Thứ Sáu, 27/06/2025 10:55 (GMT+7)

Cà Mau: Xác minh, làm rõ thông tin bác sĩ bị nghi sử dụng bằng giả để hành nghề khám chữa bệnh

(SKTE) - Theo đại diện Sở Y tế tỉnh Cà Mau cho biết, Thanh tra Sở đã có buổi làm việc với một phòng chuyên môn của Công an tỉnh Cà Mau về tình huống nếu phát hiện ông N.X.H. sử dụng văn bằng không hợp pháp. “Hai bên đã thống nhất, khi nào có phản hồi của Trường Đại học Y dược TP.HCM, nếu có kết quả xác định là bằng giả thì Sở Y tế sẽ chuyển hồ sơ đến Công an tỉnh Cà Mau thụ lý theo quy định của pháp luật”.
Ảnh đại diện tin bài

Sở Y tế Cà Mau cho biết: đang xác minh, làm rõ thông tin bác sĩ bị nghi sử dụng bằng giả để hành nghề khám chữa bệnh. (Ảnh minh họa)

Tạm giữ hình sự 3 nghi phạm trong vụ nổ súng truy sát ở Cà MauBộ Y tế đề xuất sửa đổi và bổ sung nhiều quy định liên quan phòng chống thuốc giảTp Hồ Chí Minh: Nhiều cơ sở bị xử phạt, đình chỉ khám bệnh, chữa bệnhXử phạt, tước quyền sử dụng giấy phép khám chữa bệnh tại phòng khám đa khoa Cần ThơThanh Hoá: Chiêu trò của 'bác sĩ dỏm' moi tiền bệnh nhân hàng chục triệu đồngBộ Y tế vào cuộc vụ phản ánh Phòng khám Đa Khoa An Đông ở TP HCM vi phạm quy định khám chữa bệnhBộ Y tế: Đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định Luật Khám bệnh, chữa bệnhKhởi tố một Trưởng Phòng của Sở Y tế Hà NộiTpHCM: Phạt nặng nhiều cá nhân, cơ sở khám chữa bệnh có sai phạm

Vừa qua, tại buổi họp báo thường kỳ Quý 2 năm 2025, thông tin với phóng viên báo chí, theo ông Vương Hữu Tiến - Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Cà Mau, cho biết: Đơn vị đã nắm được thông tin về việc một bác sĩ bị nghi sử dụng văn bằng không hợp pháp, để hành nghề khám chữa bệnh và hiện đang phối hợp với cơ quan chức năng xác minh, làm rõ và xử lý.

Theo lãnh đạo Sở Y tế Cà Mau thông tin: đó là trường hợp của ông N.X.H (50 tuổi), ngụ tại tỉnh Cà Mau. Ông N.X.H được clà bác sĩ đa khoa, được Trường Đại học Y dược TP.HCM cấp bằng tốt nghiệp loại chính quy, ngành Y đa khoa năm 2004; các số hiệu bằng, và số vào sổ liên quan...

Theo ông Vương Hữu Tiến - Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Cà Mau cho hay, thì ông đã nắm được thông tin về việc này qua phản ánh của Phòng khám đa khoa H.Đ (TP.Cà Mau).

“Theo phản ánh của Phòng khám đa khoa H.Đ thì ông H. đã sử dụng bằng bác sĩ, cấp ngày 5/9/2004  không phải do Trường Đại học Y dược TP.HCM cấp, có công văn phản hồi của Trường đại học Y dược TP.HCM gửi đến Phòng khám đa khoa H.Đ. Tuy nhiên, để có có sở xác minh, ngày 5/6 vừa qua, Sở Y tế Cà Mau đã có công văn số 2411/SYT-TTr gửi đến Trường đại học Y dược TP.HCM về việc xác minh văn bằng chuyên môn của ông H. Hiện nay, Sở Y tế Cà Mau chưa và đang chờ sự phản hồi của Trường Đại học Y dược TP.HCM”. - ông Tiến thông tin.

Về hướng xử lý, theo đại diện Sở Y tế tỉnh Cà Mau cho biết, Thanh tra sở đã có buổi làm việc với một phòng chuyên môn của Công an tỉnh Cà Mau về tình huống nếu phát hiện ông N.X.H. sử dụng văn bằng không hợp pháp. “Hai bên đã thống nhất, khi nào có phản hồi của Trường Đại học Y dược TP.HCM, nếu có kết quả xác định là bằng giả thì Sở Y tế sẽ chuyển hồ sơ đến Công an tỉnh Cà Mau thụ lý theo quy định của pháp luật”.

Văn bằng này, Trường Đại học Y dược TP.HCM xác định không cấp cho ông H. (Ảnh: 1TG)

Trước đó, kết quả phúc đáp của Trường Đại học Y dược TP.HCM gửi đến Phòng khám đa khoa H.Đ vào ngày 27/5 xác định bằng tốt nghiệp Đại học, ngành Y đa khoa hệ chính quy, mang tên N.X.H, sinh ngày 20/10/1975, tại Cà Mau, số hiệu bằng: 013749; số vào sổ: 438/DH04 không do này trường cấp.

Phản hồi trả lời Sở Y tế tỉnh Cà Mau, ngày 16/6 vừa qua, Trường Đại học Y dược TP.HCM cũng đã có công văn số 2512/ĐHYD-SĐH về việc xác minh bằng tốt nghiệp sau đại học cho ông N.X.H.

Tại văn bản này, Trường đại học Y dược TP.HCM khẳng định: “Văn bằng chuyên khoa cấp I, chuyên ngành Nội khoa của ông N.X.H, sinh ngày 20/10/1975 tại Cà Mau không có tên trong cơ sở dữ liệu đào tạo và cấp phát văn bằng tại Đại học Y dược TP.HCM”.

Được biết, trước khi bị phát hiện sử dụng văn bằng bác sĩ không hợp pháp, ông N.X.H từng có thời gian làm việc tại Phòng khám đa khoa Y đức Sài Gòn (xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau).

Hiện nội dung vụ việc đang phối hợp với cơ quan chức năng xác minh, làm rõ và xử lý.

Đ. Lộc
Bộ Y tế yêu cầu tháo gỡ quảng cáo trên sàn giao dịch điện tử 2 thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chứa chất cấm sibutramine
Bộ Y tế yêu cầu tháo gỡ quảng cáo trên sàn giao dịch điện tử 2 thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chứa chất cấm sibutramine

(SKTE) - Sáng 3/5, Bộ Y tế cho biết đã phát hiện một số sàn giao dịch thương mại điện tử, website, mạng xã hội đang kinh doanh, quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Dáng xuân Phục linh Gold và Best Slim Collagen có chứa chất cấm sibutramine - một hoạt chất đã bị cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khoẻ.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự