Thứ Bảy, 19/10/2024 13:54 (GMT+7)

Trung tâm CTTETT Thị xã Thuận Thành điều trị miễn phí cho bệnh nhân

“Rất mong Trung tâm sẽ ngày càng gắn kết với các cấp ủy, chính quyền và tổ chức xã hội ở địa phương trong việc nâng cao hoạt động chăm sóc và giáo dục chuyên biệt để càng nhiều cháu có cơ hội được phục hồi chức năng và hòa nhập cộng đồng” - Chủ tịch Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam (VINARAHC) Ngô Sách Thực cho rằng, kết quả hoạt động của những trung tâm điều trị như Trung tâm Cứu trợ trẻ em tàn tật thị xã Thuận Thành mang lại lợi ích rất lớn cho xã hội.
Ảnh đại diện tin bài

 

Giám đốc Nguyễn Huy Quảng (áo trắng) giới thiệu với Chủ tịch Ngô Sách Thực (áo xanh) cô giáo Phạm Thị Tâm đang dạy nói cho cháu Nguyễn Quang Sáng.Giám đốc Nguyễn Huy Quảng (áo trắng) giới thiệu với Chủ tịch Ngô Sách Thực (áo xanh) cô giáo Phạm Thị Tâm đang dạy nói cho cháu Nguyễn Quang Sáng.

Tiếng lành đồn xa

Trung tâm Cứu trợ trẻ em tàn tật thị xã Thuận Thành được thành lập tháng 12/1996 với chức năng, nhiệm vụ là tổ chức khám chữa bệnh, phục hồi chức năng miễn phí cho trẻ em khuyết tật từ 3 tháng tuổi đến 18 tuổi, vận động và kêu gọi sự ủng hộ, tài trợ của cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước. Bác sỹ Nguyễn Huy Quảng còn khá trẻ nhưng vừa đảm nhiệm công việc quản lý Hội Đông y-châm cứu huyện Thuận Thành vừa phụ trách Trung tâm CTTETT trực thuộc.

“Trong quá trình điều trị cho bệnh nhân ở Hội Đông y-châm cứu, chúng tôi thấy có khá nhiều trẻ em khuyết tật có hoàn cảnh hết sức đáng thương được đưa đến đây. Trong khi đó, việc điều trị phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật cần phải có thời gian lâu dài, bố mẹ phải đưa con ra tận Hà Nội rất tốn kém về thời gian, công sức và tiền bạc. Chính vì vậy, năm 1996, Hội Đông y-châm cứu huyện Thuận Thành quyết định thành lập Trung tâm CTTETTđể giúp phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật ở địa phương, đồng thời giúp giảm nhẹ phần nào gánh nặng cơm áo gạo tiền cho các gia đình có hoàn cảnh không may” – bác sỹ Quảng cho biết.

Một bệnh nhân bại não đang được điều trị xoa bóp bấm huyệt và uống thuốc chống co giật.Một bệnh nhân bại não đang được điều trị xoa bóp bấm huyệt và uống thuốc chống co giật.

Chẳng thế nhớ hết trong gần 30 năm hoạt động đến nay đã có bao nhiêu trường hợp có hoàn cảnh khó khăn đến với Trung tâm để được chữa trị phục hồi chức năng, bao nhiêu trường hợp được chữa khỏi, bao nhiêu trường hợp bệnh thuyên giảm đáng kể. Bác sỹ Quảng cho biết, riêng năm 2022-2023, Trung tâm đã điều trị phục hồi chức năng cho 145 trẻ thuộc nhiều dạng tật khác nhau như: bại não, liệt nửa người, liệt 2 chi dưới, câm điếc, chậm phát triển trí tuệ, tự kỷ… bằng phương pháp châm cứu, điện châm, thủy châm (với các vitamin nhóm B, thuốc bổ não Cerebrolysin), vật lý trị liệu bằng tia hồng ngoại, xung điện kích thích thần kinh, siêu âm trị liệu, tập máy vận động, xoa bóp bấm huyệt, dạy ngôn ngữ. Tỷ lệ khỏi bệnh đạt 19% và thuyên giảm đạt 69%. Và ngày càng có nhiều trẻ em khuyết tật ở trong và ngoài thị xã được đưa đến đây điều trị. Trung tâm hiện đang điều trị phục hồi chức năng cho 50 trẻ, trong đó có các cháu đến từ Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Hải Dương và Hưng Yên.

Có thể kể đến một số trường hợp điều trị đạt kết quả tích cực như cháu Trần Thế Anh (9 tuổi) và Đỗ Trung Anh (3 tuổi), cùng ở Gia Bình, Bắc Ninh, đều bị bại não, cổ mềm oặt, không thể ngồi và hay quấy khóc. Sau 1-2 năm điều trị, cả hai cháu đã cứng cổ, ngồi được, đi được, nói được. Cháu Trần Thế Anh hiện đang học lớp hai, còn cháu Đỗ Trung Anh thì đang theo học lớp chuyên biệt. Cháu Hàn Minh Khang (Lương Tài, Bắc Ninh) lúc 3 tuổi đưa đến trung tâm được chẩn đoán bị tự kỷ tăng động, chưa biết nói, hay chạy nhảy, không tập trung chú ý. Sau hơn 1 năm điều trị, cháu đã nói được, tập trung chú ý, và đi học tại trường mầm non địa phương.

Khó khăn nhưng vẫn chữa trị hoàn toàn miễn phí

Lớp ngôn ngữ trị liệu chỉ có một cô dạy một trò. “Cháu Nguyễn Quang Sáng 3 tuổi rưỡi, khi đưa vào đây thì được chẩn đoán bị tự kỷ tăng động, chưa biết nói. Sau khi được can thiệp ngôn ngữ mấy tháng nay thì cháu mới biết nói ‘ạ’. Cháu ở cách trung tâm khoảng 10 km, rất hay bị ốm vặt và nghỉ học. Nếu được can thiệp thường xuyên thì chắc chắn cháu sẽ tiến bộ hơn nhiều” - cô giáo Phạm Thị Tâm vui mừng nói.

Chủ tịch Ngô Sách Thực thăm hỏi, động viên các bệnh nhân điều trị tại đây.Chủ tịch Ngô Sách Thực thăm hỏi, động viên các bệnh nhân điều trị tại đây.

Tình thương với những đứa trẻ bất hạnh cùng với việc nhìn thấy chúng ngày càng tiến bộ trong việc phục hồi chức năng – từ không biết nói đến bập bẹ rồi nói được thành câu, từ chỗ chỉ nằm liệt giường đến chập chững rồi đi lại bình thường, từ những đứa tưởng như cả đời chỉ là gánh nặng cho gia đình và xã hội đến khi biết nói, biết đi, biết làm việc kiếm sống, biết lấy vợ lấy chồng... – càng làm cho các cán bộ của Trung tâm cảm thấy phấn khởi, gắn bó và yêu quý nghề nghiệp, mặc dù thu nhập chưa thực sự tương xứng với công sức bỏ ra. Trong 6 nhân viên của Trung tâm, không kể giám đốc, thì chỉ có 2 người được hưởng lương theo biên chế của Hội Đông y-châm cứu tỉnh.

“Các cháu bị khuyết tật đến trung tâm được chữa trị miễn phí 100%, thậm chí bảo hiểm y tế không phải chi trả” – bác sĩ Quảng khẳng định. Đây là điều mới nghe thì rất ngạc nhiên vì hàng năm số tiền mà các doanh nghiệp, cơ quan, đoàn thể, các nhà hảo tâm ủng hộ chỉ vỏn vẹn khoảng 100 triệu đồng, còn chủ yếu là tặng quà trực tiếp cho trẻ nên Trung tâm gặp rất nhiều khó khăn trong việc trả lương cho nhân viên hợp đồng. Rất may là còn có 30 hội viên là những người có thời gian và điều kiện thường xuyên đến Trung tâm hỗ trợ việc xoa bóp, bấm huyệt cho bệnh nhân.

Bài và ảnh: Dương Nguyên Khải

0
ĐÔNG ẤM 2024 MANG HẠT MẦM YÊU THƯƠNG VỀ VỚI MẢNH ĐẤT HUỒI TỤ
ĐÔNG ẤM 2024: MANG HẠT MẦM YÊU THƯƠNG VỀ VỚI MẢNH ĐẤT HUỒI TỤ

(SKTE) - Ngày 19/01/2025 vừa qua, Ban Tổ chức chương trình thiện nguyện Đông Ấm 2024 - Gieo Ánh Hừng Đông của Đội Sinh viên tình nguyện Nghệ An tại Học Viện Báo chí và Tuyên truyền (Đội SVTN Nghệ An tại AJC) phối hợp cùng chính quyền địa phương tiến hành dành tặng những phần quà ý nghĩa tới các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An.

Tặng quà Tết nguyên đán Ất Tỵ cho trẻ em khuyết tật
Tặng quà Tết nguyên đán Ất Tỵ cho trẻ em khuyết tật

(SKTE)- Thực hiện Kế hoạch tặng quà nhân dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, trong ngày 20-1, đoàn công tác của Hội Cứu trợ trẻ em khuyết tật thành phố Hà Nội đã đến 3 đơn vị tặng quà cho trẻ em khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn với tổng giá trị đạt 90 triệu đồng.

Mong ước ngày cận Tết của cô bé 6 tuổi mắc bệnh ung thư máu
Mong ước ngày cận Tết của cô bé 6 tuổi mắc bệnh ung thư máu

( SKTE) - Trong không khí rộn ràng của những ngày giáp Tết, khi những đứa trẻ khắp nơi háo hức chờ đợi được mặc quần áo mới, tung tăng chơi đùa dưới ánh nắng xuân, thì bé N.T.H.N., 6 tuổi đang điều trị ung thư máu tại Bệnh viện Nhi Trung ương, chỉ có một điều ước giản dị: được khỏi bệnh để về nhà đón Tết cùng cha mẹ và anh trai. Ước mơ bé nhỏ ấy như ngọn lửa âm ỉ, sưởi ấm tâm hồn non nớt giữa những ngày dài mệt mỏi vì hóa chất.

Tặng quà và hỗ trợ trẻ khuyết tật, tự kỷ
Tặng quà và hỗ trợ trẻ khuyết tật, tự kỷ

Gần 90 triệu đồng, gồm 73 triệu đồng tiền mặt, cùng quà tặng hiện vật trị giá 15 triệu đồng đã được trao cho 73 trẻ em bị tự kỷ, down, viêm màng não, động kinh… đang được chăm sóc, dạy dỗ tại Trung tâm Hy vọng và Trung tâm Phúc Tuệ.

Tưng bừng hội chợ “Tết Đong Đầy” của Trung tâm Ước Mơ Xanh
Tưng bừng hội chợ “Tết Đong Đầy” của Trung tâm Ước Mơ Xanh

(SKTE) - “Tết Đong Đầy” là chủ đề hội chợ quê năm thứ hai liên tiếp do Trung tâm Tư vấn và Giáo dục trẻ chậm phát triển Ước Mơ Xanh (huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) tổ chức ngày 10/1/2025 vừa qua nhằm bồi đắp vốn hiểu biết văn hóa Việt cho trẻ, giúp cho trẻ mở rộng vốn hiểu về thế giới xung quanh, tăng cường kỹ năng giao tiếp và kỹ năng sống.

Đông ấm 2025 - Thắp sáng biên cương
Đông ấm 2025 - Thắp sáng biên cương

(SKTE) - Với mong muốn chia sẻ khó khăn cùng những người có hoàn cảnh khó khăn trong dịp Tết nguyên đán năm 2025, Câu lạc bộ Tình nguyện Trường Đại Học Luật Hà Nội đã tổ chức chương trình “Đông Ấm 2025 - Thắp Sáng Biên Cương” từ ngày 18/01/2025 - 20/01/2025 tại xã Mẫu Sơn, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Báo điện tử Thừa Thiên Huế
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Chịu trách nhiệm nội dung:
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập, Trưởng VP đại diện phía Nam: TS. Nguyễn Chí Tân.
Trưởng ban thư ký Tòa soạn: Phạm Việt Hưng.
Giám đốc Trung tâm Truyền thông: Hà Diệu Hiền
P. Trưởng ban Trị sự: Lê Minh Nam.
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam