Thứ Hai, 05/05/2025 08:00 (GMT+7)

Tiến tới phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi

(SKTE) - Tại kỳ họp thứ 9 tới đây, Quốc hội sẽ xem xét và thông qua dự thảo Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo trong độ tuổi từ 3 đến 5.
Ảnh đại diện tin bài

 Đảm bảo trẻ em có môi trường học tập, vui chơi vui vẻ, lành mạnh.

Tại buổi họp báo chiều 4/5 về dự kiến Chương trình trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, ông Vũ Minh Tuấn – Phó Chủ nhiệm Văn Quốc hội cho hay, tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi.

Ông Vũ Minh Tuấn đề nghị, các cơ quan thông tấn, báo chí tuyên truyền về sự cần thiết ban hành Nghị quyết nhằm thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng, nhất là Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Qua đó, tạo điều kiện cho trẻ em 3 đến 5 tuổi được đến trường, nhằm phát triển toàn diện, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một.

Phó Chủ nhiệm Văn Quốc hội cũng đề nghị, tuyên truyền về các chính sách trong dự thảo Nghị quyết để đạt được các mục tiêu: Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi; bảo đảm đủ hệ thống trường, lớp học cho tất cả trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi; bố trí đủ giáo viên; đầu tư đủ trang thiết bị dạy học tối thiểu; bố trí đủ kinh phí vận hành hoạt động thường xuyên của cơ sở giáo dục mầm non khi thực hiện phổ cập.

 Ông Vũ Minh Tuấn – Phó Chủ nhiệm Văn Quốc hội chia sẻ tại buổi họp báo.

Bộ GD&ĐT cho biết, hằng năm, có trên 5,1 triệu trẻ mầm non (Trong đó có: 4.556.771 trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi) được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục tại 15.256 trường mầm non và 17.444 cơ sở giáo dục mầm non (GDMN) độc lập; tỷ lệ huy động trẻ em nhà trẻ đạt 34,6%, tỷ lệ huy động trẻ em mẫu giáo đạt 93,6%.

Tuy nhiên, giáo dục mầm non vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức lớn như: Còn một số lượng khá lớn trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 4 tuổi (chủ yếu là trẻ em ở vùng khó khăn, trẻ em đối tượng yếu thế) chưa được tiếp cận với giáo dục mầm non tạo sự mất công bằng trong tiếp cận giáo dục.

Các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục mầm non còn hạn chế. Chính sách hiện hành dành cho trẻ em mầm non, giáo viên, cơ sở giáo dục, cơ chế, chính sách đầu tư, xã hội hoá giáo dục còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục mầm non.

Hiện nay, Luật Giáo dục chỉ quy định về phổ cập cho trẻ 5 tuổi, để thực hiện phổ cập giáo dục mầm non trẻ mẫu giáo cần sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục. Việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi, nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và thực hiện mục tiêu "hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo vào năm 2030" trong bối cảnh hiện nay là cấp thiết và phù hợp với quy định của pháp luật tại Khoản 2, Điều 15 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; các chính sách đề xuất tại dự thảo Nghị quyết không trái, không chồng chéo, không mâu thuẫn với các Luật hiện hành.

Hà Lam
Bác sĩ cảnh báo nguy hiểm khi sử dụng nước giếng nấu ăn​
Bác sĩ cảnh báo nguy hiểm khi sử dụng nước giếng nấu ăn​

Ngày 23/6, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (Thành phố Hồ Chí Minh) phát thông tin cảnh báo về trường hợp một bé gái 16 tháng tuổi bị tím tái, nguy kịch sau khoảng 1 giờ ăn ghẹ và canh cải bó xôi nấu với nước giếng. May mắn, bé gái đã được cấp cứu kịp thời.

Hàng trăm trẻ em bị dị tật, mắc bệnh lý hiểm nghèo được phẫu thuật, điều trị miễn phí
Hàng trăm trẻ em bị dị tật, mắc bệnh lý hiểm nghèo được phẫu thuật, điều trị miễn phí

Trải qua 19 năm hoạt động (2006 - 2025), Quỹ từ thiện Nâng bước tuổi thơ do Bệnh viện FV TP Hồ Chí Minh khởi xướng đã thực hiện phẫu thuật, điều trị cho 870 trẻ mắc bệnh lý hiểm nghèo, dị tật bẩm sinh hoặc do tai nạn có hoàn cảnh khó khăn. Đáng chú ý, các trường hợp này được phẫu thuật bởi chính các chuyên gia nổi tiếng thế giới và Việt Nam.

Nơi giáo dục nhân văn bắt đầu từ sự thấu cảm với trẻ rối loạn phát triển
Nơi giáo dục nhân văn bắt đầu từ sự thấu cảm với trẻ rối loạn phát triển

(SKTE) - Sự gia tăng nhanh chóng số lượng trẻ tự kỷ đặt ra yêu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực chuyên sâu trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt. Ngành Giáo dục trẻ rối loạn phát triển đang mở ra hướng đi nhân văn, giàu ý nghĩa xã hội và cơ hội nghề nghiệp rộng mở cho những người trẻ có trái tim đồng cảm và khát vọng cống hiến.

Tháng hành động vì trẻ em Chung tay, ưu tiêu nguồn lực hoàn thành các mục tiêu
Tháng hành động vì trẻ em: Chung tay, ưu tiêu nguồn lực hoàn thành các mục tiêu

Diễn ra từ ngày 1/6 đến 30/6/2025, Tháng hành động vì trẻ em năm nay mang chủ đề “Ưu tiên nguồn lực hoàn thành các mục tiêu vì trẻ em”. Hoạt động này nhằm nâng cao nhận thức và thúc đẩy sự chung tay của toàn xã hội trong công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, những chủ nhân tương lai của đất nước. Đây cũng là dịp để đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ thiết yếu, góp phần xây dựng một Việt Nam phát triển phồn vinh, hạnh phúc và bền vững hơn.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự