơ sinh
Bệnh viện đầu tiên thực hiện kỹ thuật mới giải quyết bế tắc niệu quản cho trẻ sơ sinh

Bé trai 1 tháng tuổi có dị tật bẩm sinh hệ tiết niệu, thận niệu quản đôi gây ứ nước thận vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 Thành phố Hồ Chí Minh áp dụng kỹ thuật nội soi trên xương mu luồn kim vào giải quyết tình trạng bế tắc niệu quản thành công. Đây là kỹ thuật mới đòi hỏi tay nghề cao, dụng cụ chuyên dụng. Tại Việt Nam hiện mới chỉ có Bệnh viện Nhi đồng 2 thực hiện.

Trữ loại thuốc gì cho kỳ nghỉ Tết
Trữ loại thuốc gì cho kỳ nghỉ Tết?

Ngày Tết, các gia đình thường chuẩn bị chu đáo rất nhiều đồ ăn, thức uống… nhưng cũng rất cần chuẩn bị một số thuốc cần thiết dự phòng khi có vấn đề về sức khỏe xảy ra trong kỳ nghỉ Tết.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Báo điện tử Thừa Thiên Huế
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Chịu trách nhiệm nội dung:
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập, Trưởng VP đại diện phía Nam: TS. Nguyễn Chí Tân.
Trưởng ban thư ký Tòa soạn: Phạm Việt Hưng.
Giám đốc Trung tâm Truyền thông: Hà Diệu Hiền
P. Trưởng ban Trị sự: Lê Minh Nam.
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam