Thứ Sáu, 14/02/2025 11:27 (GMT+7)

Một bệnh viên liên tiếp có 7 trẻ nhập viện vì đuối nước

(SKTE) - Từ đầu tháng 1 đến nay, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TPHCM) tiếp nhận và điều trị cho 7 bệnh nhi bị đuối nước, trong đó có trường hợp nguy kịch, tình trạng nặng.
Ảnh đại diện tin bài

Bệnh viện Nhi đồng 2 hôm qua (13/2) cho biết vừa tiếp nhận bé gái tên M.T. (3 tuổi, ngụ tỉnh Đắk Nông) nguy kịch vì đuối nước.

Trước đó, bé T. chơi với bạn và bị ngã xuống hồ nước trước nhà. Khi phát hiện sự cố, người nhà vớt bé T. lên, xốc nước, vỗ lưng rồi đưa đến cơ sở y tế ở địa phương, sau đó chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 2. Tuy nhiên, do tình trạng quá nặng, bệnh nhi đã được gia đình xin đưa về.

Đáng lưu ý, chỉ trong chưa đầy 2 tháng qua, bệnh viện này ghi nhận 7 trường hợp cấp cứu đuối nước. Trong đó có các nạn nhân nguy kịch, tình trạng nặng nên gia đình xin về hoặc tử vong.

 Một nạn nhân đuối nước được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2. Ảnh: BVCC

Theo BSCKII Ngô Thị Thanh Thủy - Phó khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng 2, khi phát hiện trẻ bị đuối nước, phụ huynh trước hết cần giữ bình tĩnh, nhanh chóng đưa con ra khỏi mặt nước, đặt bé nằm ở vị trí nằm an toàn và thay quần áo giữ ấm.

Ngay sau đó, trẻ cần được nhanh chóng đánh giá tình trạng hô hấp, sơ cứu bằng cách thổi ngạt và đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

Việc sơ cứu tại hiện trường cần được thực hiện khẩn trương, tránh những việc làm sai lầm làm trẻ nặng hơn và chậm trễ “thời gian vàng” cấp cứu, đặc biệt trong tình huống trẻ bị ngưng tim - ngưng thở.

Bác sĩ Thủy đặc biệt lưu ý người lớn tuyệt đối không hơ lửa cho trẻ vì có thể gây bỏng, tụt huyết áp do giãn mạch.

Hành động xốc nước, móc họng gây nôn cũng được chứng minh là không có hiệu quả, thậm chí có khả năng làm chậm trễ thời gian cấp cứu trẻ.

Để tránh sự cố thương tâm, bác sĩ Thủy khuyến cáo phụ huynh chủ động phòng chống tai nạn đuối nước cho trẻ, không chủ quan ngay cả khi trẻ biết bơi.

Song song đó, khi các bé tham gia hoạt động dưới nước cần được đặt trong tầm kiểm soát của người lớn hoặc những người có kinh nghiệm bơi lội.

Với gia đình sống ở khu vực gần ao, hồ, sông, suối…, phụ huynh phải luôn sát sao con trẻ; tránh để các xô, chậu, chứa nước trong nhà; các hồ non bộ, nuôi cá cảnh nên có thêm rào chắn bảo vệ.

Hà Lam
Bác sĩ cảnh báo nhiều trẻ biến chứng nặng
Bác sĩ cảnh báo nhiều trẻ biến chứng nặng

Số ca mắc sởi trên toàn quốc tăng nhanh, nhiều ca biến chứng nặng. Tuy nhiên, nhờ tinh thần chủ động và tuân thủ chỉ đạo của Bộ Y tế, các bệnh viện, đặc biệt là Bệnh viện Hồng Ngọc, đã triển khai hiệu quả công tác điều trị và kiểm soát nhiễm khuẩn, giúp trẻ hồi phục nhanh và hạn chế lây nhiễm chéo.

Ngành giáo dục tiên phong hưởng ứng Tháng hành động vì an toàn thực phẩm
Ngành giáo dục tiên phong hưởng ứng Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

(SKTE) - Hưởng ứng “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2025, ngành giáo dục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên nhà bếp tại các bếp ăn tập thể, căng tin trường học về lựa chọn thực phẩm lành mạnh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự