Đến năm 1966, vì thấy diện tích của ngôi tịnh xá quá nhỏ hẹp lại nằm ở vị trí thấp trũng, Đại đức Giác Lượng đã vận động Phật tử mua thêm lô đất ở khu Bắc Phương Danh, gần thành Đồ Bàn cũ. Tịnh xá Ngọc Duyên được di dời lên khu đất mới này, Đại đức Giác Lượng và Sư Giác Mến đã đứng ra chỉ đạo thi công.Đến năm 1970, Đại đức Giác Lượng và Đại đức Giác Hiền nhận thấy tịnh xá được xây dựng bằng vật liệu thô sơ trước kia đã xuống cấp, đã đứng ra tu bổ và sửa chữa lại ngôi chánh điện cho kiên cố hơn bằng vật liệu mái tole và trụ vách bằng bê-tông.
Đến năm 1998, để đáp ứng nhu cầu tu học của Phật tử, Tịnh xá Ngọc Duyên lại một lần nữa trùng tu. Lần này Thượng tọa Giác Tần, đương kim trụ trì, đã cho xây dựng tịnh xá với quy mô lớn hơn, một tầng trệt một tầng lầu cùng các công trình phụ.
Trải qua gần 4 năm xây dựng, việc trùng tu mới được hoàn thành. Để đánh dấu cột mốc này, Thượng tọa Giác Tần đã xin Giáo đoàn cho phép làm Lễ Khánh thành tịnh xá. Đồng thời nhân sự kiện khánh thành, Giáo đoàn đã tổ chức lễ Tự Tứ Tăng – Vu Lan Bồn, nhằm giúp Phật tử có cơ duyên tiếp cận với Tăng đoàn và hiểu rõ hơn về tinh thần hiếu đạo của nhà Phật.
Cho đến năm 2012, vì cổng tam quan và tường thành đã xuống cấp, các Phật tử đã đóng góp xây dựng điện Quan Âm lộ thiên và tường thành, cổng tam quan. Trải qua 6 tháng xây dựng, Lễ Lạc thành được khiêm tốn tổ chức nhân ngày húy kỵ Trưởng lão Giác Dưỡng, vị trụ trì tiền nhiệm, vào ngày mùng 7 tháng 2 năm Quý Tỵ (2013).
Gần đây nhất, vào năm 2019, Đại đức Giác Phước, Trụ trì Tịnh xá Ngọc Duyên tiếp tục hoàn thành tâm nguyện của Hoà thượng ân sư, đã khởi công xây dựng ngôi Bảo tháp Liên hoa, đặc trưng của Văn hoá Việt Nam.
Thông tin về lần xây dựng này, Đại đức Giác Phước bày tỏ sự ngợi khen về sự tận tâm, nhiệt tình, cách làm việc sáng tạo của của đội ngũ kỹ thuật viên hãng sơn Seamax. Đại đức Giác Phước cũng cho biết toàn bộ công trình vẫn giữ được màu sắc tươi mới và bền vững giữa điều kiện thời tiết khắc nghiệt suốt 5 năm qua…
Nguyễn Văn Cho