Chủ Nhật, 29/06/2025 09:53 (GMT+7)

Khu vực phía Nam: Sốt xuất huyết vào mùa cao điểm, nhiều trẻ nguy kịch​

Khu vực phía Nam đang bước vào mùa cao điểm của dịch bệnh sốt xuất huyết khi số ca mắc, số ca nặng tăng, sốc sốt xuất huyết...
Ảnh đại diện tin bài

Các bác sĩ khuyến cáo, phụ huynh không nên chủ quan với sốt xuất huyết, cần thực hiện nghiêm các biện pháp phòng bệnh để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.

Hà Nội: Huy động 2 tỉ đồng thực hiện cứu trợ trẻ em khuyết tật 6 tháng đầu nămCảnh báo về mức độ nguy hiểm khó lường của sốt xuất huyếtĐột phá y học: Thuốc tiêm ngừa HIV đầu tiên vừa được cấp phép sử dụng

Đáng lưu ý, số ca mắc ở trẻ em ngày càng nhiều. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo, phụ huynh không nên chủ quan với sốt xuất huyết, cần thực hiện nghiêm các biện pháp phòng bệnh để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Văn Quang, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, ngày 14/6, Bệnh viện Nhi đồng 1 tiếp nhận bé gái T.H.B.N. (12 tuổi, ngụ tỉnh Trà Vinh) được bệnh viện tuyến dưới chuyển lên. Thời điểm nhập viện, bé gái trong tình trạng nguy kịch, da tím tái, suy hô hấp, trụy tim mạch, gan to, thiếu máu nặng, dung tích hồng cầu chỉ còn 16%, sau đó tụt xuống 10% - tương đương mất khoảng 3/4 thể tích máu.

Trước đó, người nhà cho biết, bé gái sốt cao liên tục trong 3 ngày kèm nôn ói và đi ngoài ra máu nên được đưa đến điều trị tại Bệnh viện Nhi Trà Vinh. Tại đây, bé gái được xác định sốc sốt xuất huyết nặng, bác sĩ tiến hành chống sốc tích cực bằng dung dịch điện giải, cao phân tử và truyền máu. Tuy nhiên, do bệnh nhi bị tiêu máu ồ ạt, mỗi lần mất khoảng 0,5 lít máu, gây sốc kèm thiếu máu nặng, các bác sĩ nhanh chóng hội chẩn và chuyển gấp đến Bệnh viện Nhi đồng 1.

Ngay khi nhập viện, bệnh nhi được đặt nội khí quản, thở máy, truyền máu và dùng thuốc cầm máu thế hệ mới. Tổng cộng các bác sĩ đã phải truyền hơn 10 lít máu và chế phẩm máu, gấp khoảng 3 lần thể tích máu trung bình của một đứa trẻ cùng độ tuổi. Đồng thời, các bác sĩ cũng tiến hành nội soi để cầm máu. Tuy nhiên, khi nội soi phát hiện bệnh nhi xuất huyết tiêu hóa trên diện rộng, việc cầm máu trở nên khó khăn. Trước tình hình trên, các bác sĩ buộc phải tiêm thuốc cầm máu thế hệ mới, truyền thuốc làm giảm bớt lượng máu đến đường tiêu hóa. Nhờ sự phối hợp này, bệnh nhi dần bớt xuất huyết tiêu hóa, huyết động ổn định. Sau 5 ngày hồi sức tích cực, bệnh nhi đã ổn định tình trạng hô hấp, huyết động học, hết xuất huyết, chức năng đông máu về bình thường.

Cũng khoảng giữa tháng 6, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố tiếp nhận một bé gái 4,5 tháng tuổi trong tình trạng sốc sốt xuất huyết nguy kịch. Bé T.N.T.K (ngụ huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh) được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố vào ngày thứ 5 của bệnh trong tình trạng da tím nổi bông, mạch yếu, huyết áp tụt, tiểu cầu giảm, dung tích hồng cầu tăng, nôn dịch màu nâu đen. Ở tuyến trước, bệnh nhi được chẩn đoán sốc sốt xuất huyết nặng. Ngay lập tức, khi nhập viện, bé được nhanh chóng truyền dịch chống sốc bằng dung dịch cao phân tử, truyền máu, truyền huyết tương tươi đông lạnh, kết tủa lạnh, tiểu cầu đậm đặc, truyền albumin 10% hỗ trợ chống sốc, điều trị hỗ trợ gan, hỗ trợ hô hấp. Sau 72 giờ điều trị, tình trạng huyết động, tổn thương gan của bệnh nhi được cải thiện, không xuất huyết thêm, tỉnh táo.

Báo cáo của Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, tổng số ca mắc sốt xuất huyết ở toàn miền Nam từ đầu năm 2025 đến nay là hơn 20.000 trường hợp, cao hơn 68% so với cùng kỳ năm 2024. Riêng Thành phố Hồ Chí Minh, từ đầu năm 2025 đến nay ghi nhận hơn 9.000 ca mắc sốt xuất huyết. Số ca mắc gia tăng kéo theo số ca nặng cũng có xu hướng tăng theo. Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện cấp cứu, điều trị cho hơn 100 trẻ mắc sốt xuất huyết nặng, tăng gần gấp đôi so với năm trước. Còn tại Bệnh viện Nhi đồng 2 Thành phố Hồ Chí Minh, chưa đầy một tháng qua đã tiếp nhận 19 ca sốt xuất huyết nặng, trong khi cùng kỳ năm ngoái chỉ có 2 trường hợp nặng.

Dự báo, năm nay tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết sẽ tăng cao. Phó Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Văn Quang cảnh báo, sốt xuất huyết thường trở nặng vào ngày thứ 4 đến thứ 6 của bệnh, nếu không theo dõi kỹ, trẻ có thể rơi vào sốc, xuất huyết nặng rất nhanh. Các dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng gồm trẻ mệt mỏi, lừ đừ, li bì, nôn nhiều, đau bụng tăng, đi tiểu ít, chân tay lạnh, da nổi bầm hoặc chảy máu cam, chảy máu răng. Những biểu hiện này thường xảy ra khi lượng tiểu cầu giảm mạnh, nguy cơ sốc rất cao.

Các bác sĩ khuyến cáo, trong bối cảnh toàn miền Nam đang đi sâu vào mùa mưa, cũng là thời điểm dịch sốt xuất huyết bước vào cao trào, người dân không nên chủ quan, lơ là. Ngoài các biện pháp diệt muỗi, lăng quăng và tránh bị muỗi đốt, hiện vaccine phòng sốt xuất huyết dành cho người từ 4 đến 45 tuổi được xem là một trong những giải pháp phòng bệnh hiệu quả. Khi có dấu hiệu sốt kéo dài quá 24 giờ, đặc biệt là trẻ em, cần được theo dõi sát tại cơ sở y tế để tránh hậu quả đáng tiếc.

Thanh Huyền (TTXVN)
Bác sĩ cảnh báo nguy hiểm khi sử dụng nước giếng nấu ăn​
Bác sĩ cảnh báo nguy hiểm khi sử dụng nước giếng nấu ăn​

Ngày 23/6, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (Thành phố Hồ Chí Minh) phát thông tin cảnh báo về trường hợp một bé gái 16 tháng tuổi bị tím tái, nguy kịch sau khoảng 1 giờ ăn ghẹ và canh cải bó xôi nấu với nước giếng. May mắn, bé gái đã được cấp cứu kịp thời.

Hàng trăm trẻ em bị dị tật, mắc bệnh lý hiểm nghèo được phẫu thuật, điều trị miễn phí
Hàng trăm trẻ em bị dị tật, mắc bệnh lý hiểm nghèo được phẫu thuật, điều trị miễn phí

Trải qua 19 năm hoạt động (2006 - 2025), Quỹ từ thiện Nâng bước tuổi thơ do Bệnh viện FV TP Hồ Chí Minh khởi xướng đã thực hiện phẫu thuật, điều trị cho 870 trẻ mắc bệnh lý hiểm nghèo, dị tật bẩm sinh hoặc do tai nạn có hoàn cảnh khó khăn. Đáng chú ý, các trường hợp này được phẫu thuật bởi chính các chuyên gia nổi tiếng thế giới và Việt Nam.

Nơi giáo dục nhân văn bắt đầu từ sự thấu cảm với trẻ rối loạn phát triển
Nơi giáo dục nhân văn bắt đầu từ sự thấu cảm với trẻ rối loạn phát triển

(SKTE) - Sự gia tăng nhanh chóng số lượng trẻ tự kỷ đặt ra yêu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực chuyên sâu trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt. Ngành Giáo dục trẻ rối loạn phát triển đang mở ra hướng đi nhân văn, giàu ý nghĩa xã hội và cơ hội nghề nghiệp rộng mở cho những người trẻ có trái tim đồng cảm và khát vọng cống hiến.

Tháng hành động vì trẻ em Chung tay, ưu tiêu nguồn lực hoàn thành các mục tiêu
Tháng hành động vì trẻ em: Chung tay, ưu tiêu nguồn lực hoàn thành các mục tiêu

Diễn ra từ ngày 1/6 đến 30/6/2025, Tháng hành động vì trẻ em năm nay mang chủ đề “Ưu tiên nguồn lực hoàn thành các mục tiêu vì trẻ em”. Hoạt động này nhằm nâng cao nhận thức và thúc đẩy sự chung tay của toàn xã hội trong công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, những chủ nhân tương lai của đất nước. Đây cũng là dịp để đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ thiết yếu, góp phần xây dựng một Việt Nam phát triển phồn vinh, hạnh phúc và bền vững hơn.

Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết
Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết

(SKTE) - Để chủ động triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, trong đó tập trung cao điểm vào các bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, Covid-19 và dịch bệnh có nguy cơ xảy ra trong mùa mưa bão, ngập lụt. Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết để góp phần bảo vệ sức khỏe của cá nhân, gia đình và cộng đồng trước nguy cơ dịch bệnh.

Thắp sáng hy vọng cho trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh
Thắp sáng hy vọng cho trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh

Trong 2 ngày 24-25/5, tại Vĩnh Long, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel, Quỹ Tấm lòng Việt (Đài Truyền hình Việt Nam) phối hợp với Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long tổ chức khám sàng lọc bệnh tim miễn phí cho trẻ em dưới 18 tuổi.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự