Thứ Bảy, 19/10/2024 15:25 (GMT+7)

Hãy thật sự hòa mình vào thế giới tuổi thơ

Bên cạnh câu chuyện đội ngũ tác giả viết cho đối tượng độc giả nhí thiếu vắng, sách ngoại lấn át sách nội... giới chuyên môn khẳng định, vấn đề khiến mảng văn học thiếu nhi vẫn còn những “khoảng trống” là vì nhiều cây viết chưa thật sự hòa mình vào thế giới riêng của trẻ, điều này khiến tác phẩm thiếu sự gần gũi và kém hấp dẫn các bạn nhỏ.
Ảnh đại diện tin bài

Nhà văn Nguyễn Quang Thiều giao lưu cùng độc giả nhí. Ảnh: NIÊ THANH MAI

Nhà văn Nguyễn Quang Thiều giao lưu cùng độc giả nhí. Ảnh: Niê Thanh Mai

Kiếm tìm sự đồng cảm

Trao đổi với Văn Hóa, nhà thơ Lữ Mai cho biết, trong vài năm trở lại đây, văn học thiếu nhi đang dần lấy lại bầu không khí sôi động khi số lượng sách được xuất bản tăng lên. Nhiều giải thưởng, cuộc thi được tổ chức nhằm khích lệ phong trào sáng tác cho trẻ em như Giải thưởng Sách quốc gia, Giải thưởng thiếu nhi Dế Mèn... Những tín hiệu tích cực này cho thấy, văn học thiếu nhi đang ngày càng nhận được sự quan tâm.

Tuy nhiên, nhà thơ Lữ Mai khẳng định, mảng sáng tác này vẫn còn không ít “khoảng trống” trong chặng đường phát triển. “Khoảng trống” lớn nhất hiện nay phải kể đến là thiếu sự đồng điệu về tâm hồn giữa người viết và độc giả nhỏ tuổi. Theo nữ nhà thơ, sở dĩ các em chưa tìm được sự đồng cảm là vì chưa thấy hình ảnh của mình trong đó. Hiếm cuốn sách, tác phẩm khiến các em bất ngờ, lôi cuốn đến mức không thể rời mắt, nguyên nhân là bởi các nhà văn, nhà thơ viết văn học thiếu nhi vẫn sáng tác với vị trí là những người lớn hướng đến đối tượng nhỏ tuổi chứ chưa thật sự “là các em”, hiểu các em để viết.

“Sở dĩ, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh có nhiều tác phẩm lớn, hấp dẫn thiếu nhi vì ông dường như hòa vào thế giới của các em. Khi ông “đối thoại” trong tác phẩm, bạn đọc đôi khi không thể phân biệt được đâu là lời của ông, đâu là lời của thiếu niên nhi đồng. Tức là, nhờ tìm hiểu kỹ, sâu về thế giới tuổi thơ, ông đã có sự “trẻ hóa” ngôn ngữ. Trên văn đàn hiện nay, chúng ta không thể điểm được hiện tượng văn học nào đặc biệt hơn Nguyễn Nhật Ánh. Ông thành công là vì hiểu được các em đang nghĩ gì, cần gì, muốn gì”, nhà thơ Lữ Mai bày tỏ.

Cũng vì chưa nhiều tác phẩm “nội địa” hấp dẫn, tại không ít hiệu sách hiện nay thực trạng tác phẩm nước ngoài “lấn át” hoàn toàn văn học thiếu nhi Việt Nam. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam cho biết, ông luôn trăn trở câu chuyện sách văn học thiếu nhi nước ngoài được bày bán nhan nhản trên thị trường, trong khi đó những tác phẩm đậm chất văn hóa Việt Nam lại thiếu vắng. Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khẳng định, để các em lớn lên trở thành người tử tế, hiểu rõ tinh thần dân tộc thì buộc phải có thật nhiều tác phẩm văn học mang đậm chất văn hóa Việt; chứa đựng những giá trị về phong tục, tập quán, lịch sử dân tộc…

Cần sự lắng nghe

Nhà thơ Lữ Mai cho rằng, để giải quyết những tồn tại nêu trên, cần nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ tác giả, người làm sách về tầm quan trọng của văn học thiếu nhi. Trong đó có việc muốn viết hay về trẻ thì các cây bút phải xác định có sự tìm tòi, đi sâu vào thực tế chứ không phải “chỉ ngồi nhà và tưởng tượng”. Đặc biệt, nhà thơ Lữ Mai nhận định, việc tổ chức các trại sáng tác văn học thiếu nhi cần được tăng cường, có sự tham gia của những chủ thể là chính các em. “Chúng ta không nên để một trại sáng tác văn học thiếu nhi nhưng lại chỉ toàn... người lớn. Sự xuất hiện của các em sẽ giúp đội ngũ sáng tác hiểu được tâm tư, tâm hồn của trẻ nhỏ thông qua những ý kiến, bày tỏ; từ đó có những áng văn đi vào lòng các em, tạo sự đồng cảm. Với tính chất đặc thù, nếu không làm được điều này thì trại sáng tác văn học thiếu nhi có tổ chức ra cũng chỉ dừng lại ở tính hình thức”, nhà thơ Lữ Mai chia sẻ.

Nữ nhà thơ cũng cho rằng, các Ban, Bộ, ngành cần có tiếng nói để “thức tỉnh” các cây viết, khiến họ hăng say hơn trong sáng tác văn học dành cho thiếu nhi. Ai cũng từng là con trẻ, có chăng do tác động của ngoại cảnh mà họ đôi khi quên mất ý thức trách nhiệm cần sáng tác cho lứa tuổi măng non. Tiếng nói ấy còn được hiểu là tiếng nói kêu gọi để dồn nguồn lực ưu tiên phát triển văn học thiếu nhi.

Nhà văn Thái Chí Thanh, Chủ tịch Hội đồng Văn học thiếu nhi (Hội Nhà văn Việt Nam) nhận định, tìm được sự đồng cảm với thiếu nhi, nhất là trong bối cảnh hiện nay không phải là chuyện dễ. Sự phát triển của công nghệ khiến các em được tiếp cận với nhiều luồng thông tin, nhiều yếu tố tác động đến gu thưởng thức. Điều này buộc văn học viết cho lứa tuổi này cũng phải có sự thay đổi, mang hơi thở đương đại. Nhà văn cho rằng, bên cạnh xây dựng cốt truyện dựa trên những hình tượng như quả thị, mắt na, mặt trăng, mặt trời… các tác giả hoàn toàn có thể đưa vào tác phẩm của mình yếu tố hiện đại để phù hợp với thị hiếu đọc của các em ngày nay.

Đặc biệt về lâu dài, nhà văn Thái Chí Thanh nhận định, cần có nguồn lực tổ chức thêm những hội thảo, tọa đàm để giới văn chương thẳng thắn nhìn nhận những thiếu sót cũng như phát triển công tác lý luận, phê bình văn học thiếu nhi hiện nay. Không ít nhà văn, nhà thơ cho rằng, từ lý luận, phê bình, các cây viết mới “soi chiếu” bản thân, tìm ra hướng đi mới trong phát triển các tác phẩm văn học dành cho độc giả nhí. Ngoài ra, cần sớm tính đến phương án công nhận truyện tranh là văn học thiếu nhi bởi mảng sách này luôn có sức hút đặc biệt với các em.

Tác giả Dương Thị Thảo Nguyên (đoạt giải A, đợt 1 Cuộc vận động sáng tác văn học viết về đề tài thiếu nhi giai đoạn 2021- 2025) thừa nhận, văn học thiếu nhi khá khó viết vì phải chọn lọc từ vựng sao cho thật khéo kết hợp với yếu tố hài hước. Thông điệp không được nặng giáo điều nhưng vẫn mang tính giáo dục, hình thức thể hiện cũng phải khiến các bạn nhỏ cảm thấy hào hứng, mong muốn được khám phá nhiều hơn.

Nguồn: baovanhoa.vn

0
Thị trấn Phú Minh Phát động phong trào thi đua năm 2025
Thị trấn Phú Minh: Phát động phong trào thi đua năm 2025

(SKTE) - Đảng bộ và nhân dân thị trấn Phú Minh đẩy mạnh các phong trào thi đua trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội năm 2025. Tất cả cùng đoàn kết vượt qua khó khăn, phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Cụ thể, tổng giá trị sản xuất phấn đấu đạt: 216.470.000.000 đồng; Tăng trưởng kinh tế xã hội 8-10%;Thu nhập bình quân đầu người phấn đấu đạt 75.000.000đ/người/năm;

Chặn biến tướng trong phong tục, văn hóa Tết
Chặn biến tướng trong phong tục, văn hóa Tết

Tết Nguyên đán không chỉ là ngày lễ quan trọng trong năm mới, đây còn là dịp để người dân tôn vinh những giá trị truyền thống, gắn kết gia đình và xã hội. Tuy nhiên, trong đời sống hiện đại, một số phong tục, văn hóa Tết có nguy cơ bị biến tướng, mai một.

Tưng bừng hội chợ “Tết Đong Đầy” của Trung tâm Ước Mơ Xanh
Tưng bừng hội chợ “Tết Đong Đầy” của Trung tâm Ước Mơ Xanh

(SKTE) - “Tết Đong Đầy” là chủ đề hội chợ quê năm thứ hai liên tiếp do Trung tâm Tư vấn và Giáo dục trẻ chậm phát triển Ước Mơ Xanh (huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) tổ chức ngày 10/1/2025 vừa qua nhằm bồi đắp vốn hiểu biết văn hóa Việt cho trẻ, giúp cho trẻ mở rộng vốn hiểu về thế giới xung quanh, tăng cường kỹ năng giao tiếp và kỹ năng sống.

Lan rộng phong trào hiến máu tình nguyện dịp Tết trong toàn xã hội
Lan rộng phong trào hiến máu tình nguyện dịp Tết trong toàn xã hội

(SKTE)- Ngày 15/1, tại tỉnh Thái Nguyên, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức phát động Chiến dịch vận động hiến máu tình nguyện “Lễ hội Xuân hồng” năm 2025 với thông điệp “Hiến máu đầu Xuân - Nhân lên hạnh phúc”.

Nỗi khổ của người dân chạy cả trăm cây số xin sửa tên bệnh Lại tiếp tục nghiên cứu rà soát và hướng dẫn
Nỗi khổ của người dân chạy cả trăm cây số xin sửa tên bệnh: Lại tiếp tục nghiên cứu rà soát và hướng dẫn

(SKTE) - Theo lãnh đạo Sở Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) Quảng Nam, đơn vị cùng với Sở Y tế hướng dẫn địa phương rà soát, xem xét giải quyết những trường hợp thuộc diện được hưởng hỗ trợ theo Nghị quyết 29 nhưng gặp vướng mắc khi ghi tên bệnh trong hồ sơ bệnh án không trùng với tên trong danh mục 42 tên bệnh hiểm nghèo.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Báo điện tử Thừa Thiên Huế
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Chịu trách nhiệm nội dung:
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập, Trưởng VP đại diện phía Nam: TS. Nguyễn Chí Tân.
Trưởng ban thư ký Tòa soạn: Phạm Việt Hưng.
Giám đốc Trung tâm Truyền thông: Hà Diệu Hiền
P. Trưởng ban Trị sự: Lê Minh Nam.
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam