Thứ Năm, 19/12/2024 08:08 (GMT+7)

Sốt xuất huyết: Một trong những căn nguyên gây tử vong hàng đầu ở trẻ em

Sốt xuất huyết (hay sốt Dengue) nếu không được điều trị đúng cách có thể nghiêm trọng hơn khi bệnh diễn biến nặng như chảy máu, đột ngột tụt huyết áp, thậm chí có thể gây tử vong, đặc biệt là trẻ em với hệ miễn dịch yếu. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần biết một số biểu hiện sốt xuất huyết để có thể phát hiện, đưa trẻ đi khám, điều trị kịp thời.
Ảnh đại diện tin bài

Lý do lạ khiến nam sinh 14 tuổi đã cao tới 2mNăm 2024, năm đột phá và thách thức của ngành y tếCongo đã giải mã bệnh lạ X

Sốt xuất huyết ở mức độ nhẹ thường có các biểu hiện như đau cơ khớp, nổi phát ban trên da, sốt cao. Các triệu chứng gặp phải có thể nghiêm trọng hơn khi bệnh diễn biến nặng như chảy máu, đột ngột tụt huyết áp, thậm chí có thể gây tử vong.  Virus gây sốt xuất huyết bao gồm 4 chủng loại, lần lượt là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Một người có thể bị nhiễm bệnh khi bị muỗi vằn cái (có chứa virus dengue) đốt lên da. Sốt xuất huyết có thời gian ủ bệnh kéo dài từ 8 - 11 ngày tùy từng trường hợp. 

Sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra là một dạng bệnh truyền nhiễm cấp tính. Virus này thường lây truyền qua vật chủ trung gian là muỗi vằn. 

Khi muỗi đốt lên da, nếu là người lành thì virus sẽ thâm nhập vào máu. Ngược lại, nếu người bị đốt đã nhiễm virus trước đó thì virus sẽ được truyền sang muỗi. Thông thường, một người sau khi được điều trị khỏi sốt xuất huyết thì hệ miễn dịch sẽ có khả năng chống lại loại virus đã gây bệnh. Tuy nhiên, người đó vẫn có thể mắc phải bệnh sốt xuất huyết do 3 chủng loại còn lại. Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em thường gặp hơn so với người lớn là bởi trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị Sốt xuất huyết 

Sốt xuất huyết ở trẻ em có biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau và diễn biến phức tạp. Sự khởi phát của bệnh thường khá đột ngột và diễn biến bệnh nhanh chóng từ nhẹ đến nặng qua ba giai đoạn: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục.

Giai đoạn sốt

Đây chính là giai đoạn đầu tiên khi bệnh bắt đầu khởi phát. Ở giai đoạn này, trẻ nhiễm bệnh sẽ gặp hiện tượng trán nóng ran, sốt cao (từ 39 - 40 độ C) trong 2 - 5 ngày đầu. Trẻ còn nhỏ thì bứt rứt, quấy khóc. Trẻ lớn hơn thì than đau đầu, cảm thấy chán ăn, buồn nôn, biểu hiện da sung huyết (quan sát thấy có chấm xuất huyết dưới da), đau cơ khớp, nhức ở hai hố mắt, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.

Kết quả xét nghiệm máu ở giai đoạn sốt thường không phản ánh rõ ràng. Cụ thể, dung tích hồng cầu (Hematocrit) đa số là bình thường, số lượng tiểu cầu bình thường hoặc giảm dần, trong khi đó lượng bạch cầu thường giảm.

Giai đoạn chuyển biến nặng gây nguy hiểm

Sau giai đoạn sốt, trẻ tiến vào giai đoạn nguy hiểm của bệnh, thường rơi vào khoảng ngày thứ 3 - 7 sau khi mắc bệnh. Biểu hiện của sốt xuất huyết ở trẻ vào giai đoạn này có thể còn sốt hoặc đã thuyên giảm, trẻ bị thoát huyết tương (Lượng huyết tương trong máu thoát ra ồ ạt khiến bụng bị chướng to, thường kéo dài trong 24 - 48 giờ, nguy cơ dẫn đến tử vong ở các bệnh nhi sốt xuất huyết).
 
Các biểu hiện sốc có thể xuất hiện khi người bệnh bị thoát huyết tương, bao gồm:
 
- Bứt rứt, vật vã, lờ đờ, mệt mỏi.
 
- Da lạnh ẩm, đầu chi lạnh.
 
- Mạch nhanh nhỏ.
 
- Huyết áp kẹt hoặc huyết áp tâm trương tăng/ tâm thu giảm.
 
- Tụt huyết áp hoặc không đo được huyết áp người bệnh.
 
- Ít đi tiểu.
 
- Xuất huyết nhiều dưới da hoặc xuất huyết nội tạng.
 
- Đau bụng.
 
- Hay khát nước.
 
- Chướng bụng do thoát huyết tương.
 
Khi đi khám có thể nhận thấy trẻ bị tràn dịch ở màng phổi, màng bụng, gan to bất thường, mi mắt phù nề. Nếu tình trạng thoát huyết tương nặng sẽ dẫn đến sốc, với các biểu hiện dễ nhận thấy như vật vã, bứt rứt, lờ đờ, lạnh đầu chi, da lạnh, ẩm, mạch nhanh nhỏ, tiểu ít; huyết áp kẹt (huyết áp tối đa và tối thiểu cách nhau dưới 20 mmHg), tụt huyết áp hoặc không thể đo được huyết áp.
 
Đặc biệt, trẻ bị xuất huyết dưới da hoặc xuất hiện các mảng bầm tím, các nốt xuất huyết nằm rải rác hoặc tập trung ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, ở phần bụng, đùi, mạng sườn; xuất huyết ở niêm mạc, như chảy máu mũi, chảy máu chân răng, tiểu ra máu.

 

Ảnh minh hoạ 
 
Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng, xuất huyết không phải là biểu hiện bắt buộc của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em, bởi vì có thể trẻ tuy mang bệnh nhưng lại hoàn toàn không biểu hiện triệu chứng xuất huyết. Vì vậy, dù có hoặc không có triệu chứng xuất huyết thì bệnh vẫn có thể đã tới giai đoạn nguy hiểm, có thể khiến bé tử vong. Một trong những biến chứng nguy hiểm là trẻ bị sốc, với biểu hiện gồm ba tình trạng suy giảm: giảm tri giác, giảm thân nhiệt và giảm huyết áp.
 
Ở giai đoạn nguy hiểm này, xét nghiệm máu thấy lượng tiểu cầu giảm mạnh chỉ còn dưới 100.000/mm3, trường hợp nặng bé có thể bị rối loạn đông máu, vô cùng nguy kịch.
 
Phương pháp chữa bệnh Sốt xuất huyết cho trẻ
 
 Hạ sốt cho trẻ đúng cách
 
Khi thấy trẻ sốt cao (trên >38.5 độ C) mẹ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol (liều chỉ định 10 - 15mg/kg). Nếu sau 4 - 6 giờ vẫn sốt thì tiếp tục cho trẻ uống.
 
Bên cạnh việc dùng thuốc thì cha mẹ cũng cần thường xuyên giúp trẻ hạ nhiệt cơ thể bằng cách chườm khăn ấm ở trán, nách bẹn. Điều này giúp tránh tình trạng sốt cao gây co giật rất nguy hiểm.
 
Có chế độ dinh dưỡng hợp lý
 
Trẻ khi bị sốt xuất huyết cơ thể mệt mỏi nên thường sẽ chán ăn. Vì vậy, tốt nhất mẹ nên cho con ăn những món yêu thích nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đủ hàm lượng dinh dưỡng cần thiết. Có thể chia thành các bữa ăn nhỏ để trẻ dễ ăn hơn. 
 
Tăng cường bổ sung nước
 
Mất nước là điều khó tránh khỏi khi trẻ bị sốt xuất huyết thường xuyên trong tình trạng thân nhiệt cao. Do đó, trẻ cần được bổ sung thêm nước, có thể cho trẻ uống nước trái cây, nước lọc hoặc dung dịch oresol bù điện giải đều được. 
 
Đưa trẻ tới bác sĩ để được hướng dẫn chăm sóc cụ thể
 
Với tâm lý hoang mang lo lắng, nhiều cha mẹ bối rối khi trẻ gặp phải bệnh sốt xuất huyết. Đây cũng là do xuất phát từ việc không hiểu rõ về loại bệnh này cùng với đó là hay nhầm lẫn với các bệnh cảm, ốm thông thường khác. Vì vậy khi không có phương pháp chữa bệnh đúng cách, cha mẹ nên liên hệ với bác sĩ để được chữa trị kịp thời cho trẻ.

 

Thanh Huyền tổng hợp
Hy vọng mới cho người bệnh chấn thương cột sống nghiêm trọng
Hy vọng mới cho người bệnh chấn thương cột sống nghiêm trọng

Bệnh viện Bạch Mai vừa lập cột mốc mới trong y học Việt Nam khi điều trị thành công ca gãy cột sống cổ phức tạp bằng phương pháp phẫu thuật nội soi. Đây là lần đầu tiên kỹ thuật này được thực hiện tại Việt Nam, mở ra hy vọng mới cho những người bệnh trẻ gặp chấn thương cột sống nghiêm trọng.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Báo điện tử Thừa Thiên Huế
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Chịu trách nhiệm nội dung:
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập, Trưởng VP đại diện phía Nam: TS. Nguyễn Chí Tân.
Trưởng ban thư ký Tòa soạn: Phạm Việt Hưng.
Giám đốc Trung tâm Truyền thông: Hà Diệu Hiền
P. Trưởng ban Trị sự: Lê Minh Nam.
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam