Sức khỏe

Trong gia đình, đứa con nào sẽ thông minh, kiếm tiền giỏi hơn? Tiết lộ từ nghiên cứu khoa học!

Thứ tự sinh ảnh hưởng đến trí tuệ?

Trong một bài báo năm 2001 đăng trên tạp chí American Psychologist, nhà tâm lý học Robert Zajonc từ Đại học Michigan (Mỹ) đã xem xét nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của thứ tự sinh đối với hành vi, khả năng trí tuệ và học tập. Dữ liệu cho thấy thứ tự sinh và quy mô gia đình có thể ảnh hưởng đến thành tích học tập của một người. Con đầu lòng thường có điểm số cao hơn trong các bài kiểm tra trí tuệ và học thuật so với em trai hoặc em gái của mình.

Các nhà nghiên cứu từ Mỹ, Anh và Úc cũng đã công bố một bài báo với tựa đề Nguồn gốc sớm của sự khác biệt thứ tự sinh trong kết quả của trẻ em và hành vi của cha mẹ. Bài viết cho thấy từ khi còn bé, chỉ số trí tuệ của con đầu lòng đã cao hơn so với đứa con thứ hai, và thành tích học tập của con đầu lòng cũng thường vượt trội hơn so với em của mình.

Nghiên cứu khác còn phát hiện ra rằng trong việc học ngoại ngữ, con đầu lòng có xu hướng nổi trội hơn các em.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Thứ tự sinh có ảnh hưởng đến tính cách?

Nhà tâm lý học nổi tiếng Alfred Adler từng đưa ra lý thuyết về "hiệu ứng thứ tự sinh", rằng mỗi đứa trẻ trong một gia đình sẽ có trải nghiệm và vị trí khác nhau do thứ tự sinh, điều này ảnh hưởng đến cách chúng thích nghi với cuộc sống.

Alfred Adler, một nhà tâm lý học người Áo và là người sáng lập trường phái Tâm lý học Cá nhân, đã nghiên cứu về mối liên hệ giữa thứ tự sinh và sự phát triển tâm lý của trẻ. Ông được coi là cha đẻ của tâm lý học tự thân hiện đại.

Frank Sulloway, giáo sư tại Đại học MIT, đã giải thích vấn đề này từ góc độ tâm lý học tiến hóa. Ông cho rằng sự cạnh tranh và các chiến lược để giành lấy sự quan tâm của cha mẹ giữa anh chị em là yếu tố chính trong việc hình thành tính cách sau này.

Nhiều bằng chứng cho thấy con đầu lòng thường có tính cách bảo thủ, cẩn thận và có trách nhiệm hơn. Trong khi đó, các em út lại có tinh thần phiêu lưu và thích thử nghiệm những điều mới mẻ hơn.

Một bài báo trên Journal of Personality and Social Psychology Review năm 2010, viết bởi các nhà tâm lý học Frank Sulloway từ Đại học California và Richard Zweigenhaft từ Guilford College, cho thấy con đầu lòng ít có xu hướng tham gia vào các hoạt động thể thao mạo hiểm. Sulloway còn nghiên cứu các nhà khoa học có đóng góp lớn từ thế kỷ 16 trở đi, phát hiện rằng những người có tư tưởng sáng tạo, nổi loạn như Darwin và Copernicus thường là con thứ trong gia đình.

Thứ tự sinh ảnh hưởng đến nghề nghiệp?

Theo trang web y khoa WebMD của Mỹ, thứ tự sinh có thể ảnh hưởng đến nghề nghiệp tương lai của trẻ. Con đầu lòng hoặc con một thường trở thành bác sĩ hoặc luật sư, trong khi con út có xu hướng làm việc trong các lĩnh vực nghệ thuật hoặc ngoài trời.

Một khảo sát năm 2007 cho thấy 43% CEO là con đầu lòng, 33% là con giữa và 23% là con út. Một nghiên cứu khác còn chỉ ra rằng phần lớn các phi hành gia là con đầu lòng trong gia đình.

Dù vậy, vẫn còn nhiều tranh cãi về việc thứ tự sinh có thực sự ảnh hưởng đến trí tuệ và tính cách, và vẫn chưa có kết luận cuối cùng.

Một nghiên cứu của các nhà xã hội học Na Uy trên gần 250.000 người cho thấy thứ tự sinh sinh học không quan trọng bằng thứ hạng xã hội trong gia đình. Trí tuệ của một người phần lớn bị ảnh hưởng bởi vị trí xã hội trong gia đình, thay vì thứ tự sinh.

Các nhà tâm lý học Brent Roberts và Damian từ Đại học Illinois đã phân tích 377.000 người và nhận thấy không có mối liên hệ đáng kể giữa thứ tự sinh với trí tuệ và tính cách của trẻ. Nếu tính cách hoặc trí tuệ của các con trong gia đình khác biệt đáng kể, có lẽ điều đó bị ảnh hưởng bởi thái độ nuôi dạy hoặc môi trường sống thay đổi sau khi sinh, chứ không phải do thứ tự sinh.

Thanh Hương

Phản hồi

Các tin khác

Ảnh

Video

Phóng sự Ra mắt bộ mới Tạp chí Sức khoẻ trẻ em

Ngày 06/10/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành giấy phép hoạt động Tạp chí Sức khỏe Trẻ em, dưới cả hai hình thức: tạp chí in và tạp chí điện tử. Đây là bước phát triển quan trọng, đánh dấu sự chuyển mình đi lên của Tạp chí Tình thương và Cuộc sống - tiền thân của Tạp chí Sức khỏe Trẻ em, sau hơn 21 năm hình thành và phát triển.

Mới nhất