Thứ Năm, 24/07/2025 14:53 (GMT+7)

Trẻ em bị ung thư tuyến giáp tiến triển di căn nhanh hơn ở người lớn

Ung thư tuyến giáp là bệnh hiếm gặp ở trẻ em, nhưng khi mắc bệnh, các tế bào ung thư ở trẻ sẽ phát triển nhanh hơn ở người lớn. Các triệu chứng thường không rõ ràng và diễn tiến âm thầm, khiến bệnh dễ dàng bị bỏ qua cho đến khi đã di căn
Ảnh đại diện tin bài

Sau 4 tiếng đồng hồ, bệnh nhi được phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp và nạo hạch loại trừ tế bào ung thư. Ảnh: BV

Gia tăng ca mắc tay chân miệng, dấu hiệu cha mẹ cần lưu ýLối sống ít vận động khiến bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng trẻ hoáSốt xuất huyết vào mùa ở ĐBSCL, nhiều ca bệnh nặng ở trẻ em

BS.CKII Nguyễn Đức Tuấn, Trưởng khoa Ngoại nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP Hồ Chí Minh cho biết, thông thường ở người lớn, thời gian để tế bào tuyến giáp ác tính di căn hạch cổ mất 6 - 12 tháng, thậm chí nhiều năm. Ở trẻ em, thời gian này chỉ từ 3 - 6 tháng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh di căn đến hạch thượng đòn, phổi, xương, não… gây khó điều trị, ảnh hưởng đến tiên lượng sống.

Điển hình gần đây, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP Hồ Chí Minh đã tiếp nhận và điều trị cho một bệnh nhi nữ 12 tuổi mắc ung thư tuyến giáp đã di căn. Bệnh nhi có biểu hiện vùng cổ sưng to, với khối u di chuyển lên xuống theo nhịp nuốt. Theo ghi nhận bệnh sử, từ năm ngoái, vùng cổ của bệnh nhi phát triển nhanh về kích thước, sưng to, dù không có các triệu chứng như sốt hay đau họng. Tuy nhiên, gia đình cho rằng do bé tăng cân, vì vậy không đưa bé đi khám.

Đến tháng 6/2025, gia đình nhận thấy bé sụt cân, bướu cổ to rõ bất thường và hạch di chuyển theo nhịp nuốt nên đã đưa bé đến khám. Tại đây, bác sĩ chẩn đoán ung thư tuyến giáp. Sau đó, gia đình đưa bệnh nhi đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP Hồ Chí Minh để điều trị. Kết quả siêu âm và chọc dò FNA (chọc tế bào bằng kim chuyên dụng) đã xác định bệnh nhi bị ung thư tuyến giáp di căn vào các nhóm hạch hai bên cổ.

“Chúng tôi đã kết hợp với khoa Ngoại vú - Đầu Mặt Cổ và các bác sĩ khoa Ung bướu, Nội tiết để xây dựng phác đồ điều trị an toàn và tối ưu hiệu quả cho bé. Sau 4 tiếng đồng hồ, bệnh nhi được phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp và nạo hạch loại trừ tế bào ung thư. Sau phẫu thuật, bệnh nhi hồi phục tốt, không bị khàn giọng hay gặp các biến chứng tê tay, hụt hơi. Bệnh nhi được tiếp tục uống i-ốt phóng xạ ngăn ung thư tái phát”, bác sĩ Tuấn cho biết thêm.

Theo bác sĩ Tuấn, các triệu chứng ung thư tuyến giáp ở trẻ em thường không rõ ràng, diễn tiến nhanh và âm thầm, khiến bệnh thường chỉ được phát hiện khi đã ở giai đoạn di căn hạch. Bác sĩ khuyến cáo, nếu thấy trẻ có vùng cổ phình to và hạch di chuyển theo nhịp nuốt khi ăn, phụ huynh nên đưa trẻ đi thăm khám ngay vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư tuyến giáp đã di căn hạch.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng khuyến nghị các bậc phụ huynh nên chú trọng đến việc khám sức khỏe định kỳ cho trẻ, đặc biệt là trong giai đoạn dậy thì, để tăng cơ hội phát hiện bệnh sớm và có phương án điều trị kịp thời.

Theo các chuyên gia y tế, ung thư tuyến giáp là bệnh hiếm gặp ở trẻ em. Tại châu Âu, tỷ lệ mắc bệnh ước tính vào khoảng 1 - 2 ca trên một triệu trẻ từ 10 - 14 tuổi. Tại Việt Nam, theo thống kê của tổ chức ung thư toàn cầu (GLOBOCAN) công bố vào năm 2024, ung thư tuyến giáp đứng ở vị trí thứ 6 trong các loại ung thư. Bệnh chủ yếu phổ biến ở người từ 40 - 70 tuổi và ít gặp ở trẻ em, mặc dù vẫn có thể gặp ở nhóm tuổi từ 15 - 19.

TTXVN
Bạo lực gia đình từ việc xâm phạm quyền nhân thân của trẻ em trên mạng Pháp luật vẫn còn khoảng trống
Bạo lực gia đình từ việc xâm phạm quyền nhân thân của trẻ em trên mạng: Pháp luật vẫn còn 'khoảng trống'

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, mạng xã hội, cùng sự quan tâm của công chúng tới đời tư, hình ảnh trẻ em đã khiến không ít vụ việc xâm phạm quyền riêng tư, danh dự trẻ em nhức nhối nhiều năm qua. Đáng nói, trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành, đặc biệt là Luật Trẻ em 2016 và Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022, vẫn còn tồn tại không ít khoảng trống khiến quyền trẻ em vẫn chưa được bảo vệ đầy đủ và hiệu quả.

Hơn 6 000 người tham quan triển lãm tranh đa sắc màu của trẻ khuyết tật
Hơn 6.000 người tham quan triển lãm tranh đa sắc màu của trẻ khuyết tật

Triển lãm tranh từ trẻ khuyết tật lần thứ 3 mang chủ đề “Embrace the Diversity: Chấp nhận khác biệt, lan tỏa yêu thương” đã mở ra một không gian nghệ thuật đặc biệt. Tại đây, công chúng có dịp bước vào thế giới nội tâm đa sắc màu của hơn 70 bạn nhỏ đến từ ba miền Tổ Quốc.

Bác sĩ cảnh báo nguy hiểm khi sử dụng nước giếng nấu ăn​
Bác sĩ cảnh báo nguy hiểm khi sử dụng nước giếng nấu ăn​

Ngày 23/6, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (Thành phố Hồ Chí Minh) phát thông tin cảnh báo về trường hợp một bé gái 16 tháng tuổi bị tím tái, nguy kịch sau khoảng 1 giờ ăn ghẹ và canh cải bó xôi nấu với nước giếng. May mắn, bé gái đã được cấp cứu kịp thời.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: 42 Ngô Thì Nhậm, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự