Thứ Tư, 14/05/2025 08:00 (GMT+7)

Một giấc mơ… đang nở hoa giữa lòng Ecopark

(SKTE)- Ngôi trường nhỏ, ẩn mình giữa rừng cây xanh ngát, tên gọi “Khánh Sơn – Ecopak” dịu dàng và lặng lẽ như chính những đứa trẻ đang học ở đó. Trẻ tự kỷ – những “bông hoa lạ” mà thế giới này đôi khi không đủ kiên nhẫn để hiểu, không đủ dịu dàng để đợi chờ.
Ảnh đại diện tin bài

Có những giấc mơ sinh ra không phải để chạm tới… mà để bước vào và sống cùng nó, mỗi ngày.

Có những người cha mộc mạc, không biết nói lời hoa mỹ… nhưng lặng lẽ xây nên một bài thơ bằng cả cuộc đời mình – cho đứa con bé bỏng.

 
 

Tôi đã đến đó – một chiều bình yên trong lòng đô thị. Ngôi trường nhỏ, ẩn mình giữa rừng cây xanh ngát, tên gọi “Khánh Sơn – Ecopakk” dịu dàng và lặng lẽ như chính những đứa trẻ đang học ở đó. Trẻ tự kỷ – những “bông hoa lạ” mà thế giới này đôi khi không đủ kiên nhẫn để hiểu, không đủ dịu dàng để đợi chờ.

Ở nơi ấy, không có tiếng chuông reo vội vã, không có bảng thành tích hay sổ học bạ với những lời phê khô khan. Thay vào đó là tiếng lá rì rào, tiếng cười khe khẽ, là ánh mắt thầy cô dõi theo từng cái nhíu mày, bước đi của trẻ. Và trên tất cả, là tình yêu – hiện hữu trong từng góc nhỏ.

Người cha – người sáng lập ngôi trường kể lại với đôi mắt ánh lên thứ ánh sáng đặc biệt: “Thiên nhiên là khoảng trống lớn trong giáo dục đặc biệt. Với trẻ tự kỷ, thiên nhiên không chỉ là nơi để chơi, mà còn là phương pháp giáo dục – trị liệu dịu dàng, mạnh mẽ.”

Tôi tin. Tin vào lời nói ấy không chỉ vì anh giáo đã làm nên ngôi trường này, mà vì chính tôi – người ngoài cuộc – cũng thấy những điều kỳ diệu đang hiện hữu nơi đây. Những đứa trẻ từng im lặng như cỏ non, giờ biết ngẩng đầu đón nắng, biết gọi “Mẹ!”, biết ôm lấy cha mình và biết bật khóc – thật sự – lần đầu tiên trong đời…

Ở đây, không ai bắt trẻ phải giống ai. Không ai đòi hỏi chúng “phải bình thường”. Chúng chỉ cần được là chính mình – một cách trọn vẹn. Và các thầy cô, những người đồng hành thầm lặng  đã chọn bước vào thế giới của trẻ, không bằng kiến thức sư phạm, mà bằng trái tim và sự thấu cảm chân thành.

Có những triết lý dành riêng cho trẻ tự kỷ tôi nghe qua đã thấy ấm lòng:

“Trẻ càng lớn, chương trình càng nhỏ.

Không gian sống cũng chính là không gian học.

Thiên nhiên là ngôn ngữ giao tiếp mà tuổi dậy thì không từ chối.

Âm nhạc và vận động – là liều thuốc lặng lẽ cho mầm xanh mọc thẳng…”

Những điều ấy, không có trong giáo trình. Nhưng lại hiện diện rất thật – nơi từng buổi học với thiên nhiên, từng trò chơi, từng lần trị liệu, từng vòng tay ôm. Và nơi giấc mơ của người cha, dường như ai cũng cảm nhận được hơi ấm của một “ngọn lửa”, không rực cháy, mà âm ỉ, bền bỉ, kiên cường.

Tôi ấn tượng hình ảnh người mẹ trẻ dắt con đi giữa vườn cây, đứa bé không nói gì, chỉ nắm tay mẹ rất chặt. Trong tay bé là một chiếc lá vàng, trong mắt mẹ là một thế giới vỡ òa – vì đó là ngày đầu tiên con biết chọn một vật gì đó, để giữ lại cho riêng mình.

Những phép màu, ở nơi này, diễn ra trong lặng lẽ. Nhưng ai từng đến rồi, cũng sẽ mang theo một niềm tin – rằng vẫn có một cách khác để giáo dục, một con đường khác để nuôi dạy trẻ đặc biệt, không bằng kỳ vọng, mà bằng hiểu – không bằng áp đặt, mà bằng thương, bằng lắng nghe nội tâm sâu thẳm của con trẻ.

Tôi không biết liệu ngôi trường ấy sẽ đi đến đâu trong tương lai, bởi hành trình nào cho người đi tiên phong cũng đầy thử thách. Nhưng tôi tin, điều mà người cha ấy  cùng vợ và đồng nghiệp đang làm, chính là đang gieo hạt. Giấc mơ cha, thắp sáng cuộc đời con. Và những hạt mầm, dẫu khuyết thiếu rồi sẽ vươn lên, bằng ánh sáng của tử tế và đất lành của yêu thương, tôn trọng khác biệt.

Trong lòng thành phố hiện đại Đô thị Ecopark, nơi đất đai quý như vàng, vẫn có một không gian xanh đủ lớn được Tập đoàn giành riêng, không phải để làm khu nghỉ dưỡng, mà để trao yêu thương, nâng bước cho những  mầm non mong manh nhất: “những tâm hồn trẻ tự kỷ”.

Và nếu bạn có dịp đi ngang Ecopark, hãy thử dừng chân lại. Có thể bạn chưa nhìn thấy ngay điều kỳ diệu, nhưng chắc chắn sẽ cảm nhận được – mùi hương của một giấc mơ… đang nở hoa. Và có lẽ những triết lý mới về giáo dục trẻ tự kỷ cùng sự phát triển của “Khánh Sơn - Ecopark”  sẽ gợi mở  phương thức mới cho giáo dục trẻ khác biệt; cũng sẽ kiến tạo nên giá trị mới nhân bản cho Khu đô thị  sinh thái này ở Hưng Yên ./.

 

*** Một số hình ảnh các cháu tự kỷ được chắm sóc, giáo dục bằng phương pháp không áp đặt, mà bằng tình thương, bằng lắng nghe nội tâm sâu thẳm của con trẻ.

 
 

 

Hà Tân
Điều dưỡng bệnh viện kiệt sức
Điều dưỡng bệnh viện kiệt sức

(SKTE) - Kết quả nghiên cứu được tiến hành năm 2024 vừa được Bệnh viện Việt Đức công bố nhân Ngày quốc tế điều dưỡng, 12/5, lvới 300 điều dưỡng của khối lâm sàng cho thấy 44% điều dưỡng Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức bị kiệt sức từ mức trung bình tới cao do áp lực công việc và thời gian làm việc kéo dài, trực đêm.

Vì sao nên đưa trẻ đi khám mắt trước khi vào lớp 1
Vì sao nên đưa trẻ đi khám mắt trước khi vào lớp 1?

Trước khi vào lớp 1, trẻ cần được khám mắt bởi đây là giai đoạn vàng để phát hiện ra các bệnh lý liên quan đến tật khúc xạ. Bởi khi trẻ lớn lên, có những bệnh lý không thể điều trị được hoặc điều trị không hiệu quả.

Bộ trưởng Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung tặng quà trẻ em khuyết tật tại Thành phố Hồ Chí Minh
Bộ trưởng Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung tặng quà trẻ em khuyết tật tại Thành phố Hồ Chí Minh

(SKTE) - Chiều 05/5, nhân dịp Đại lễ Vesak lần thứ 20, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung cùng Ban Tổ chức Đại lễ Vesak 2025 đã đến thăm, tặng quà trẻ em khuyết tật tại Trung tâm điều dưỡng, phục hồi chức năng, trợ giúp trẻ em và hỗ trợ người khuyết tật ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Bà Mỹ Virginia Mary Lockett
'Bà Mỹ' Virginia Mary Lockett

(SKTE) - Từ khoảng 20 năm trước, ở tuổi ngoài 50, một người phụ nữ đã quyết định bán ngôi nhà nhỏ của mình ở Mỹ, mang tiền đến Việt Nam để làm thiện nguyện, tập phục hồi chức năng và làm điểm tựa cho các bệnh nhân đột quỵ não, yếu liệt sau chấn thương…

Tặng quà học sinh và gia đình có hoàn cảnh khó khăn
Tặng quà học sinh và gia đình có hoàn cảnh khó khăn

(SKTE) - Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), và Ngày Quốc tế lao động 1/5/2025. Sáng 1/5/2025, đoàn các bộ Trung tâm Phát triển Giáo dục và Truyền thông (Trung tâm CEDC) do ThS.NB Ngô Văn Hiền – GĐ Trung tâm làm Trưởng đoàn về ấp Hòa Bình, xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai để phối hợp cùng gia đình cố nhà báo Tôn Phúc tổ chức trao 111 phần quà tặng học sinh vượt khó hiếu học và hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự