Thứ Năm, 26/12/2024 07:21 (GMT+7)

Tích cực xóa bỏ tình trạng lao động trẻ em

Việt Nam có khoảng 1,7 triệu trẻ em tham gia hoạt động kinh tế, chiếm 9,1% tổng số trẻ trong độ tuổi 5 - 17 của cả nước. Trong số này, có đến 1,1 triệu trẻ em được xác định là lao động trẻ em, chiếm 58,8% trẻ em tham gia hoạt động kinh tế. Vì vậy để giải quyết tình trạng lao động trẻ em trái quy định của pháp luật, cần có những giải pháp thích hợp.
Ảnh đại diện tin bài

Giải cứu 4 ngư dân bị thủng thân tàu do đâm vào vách đáNhững điểm mới về sử dụng mạng xã hội từ 25/12/2024Tự chế pháo nổ và những hậu quả nghiêm trọng

Pháp luật cho phép việc sử dụng lao động trẻ em nhưng nghiêm cấm hành vi bóc lột sức lao động trẻ em. Luật trẻ em 2016 hướng dẫn, bóc lột trẻ em là hành vi bắt trẻ em lao động trái quy định của pháp luật về lao động; trình diễn hoặc sản xuất sản phẩm khiêu dâm; tổ chức, hỗ trợ hoạt động du lịch nhằm mục đích xâm hại tình dục trẻ em; cho, nhận hoặc cung cấp trẻ em để hoạt động mại dâm và các hành vi khác sử dụng trẻ em để trục lợi.

Theo thống kê của Cục Trẻ em – Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, hiện có khoảng 1 triệu trẻ em dưới 17 tuổi đang phải lao động trái pháp luật, chiếm 5,3% tổng số trẻ em trong cả nước, trong đó có hơn 500.000 trẻ em phải làm việc trong những điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Trong số lao động trẻ em chỉ có 45,2% hiện vẫn còn tiếp tục đi học, 52% đã thôi học và 2,8% chưa bao giờ đi học.

Cụ thể, buôn bán và khai thác tình dục trẻ em vì mục đích thương mại (CSEC) là hành vi vi phạm tổng thể các quyền của trẻ em, gây ảnh hưởng đến hạnh phúc của trẻ đồng thời tước bỏ của các em cơ hội được  phát triển tối đa tiềm năng của mình. Ở Việt Nam, trẻ em vẫn là đối tượng dễ bị khai thác nghiêm trọng, dưới hình thức bị buôn bán phục vụ cho hoạt động mại dâm, khiêu dâm, lao động cưỡng bức, lao động nô lệ hoặc lấy nội tạng.

Sự xuất hiện của công nghệ kỹ thuật số, mà Việt Nam nằm trong số các quốc gia có lượng người dùng internet cao nhất ở châu Á, gắn với sự leo thang của hoạt động buôn bán người và khai thác tình dục trẻ em vì mục đích thương mại.

Ảnh minh hoạ. 

Đã có những bằng chứng rõ ràng rằng việc khai thác và lạm dụng như vậy có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ cả về ngắn hạn và dài hạn, tăng nguy cơ mắc bệnh, mang thai ngoài ý muốn, trầm cảm, bị kỳ thị, phân biệt đối xử và khó khăn ở trường.

Tội phạm sử dụng internet và điện thoại di động để gạ gẫm, thu hút, quấy rối và tống tiền trẻ em để khai thác tình dục. Chỉ một tỷ lệ nhỏ hành vi khai thác và lạm dụng như vậy được báo cáo và điều tra, với rất ít đối tượng gây án phải chịu trách nhiệm.

Những yếu tố này làm giảm khả năng học hỏi và giao tiếp của trẻ cũng như ảnh hưởng đến việc chuyển tiếp sang tuổi trưởng thành với những hậu quả bất lợi sau này trong cuộc sống.

Với hệ thống bảo vệ trẻ em và dịch vụ chuyên môn tại Việt Nam còn trong giai đoạn đầu và chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của những em dễ bị tổn thương.

Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã xây dựng, hoàn thiện các quy định của pháp luật và thực hiện nhiều chính sách đồng bộ nhằm bảo vệ trẻ em và giảm thiểu lao động trẻ em. Trong hơn 3 thập niên qua, nước ta đã đạt được thành tựu rất lớn về xóa đói giảm nghèo, nhờ đó, tỷ lệ lao động trẻ em ở Việt Nam thấp hơn 2% so với trung bình của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương thấp hơn 4,2% so với toàn cầu.. Nỗ lực của Việt Nam trong việc kéo giảm tình trạng lao động trẻ em đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận.

Thanh Huyền tổng hợp
Khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần quốc tế trong sáng cho thế hệ trẻ
Khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần quốc tế trong sáng cho thế hệ trẻ

Ngày 22/7, tại Nghĩa trang Liệt sỹ Đức Cơ (xã Đức Cơ, tỉnh Gia Lai), Ban Vận động Liên hiệp Quân tình nguyện và Chuyên gia quân sự Việt Nam - Lào - Campuchia phối hợp với Doanh nghiệp xã hội Word of Life Việt Nam và chính quyền địa phương tổ chức lễ tưởng niệm, tri ân các anh hùng, liệt sỹ đã anh dũng hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc và nghĩa vụ quốc tế cao cả.

Lối sống ít vận động khiến bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng trẻ hoá
Lối sống ít vận động khiến bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng trẻ hoá

Thoát vị đĩa đệm từng được coi là bệnh của tuổi trung niên hay người lao động nặng, nhưng hiện nay, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Đáng báo động, các bệnh viện ghi nhận nhiều trường hợp mắc bệnh khi mới ngoài 20 tuổi, thậm chí ở lứa tuổi học đường nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

Hà Nội yêu cầu tăng cường ứng phó bão số 3, trực ban 24 24, đảm bảo an toàn cho người dân, cơ sở hạ tầng
Hà Nội yêu cầu tăng cường ứng phó bão số 3, trực ban 24/24, đảm bảo an toàn cho người dân, cơ sở hạ tầng

(SKTE) - Trước diễn biến rất mạnh, nhanh và nguy hiểm của cơn bão số 3 (bão Wipha), Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện yêu cầu các sở, ngành, địa phương trên địa bàn Thành phố khẩn trương triển khai các biện pháp chủ động ứng phó với thiên tai, đảm bảo an toàn cho người dân và cơ sở hạ tầng.

Bão số 3 mạnh cấp 12, hướng thẳng vào khu vực từ Quảng Ninh đến Nghệ An
Bão số 3 mạnh cấp 12, hướng thẳng vào khu vực từ Quảng Ninh đến Nghệ An

Tính đến 13h ngày 21/7, bão số 3 (Wipha) đã mạnh thêm 1 cấp, cấp 10, giật cấp 12, cách Hưng Yên khoảng 280km, cách Ninh Bình khoảng 310km về phía Đông Đông Bắc. Di chuyển theo hướng Tây Tây Nam với tốc độ 10-15km/h. Dự báo, trong 24h tới, vùng núi phía Đông Bắc: do tương tác giữa gió đông bắc và địa hình cánh cung, mưa sẽ gia tăng tại khu vực này; vùng núi Thanh Hóa - Nghệ An: là vùng trọng điểm mưa lớn, được xác định là “tâm mưa” do đặc điểm địa hình ở phía bắc dãy Trường Sơn.

Chi bộ cơ quan Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam tổ chức Đại hội lần thứ nhất nhiệm kỳ 2025-2030
Chi bộ cơ quan Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam tổ chức Đại hội lần thứ nhất nhiệm kỳ 2025-2030

(SKTE) - Đại hội lần thứ I Chi bộ cơ quan Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam tổ chức ngày 18/7/2025, tại Hà Nội, đã tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ nhiệm kỳ 2020-2025 đồng thời đề ra phương hướng, mục tiêu nhiệm vụ và giải pháp thực hiện trong nhiệm kỳ tới.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: 42 Ngô Thì Nhậm, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự