Thứ Bảy, 07/06/2025 14:35 (GMT+7)

Điều trị cho bệnh nhân nhập viện cấp cứu, nguy kịch do sốc nhiệt

(SKTE) - Theo Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương thông tin, các bác sĩ tại Khoa Cấp cứu đã tiếp nhận bệnh nhân T.V.T, 42 tuổi, quê Bắc Ninh, vào nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch do sốc nhiệt, làm việc ngoài trời giữa thời tiết nắng nóng gay gắt. Bác sĩ khuyến cáo, cần đặc biệt thận trọng khi làm việc trong điều kiện thời tiết oi bức; nếu có người bị say nắng hoặc sốc nhiệt, cần nhanh chóng đưa nạn nhân vào nơi mát mẻ, cho uống nước nếu còn tỉnh táo và nhanh chóng chuyển đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Ảnh đại diện tin bài

Điều trị cho bệnh nhân nhập viện cấp cứu, nguy kịch do sốc nhiệt.

Hà Nội: Cháy nhà dân trong đêm ở phố Thái Hà, 7 người được giải cứuNắng nóng gay gắt, 7 người nhập viện cấp cứu, 1 ca phải đặt ống nội khí quảnĐà Nẵng: Đảm bảo an ninh, an toàn cho kỳ thi lớp 10 Trung học phổ thông

Thời gian gần đây, thời tiết tại thành phố Hà Nội và nhiều khu vực trên cả nước có nắng nóng diện rộng, nhiệt độ cao oi bức, ảnh hưởng tới sinh hoạt người dân và môi trường làm việc. Thậm chí, nhiều người đã bị sốc nhiệt, ảnh hưởng sức khỏe vì làm việc dưới trời nắng nóng nhiều giờ.

Sốc nhiệt do làm việc ngoài trời nắng nóng, nhiệt độ cao

Điển hình, ngày 5/6 vừa qua, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận và điều trị cho một nam bệnh nhân nguy kịch vì sốc nhiệt do làm việc ngoài trời nắng 42 độ. Theo đó, nam bệnh nhân (42 tuổi, quê Bắc Ninh), được chuyển đến Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng nguy kịch sau một ngày làm việc ngoài trời giữa thời tiết nắng nóng gay gắt.

Bệnh nhân T.V.T, làm nghề thợ xây, bắt đầu cảm thấy mệt lả vào khoảng 15 - 16h sau nhiều giờ lao động liên tục dưới trời nắng. Anh trở nên thẫn thờ, không giao tiếp, sau đó xuất hiện các biểu hiện bất thường như co giật, rối loạn ý thức và mất kiểm soát hành vi. Khi được người nhà đưa đến cơ sở y tế, bệnh nhân đã trong tình trạng co cứng toàn thân, cắn vào lưỡi gây chảy máu khoang miệng và sốt cao tới 42 độ C.

Bệnh nhân đang được bác sĩ theo dõi và điều trị tích cực tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. (Ảnh: BVCC) 

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Trương Tư Thế Bảo - người trực tiếp điều trị, bệnh nhân nhập viện, với các dấu hiệu điển hình của tình trạng sốc nhiệt nghiêm trọng, bao gồm: "Tăng thân nhiệt quá mức, rối loạn thần kinh trung ương như co giật, lơ mơ, hôn mê; kèm theo rối loạn điện giải và tổn thương gan và thận cấp tính.

Đáng lưu ý, người bệnh có tiền sử lạm dụng rượu, xơ gan - yếu tố này thúc đẩy bệnh nhân dễ bị say nắng, say nóng và tình trạng khi mắc say nắng, say nóng cũng diễn tiến nặng nề và phục hồi chậm hơn bình thường. Các xét nghiệm cho thấy men gan tăng cao - dấu hiệu rõ rệt của tổn thương gan, nhiều khả năng do tác động đồng thời của rượu và sốc nhiệt", bác sĩ Bảo cho biết.

Người nhà bệnh nhân cho biết bệnh nhân có thói quen uống rượu thường xuyên, dù sức khỏe đã suy giảm đáng kể trong thời gian gần đây. Việc lạm dụng rượu không chỉ khiến gan bị tổn thương sẵn mà còn làm giảm khả năng thích nghi của cơ thể với nắng nóng, khiến cơ thể dễ suy sụp khi gặp thời tiết nắng nóng cực đoan.

Hiện tại, bệnh nhân T.V.T đã qua cơn nguy kịch, đang được theo dõi sát tại bệnh viện và điều trị tích cực bằng các biện pháp như truyền dịch, điều chỉnh điện giải, hỗ trợ chức năng gan, thận... Các chỉ số sinh hóa sẽ tiếp tục được theo dõi để đánh giá khả năng hồi phục trong những ngày tới.

Cẩn trọng nguy cơ bị sốc nhiệt, khi làm việc ngoài trời nắng nóng gay gắt, mùa hè nhiệt độ tăng cao. (Ảnh minh họa) 

Sốc nhiệt - nguy cơ dẫn tới hôn mê sâu, suy gan cấp...

Theo bác sĩ Thế Bảo, cho biết: "sốc nhiệt là hậu quả của tình trạng cơ thể bị tích tụ nhiệt do môi trường nắng nóng kéo dài, khi các cơ chế điều nhiệt tự nhiên không còn hoạt động hiệu quả. Có 2 cơ chế hay gặp, trong đó do nắng chiếu trực tiếp vào đầu và cổ gáy, có thể gây rối loạn thần kinh trung ương, dẫn đến lơ mơ, ngất hoặc thậm chí tử vong. Hai là môi trường nóng do tiếp xúc lâu với nhiệt độ môi trường cao khiến cơ thể không thể đào thải nhiệt kịp thời, dẫn đến rối loạn điện giải, suy tuần hoàn và tổn thương đa cơ quan như gan, thận, não".

Những triệu chứng ban đầu của sốc nhiệt bao gồm mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, thở nhanh, thân nhiệt tăng cao, lơ mơ và co giật. Nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời, bệnh nhân có thể nhanh chóng rơi vào hôn mê sâu, suy gan cấp, hoại tử cơ, suy đa cơ quan và tử vong.

Dấu hiệu khi bị sốc nhiệt và cách phòng tránh. 

 Tránh làm việc ngoài trời nắng gắt - Uống đủ nước và bổ sung điện giải

Các bác sĩ khuyến cáo, người lao động ngoài trời cần được bố trí thời gian nghỉ ngơi hợp lý, đặc biệt tránh làm việc trong khung giờ nắng gắt từ 10h đến 16h. Khi làm việc, nên đội mũ rộng vành, mặc quần áo dài tay, sử dụng khăn bảo vệ cổ gáy, đồng thời uống đủ nước và bổ sung điện giải đều đặn để tránh mất nước và rối loạn thân nhiệt.

Khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường như mệt lả, choáng váng hoặc đau đầu, cần lập tức dừng công việc, tìm nơi râm mát để nghỉ ngơi và theo dõi sát tình trạng sức khỏe. Với những người có bệnh mạn tính như xơ gan, suy thận… hoặc đang lạm dụng rượu, nguy cơ bị sốc nhiệt và các biến chứng nghiêm trọng sẽ cao hơn nhiều.

"Do đó, cần đặc biệt thận trọng khi làm việc trong điều kiện thời tiết oi bức. Nếu nghi ngờ có người bị say nắng hoặc sốc nhiệt, cần nhanh chóng đưa nạn nhân vào nơi mát mẻ, hạ thân nhiệt bằng cách lau người bằng khăn ấm, quạt nhẹ, cho uống nước nếu còn tỉnh táo và nhanh chóng chuyển đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời", bác sĩ Bảo cho biết thêm.

Biện pháp tránh sốc nhiệt. (Ảnh TTXVN) 

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), vừa có Công văn số 804/KCB-QLCL&CĐT gửi Giám đốc bệnh viện, Sở Y tế các tỉnh, thành phố; Thủ trưởng y tế các bộ, ngành về việc chăm sóc sức khỏe cho người bệnh và nhân viên y tế tại cơ sở KCB khi thời tiết có nắng nóng.

Để phòng chống nắng nóng cho người bệnh và nhân viên y tế, bảo đảm an toàn và nâng cao sự hài lòng người bệnh, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đề nghị: thủ trưởng các đơn vị khẩn trương thực hiện các biện pháp nhằm tăng cường phòng, chống nắng nóng để chủ động bảo vệ sức khỏe người bệnh và nhân viên y tế.

Theo đó, các đơn vị chuẩn bị sẵn sàng thuốc, trang thiết bị, phương tiện cấp cứu tại viện và ngoại viện; tập huấn, hướng dẫn lại các kỹ năng cấp cứu người say nắng, sốc nhiệt và đặc biệt là đột quỵ; sẵn sàng cấp cứu kịp thời người bệnh.

Các đơn vị y tế phối hợp với đơn vị truyền thông, cơ sở y tế dự phòng trên địa bàn tuyên truyền vận động người dân chủ động phòng chống nắng nóng và thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột. Đồng thời, các đơn vị rà soát việc thực hiện các tiêu chí có liên quan trong Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện 2.0: tăng cường thông khí tại các khu vực có đông người bệnh.

Đại Lộc
Cuộc thi Olymic Vật lý quốc tế 2025 Việt Nam lọt tốp 10 đội xuất sắc nhất
Cuộc thi Olymic Vật lý quốc tế 2025: Việt Nam lọt tốp 10 đội xuất sắc nhất

(SKTE) - Thông tin trên vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố sáng nay, 24/7. Cả 5 học sinh đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic Vật lý Quốc tế (IPhO) năm 2025 đều đoạt huy chương với 1 huy chương Vàng, 4 huy chương Bạc. Với kết quả này, Việt Nam lọt tốp 10 quốc gia có thành tích xuất sắc nhất tại kỳ thi.

Khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần quốc tế trong sáng cho thế hệ trẻ
Khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần quốc tế trong sáng cho thế hệ trẻ

Ngày 22/7, tại Nghĩa trang Liệt sỹ Đức Cơ (xã Đức Cơ, tỉnh Gia Lai), Ban Vận động Liên hiệp Quân tình nguyện và Chuyên gia quân sự Việt Nam - Lào - Campuchia phối hợp với Doanh nghiệp xã hội Word of Life Việt Nam và chính quyền địa phương tổ chức lễ tưởng niệm, tri ân các anh hùng, liệt sỹ đã anh dũng hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc và nghĩa vụ quốc tế cao cả.

Lối sống ít vận động khiến bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng trẻ hoá
Lối sống ít vận động khiến bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng trẻ hoá

Thoát vị đĩa đệm từng được coi là bệnh của tuổi trung niên hay người lao động nặng, nhưng hiện nay, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Đáng báo động, các bệnh viện ghi nhận nhiều trường hợp mắc bệnh khi mới ngoài 20 tuổi, thậm chí ở lứa tuổi học đường nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

Hà Nội yêu cầu tăng cường ứng phó bão số 3, trực ban 24 24, đảm bảo an toàn cho người dân, cơ sở hạ tầng
Hà Nội yêu cầu tăng cường ứng phó bão số 3, trực ban 24/24, đảm bảo an toàn cho người dân, cơ sở hạ tầng

(SKTE) - Trước diễn biến rất mạnh, nhanh và nguy hiểm của cơn bão số 3 (bão Wipha), Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện yêu cầu các sở, ngành, địa phương trên địa bàn Thành phố khẩn trương triển khai các biện pháp chủ động ứng phó với thiên tai, đảm bảo an toàn cho người dân và cơ sở hạ tầng.

Bão số 3 mạnh cấp 12, hướng thẳng vào khu vực từ Quảng Ninh đến Nghệ An
Bão số 3 mạnh cấp 12, hướng thẳng vào khu vực từ Quảng Ninh đến Nghệ An

Tính đến 13h ngày 21/7, bão số 3 (Wipha) đã mạnh thêm 1 cấp, cấp 10, giật cấp 12, cách Hưng Yên khoảng 280km, cách Ninh Bình khoảng 310km về phía Đông Đông Bắc. Di chuyển theo hướng Tây Tây Nam với tốc độ 10-15km/h. Dự báo, trong 24h tới, vùng núi phía Đông Bắc: do tương tác giữa gió đông bắc và địa hình cánh cung, mưa sẽ gia tăng tại khu vực này; vùng núi Thanh Hóa - Nghệ An: là vùng trọng điểm mưa lớn, được xác định là “tâm mưa” do đặc điểm địa hình ở phía bắc dãy Trường Sơn.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: 42 Ngô Thì Nhậm, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự