Chủ Nhật, 23/03/2025 16:39 (GMT+7)

Sử dụng shisha liên tục trong một năm, thanh niên trẻ nhập viện vì đột quỵ

(SKTE) - Hút shisha suốt một năm, nam thanh niên bất ngờ nhập viện do xuất huyết não, gióng lên hồi chuông cảnh báo về tác hại khôn lường của thú vui này
Ảnh đại diện tin bài

Thói quen sử dụng các chất kích thích khiến người trẻ tăng nguy cơ đột quỵ. Ảnh: Freepik. 

PGS.TS Nguyễn Huy Thắng, Trưởng khoa Bệnh lý mạch máu não, Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM), cho biết nam thanh niên 22 tuổi, quê Cà Mau, nhập viện trong tình trạng đau đầu dữ dội. Kết quả chụp CT Scan cho thấy người bệnh bị xuất huyết não.

Khi kiểm tra thêm bằng bằng cộng hưởng từ (MRI) có bơm thuốc cản quang, các bác sĩ phát hiện huyết khối tại nhiều vị trí trong hệ thống tĩnh mạch não. Qua khai thác bệnh sử, nam thanh niên cho biết có thói quen hút shisha thường xuyên trong một năm qua, với tần suất ngày càng tăng.

May mắn, do được chẩn đoán kịp thời và điều trị bằng thuốc kháng đông, bệnh nhân đã phục hồi hoàn toàn. Tuy nhiên, bác sĩ Thắng nhấn mạnh trường hợp này là hồi chuông cảnh báo về tác hại khôn lường của shisha - một thú vui đang được nhiều bạn trẻ xem nhẹ.

Theo PGS Thắng, shisha (thuốc lá hút qua bình lọc nước) thường được giới trẻ ưa chuộng vì có hương vị dễ chịu như bạc hà, táo, dâu... tạo cảm giác nhẹ nhàng hơn thuốc lá thông thường. Tuy nhiên, một giờ hút shisha tương đương việc hít phải khói của 100-200 điếu thuốc lá. Điều này đồng nghĩa với việc cơ thể phải hấp thụ một lượng lớn nicotine, carbon monoxide (CO) và hàng loạt chất độc hại khác.

Nicotine có trong shisha kích thích cơ thể sản sinh các yếu tố đông máu, tạo điều kiện cho cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch. Đồng thời, carbon monoxide làm giảm oxy trong máu, gây căng thẳng cho hệ tuần hoàn, làm tăng nguy cơ huyết khối và đột quỵ. Một nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chỉ ra rằng hút shisha trong một giờ có thể khiến người dùng hấp thụ lượng CO gấp 9 lần và nicotine gấp 1,7 lần so với hút một điếu thuốc lá.

Hình ảnh não của nam thanh niên bị xuất huyết. Ảnh: BSCC. 

PGS Thắng cho hay bên cạnh yếu tố di truyền và môi trường, lối sống thiếu lành mạnh như hút shisha, lạm dụng rượu bia, thức khuya, căng thẳng kéo dài cũng là nguyên nhân khiến tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tăng cao.

Trường hợp của nam thanh niên 22 tuổi này là minh chứng rõ ràng cho những hệ lụy của việc hút shisha. Thú vui tưởng chừng vô hại, có thể để lại hậu quả nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

"Thay vì đánh đổi sức khỏe chỉ để tìm chút khoái cảm ngắn ngủi, mỗi người trẻ cần có ý thức hơn trong việc bảo vệ bản thân. Hãy từ bỏ những thói quen có hại ngay hôm nay, trước khi quá muộn", PGS Thắng khuyến cáo.

Trước đây, việc hút shisha tại Việt Nam chưa có quy định cấm cụ thể, tuy nhiên từ ngày 1/1/2025, shisha chính thức bị cấm hoàn toàn. Người vi phạm có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự, tùy theo mức độ. Đây là một động thái quyết liệt nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, nhất là khi các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như đột quỵ, tim mạch... ở người trẻ ngày càng gia tăng.

Hà Lam
Bác sĩ cảnh báo nguy hiểm khi sử dụng nước giếng nấu ăn​
Bác sĩ cảnh báo nguy hiểm khi sử dụng nước giếng nấu ăn​

Ngày 23/6, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (Thành phố Hồ Chí Minh) phát thông tin cảnh báo về trường hợp một bé gái 16 tháng tuổi bị tím tái, nguy kịch sau khoảng 1 giờ ăn ghẹ và canh cải bó xôi nấu với nước giếng. May mắn, bé gái đã được cấp cứu kịp thời.

Hàng trăm trẻ em bị dị tật, mắc bệnh lý hiểm nghèo được phẫu thuật, điều trị miễn phí
Hàng trăm trẻ em bị dị tật, mắc bệnh lý hiểm nghèo được phẫu thuật, điều trị miễn phí

Trải qua 19 năm hoạt động (2006 - 2025), Quỹ từ thiện Nâng bước tuổi thơ do Bệnh viện FV TP Hồ Chí Minh khởi xướng đã thực hiện phẫu thuật, điều trị cho 870 trẻ mắc bệnh lý hiểm nghèo, dị tật bẩm sinh hoặc do tai nạn có hoàn cảnh khó khăn. Đáng chú ý, các trường hợp này được phẫu thuật bởi chính các chuyên gia nổi tiếng thế giới và Việt Nam.

Nơi giáo dục nhân văn bắt đầu từ sự thấu cảm với trẻ rối loạn phát triển
Nơi giáo dục nhân văn bắt đầu từ sự thấu cảm với trẻ rối loạn phát triển

(SKTE) - Sự gia tăng nhanh chóng số lượng trẻ tự kỷ đặt ra yêu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực chuyên sâu trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt. Ngành Giáo dục trẻ rối loạn phát triển đang mở ra hướng đi nhân văn, giàu ý nghĩa xã hội và cơ hội nghề nghiệp rộng mở cho những người trẻ có trái tim đồng cảm và khát vọng cống hiến.

Tháng hành động vì trẻ em Chung tay, ưu tiêu nguồn lực hoàn thành các mục tiêu
Tháng hành động vì trẻ em: Chung tay, ưu tiêu nguồn lực hoàn thành các mục tiêu

Diễn ra từ ngày 1/6 đến 30/6/2025, Tháng hành động vì trẻ em năm nay mang chủ đề “Ưu tiên nguồn lực hoàn thành các mục tiêu vì trẻ em”. Hoạt động này nhằm nâng cao nhận thức và thúc đẩy sự chung tay của toàn xã hội trong công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, những chủ nhân tương lai của đất nước. Đây cũng là dịp để đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ thiết yếu, góp phần xây dựng một Việt Nam phát triển phồn vinh, hạnh phúc và bền vững hơn.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự