Thứ Tư, 19/03/2025 15:35 (GMT+7)

Khuyến cáo của Bộ Y tế để phòng, chống bệnh sởi

Theo Bộ Y tế, bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây lan rất nhanh, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, viêm não, có thể dễ dẫn đến tử vong. Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tiêm vaccine là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh.
Ảnh đại diện tin bài

Bộ Y tế tiếp nhận 500.000 liều vắc xin sởi từ Hệ thống tiêm chủng VNVC.Bác sĩ khuyến cáo cẩn trọng với dị ứng thuốc gây biến chứng nguy hiểmHà Nội: Mổ tim cho bé 3 tháng tuổi qua đường... náchChủ động bảo vệ sức khỏe trong thời tiết nồm ẩm

 Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà - Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh ở người phát biểu chỉ đạo tại hội nghị giao ban trực tuyến với các quận, huyện, thị xã về công tác phòng, chống dịch bệnh ở người.

 

Tập trung triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi

Đó là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà - Trưởng Ban chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh ở người trên địa bàn Thành phố chủ trì hội nghị giao ban trực tuyến với các quận, huyện, thị xã về công tác phòng, chống dịch bệnh ở người, chiều 18/3.

Theo đó, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà đề nghị các địa phương chủ động nắm tình hình trên cơ sở dự báo, triển khai sớm các biện pháp phòng bệnh. Đặc biệt, các đơn vị, địa phương cần tập trung, triển khai quyết liệt chiến dịch tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi, đến hết ngày 31/3 phải hoàn thành chiến dịch theo chỉ đạo của Chính phủ (đạt mục tiêu 95%). Tăng cường công tác truyền thông mạnh mẽ trên các phương tiện thông tin đại chúng để chiến dịch tiêm phòng vaccine sởi kịp thời tới các địa phương, tổ chức và người dân được biết và hưởng ứng đưa con em tham gia tiêm vaccine sởi đầy đủ, đúng lịch...

Các địa phương đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết và các dịch bệnh khác, cần triển khai từ sớm vệ sinh môi trường, tích cực thực hiện phong trào thi đua sáng - xanh - sạch - đẹp mà Thành phố vừa phát động.

Ngành Y tế cũng giám sát, chủ động phát hiện bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm tại 68 bệnh viện đóng trên địa bàn; giám sát sức khỏe hành khách nhập cảnh tại sân bay quốc tế Nội Bài để phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm nhập cảnh vào Hà Nội.

Tính đến ngày 13/3, tỷ lệ tiêm chủng chiến dịch năm 2025 toàn Thành phố đạt 66%. Các quận, huyện có tỷ lệ tiêm chủng trong chiến dịch còn thấp như: Đống Đa, Hai Bà Trưng, Nam Từ Liêm, Gia Lâm, Long Biên... Dự báo, trong thời gian tới, số mắc sởi tiếp tục gia tăng, thậm chí có thể ghi nhận các trường hợp tử vong, đặc biệt là ở nhóm trẻ em mắc các bệnh lý nền, thường xuyên phải nhập viện điều trị.

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, số ca mắc sởi trên địa bàn Thành phố có xu hướng gia tăng từ 2 tháng cuối năm 2024 đến nay. Lũy tích từ năm 2024 đến ngày 14/3/2025, toàn Thành phố ghi nhận 1.446 trường hợp mắc sởi. Trong đó, năm 2024 có 570 ca và hơn 2 tháng đầu năm 2025 có 876 ca. Số mắc trung bình 4 tuần gần đây là 108 ca/tuần. Bệnh nhân ghi nhận tại 377 xã, phường, thị trấn của 30/30 quận, huyện, thị xã, tập trung chủ yếu tại các quận nội thành và huyện giáp ranh.

Các quận, huyện có số ca mắc sởi cao, quận Hoàng Mai đứng đầu với 221 ca, tiếp đến là Hà Đông với 100 ca, Thanh Trì 93 ca, Nam Từ Liêm 90 ca, Đống Đa 85 ca, Tây Hồ 71 ca, Hoàn Kiếm 66 ca, Thường Tín 62 ca và Ba Đình 60 ca.

Hầu hết, bệnh nhân mắc bệnh là trẻ dưới 5 tuổi (chiếm 66%) và chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đầy đủ 2 mũi vaccine phòng bệnh (chiếm 91%). Điều đáng nói, trong năm 2025, số ca mắc bệnh gia tăng trong nhóm tuổi từ 6-8 tháng tuổi; trong khi độ tuổi được tiêm vaccine phòng bệnh trong chương trình tiêm chủng mở rộng là 9 tháng tuổi. Do vậy, căn cứ theo diễn biến tình hình dịch thực tế, đảm bảo kiểm soát tốt dịch bệnh, Thành phố đã triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine sởi cho trẻ từ 6 tháng đến 9 tháng tuổi trên địa bàn.

Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế) đưa ra 5 khuyến cáo để người dân phòng chống bệnh sởi

1. Chủ động đưa trẻ từ 9 tháng đến 2 tuổi chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vaccine phòng bệnh sởi đi tiêm đầy đủ, đúng lịch và các nhóm tuổi khác (6-9 tháng tuổi, 1-10 tuổi) tham gia chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống bệnh sởi theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

2. Không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc bệnh sởi; đeo khẩu trang nơi đông người, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ.

3. Giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng, mắt và răng miệng cho trẻ hàng ngày; đảm bảo dinh dưỡng, giữ ấm cơ thể cho trẻ.

4. Nhà trẻ, mẫu giáo, trường học nơi tập trung đông trẻ em cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng và đủ ánh sáng; thường xuyên khử trùng đồ chơi, dụng cụ học tập và phòng học bằng các chất sát khuẩn thông thường.

5. Khi phát hiện có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh sởi (sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban) cần sớm cách ly và đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn điều trị kịp thời.


Mây Hạ
Bộ Y tế bổ nhiệm 33 Ủy viên Hội đồng Y khoa Quốc gia, nhiệm kỳ 2025-2030
Bộ Y tế bổ nhiệm 33 Ủy viên Hội đồng Y khoa Quốc gia, nhiệm kỳ 2025-2030

(SKTE) - Lãnh đạo Bộ Y tế đã tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định bổ nhiệm 33 Ủy viên Hội đồng Y khoa Quốc gia, nhiệm kỳ 2025–2030. Theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023: Từ ngày 1/1/2027, Hội đồng Y khoa Quốc gia sẽ tổ chức đánh giá năng lực đối với chức danh bác sĩ. Lộ trình mở rộng đánh giá tiếp tục áp dụng cho các chức danh y sĩ, điều dưỡng, hộ sinh (từ 1/1/2028) và kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện, tâm lý lâm sàng (từ 1/1/2029). Việc này do Hội đồng Y khoa Quốc gia tổ chức, theo mô hình đánh giá độc lập, khách quan.

Bác sĩ cảnh báo nguy hiểm khi sử dụng nước giếng nấu ăn​
Bác sĩ cảnh báo nguy hiểm khi sử dụng nước giếng nấu ăn​

Ngày 23/6, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (Thành phố Hồ Chí Minh) phát thông tin cảnh báo về trường hợp một bé gái 16 tháng tuổi bị tím tái, nguy kịch sau khoảng 1 giờ ăn ghẹ và canh cải bó xôi nấu với nước giếng. May mắn, bé gái đã được cấp cứu kịp thời.

Thu hồi toàn quốc sản phẩm Siro ăn ngon Hải Bé
Thu hồi toàn quốc sản phẩm Siro ăn ngon Hải Bé

(SKTE) - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị thu hồi toàn bộ sản phẩm Siro ăn ngon Hải Bé sau khi phát hiện đây là hàng giả, không đạt hàm lượng công bố và đã bị khởi tố vụ án. Trước đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố vụ án hình sự (theo khoản 1 Điều 193 Bộ luật hình sự năm 2015), đối với sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Siro ăn ngon Hải Bé, để làm rõ hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả.

Hàng trăm trẻ em bị dị tật, mắc bệnh lý hiểm nghèo được phẫu thuật, điều trị miễn phí
Hàng trăm trẻ em bị dị tật, mắc bệnh lý hiểm nghèo được phẫu thuật, điều trị miễn phí

Trải qua 19 năm hoạt động (2006 - 2025), Quỹ từ thiện Nâng bước tuổi thơ do Bệnh viện FV TP Hồ Chí Minh khởi xướng đã thực hiện phẫu thuật, điều trị cho 870 trẻ mắc bệnh lý hiểm nghèo, dị tật bẩm sinh hoặc do tai nạn có hoàn cảnh khó khăn. Đáng chú ý, các trường hợp này được phẫu thuật bởi chính các chuyên gia nổi tiếng thế giới và Việt Nam.

Bộ Y tế Xử lý nghiêm ở mức cao nhất đối với thuốc giả, thực phẩm chức năng giả
Bộ Y tế: Xử lý nghiêm ở mức cao nhất đối với thuốc giả, thực phẩm chức năng giả

(SKTE) - Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, 3 vụ việc nổi bật gần đây liên quan đến thuốc và thực phẩm chức năng giả tại Thanh Hóa, vụ kẹo Kera của Hằng Du Mục và mỹ phẩm giả tại Đồng Nai, đều do Bộ Y tế phát hiện, phối hợp với Bộ Công an để điều tra, xử lý. Bộ trưởng Đào Hồng Lan nhấn mạnh: "Quan điểm của Bộ Y tế là đối với các sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân như: thuốc, thực phẩm chức năng, có dấu hiệu vi phạm, làm giả thì cần xử lý nghiêm ở mức cao nhất".

Nơi giáo dục nhân văn bắt đầu từ sự thấu cảm với trẻ rối loạn phát triển
Nơi giáo dục nhân văn bắt đầu từ sự thấu cảm với trẻ rối loạn phát triển

(SKTE) - Sự gia tăng nhanh chóng số lượng trẻ tự kỷ đặt ra yêu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực chuyên sâu trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt. Ngành Giáo dục trẻ rối loạn phát triển đang mở ra hướng đi nhân văn, giàu ý nghĩa xã hội và cơ hội nghề nghiệp rộng mở cho những người trẻ có trái tim đồng cảm và khát vọng cống hiến.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự