Xã hội

Hệ lụy và cảnh báo từ hiện tượng "cô đồng bát nước"

Chiêu trò

"Cô đồng bát nước" tự xưng được "tiên thánh ân đức" ban cho khả năng đặc biệt, có thể nhìn thấu mọi chuyện chỉ bằng việc đổ nước từ chai vào bát, khua cây hương bên trên rồi phán. Người đến xem bói sau khi đăng ký lịch hẹn sẽ mang theo một chai nước 1,5 lít, và sau nghi thức đơn giản, cô đồng bắt đầu phán về căn số, công danh, sự nghiệp, vận hạn... Đáng chú ý, hầu hết những người đến xem đều bị cô đồng dọa phải làm lễ trình đồng mở phủ với chi phí lớn, nếu không sẽ bị "tiên thánh phạt", "hành căn", ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc và gia đình.

Hình ảnh

Hình ảnh "cô đồng bát nước" đang hành nghề ( Ảnh cắt từ Clip)

Nhiều nạn nhân đã rơi vào bẫy của cô đồng này. Chị Thảo, thường xuyên mất ngủ và lo âu, tìm đến "cô đồng bát nước" và được phán rằng sẽ gặp hạn về tình duyên, sức khỏe, công việc, cần mở phủ trình đồng với chi phí 130 triệu đồng. Chị Linh, bị ốm, được cô đồng khuyên phải cúng một khoản tiền lớn cho người âm mới mong khỏi bệnh, dẫn đến việc chị bỏ ra 800 triệu đồng để xây đền. Sau khi thực hiện các nghi lễ tốn kém, cuộc sống của họ không những không cải thiện mà còn lâm vào bế tắc, nợ nần chồng chất.

Thách thức pháp luật

Trước những dấu hiệu lừa đảo và truyền bá mê tín dị đoan của "cô đồng bát nước", Công an quận Hai Bà Trưng, Hà Nội đã triệu tập cô lên làm việc. Được biết, vào cuối tháng 5/2024, cô đã bị xử phạt 7,5 triệu đồng về hành vi tuyên truyền mê tín dị đoan, nhưng vẫn tiếp tục hành nghề bất chấp cảnh báo từ chính quyền địa phương. Hiện tại, công an đã ra quyết định xử phạt hành chính lần thứ hai và tiếp nhận đơn tố cáo của các bị hại để làm rõ hành vi của cô đồng này.

Trang cá nhân

Trang cá nhân "cô đồng bát nước" có rất nhiều video mang yếu tố "mê tín dị đoan"

Rõ ràng, chế tài pháp luật chưa đủ sức răn đe và không ảnh hưởng gì tới cô bởi, sau khi bị xử phạt hành chính, “ cô đồng bát nước” vẫn hiên ngang hoạt động hành nghề ‘ mê tín dị đoan” không có căn cứ khoa học, dẫn đến những hành vi không phù hợp với lẽ tự nhiên, gây hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình và xã hội. Theo Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ, hành vi lợi dụng hoạt động mê tín dị đoan để trục lợi có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ vi phạm.

Những hiện tượng như "cô đồng bát nước" không chỉ gây thiệt hại về kinh tế cho nhiều người mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần, sức khỏe và hạnh phúc gia đình các nạn nhân. Việc tin tưởng mù quáng vào những lời "phán" vô căn cứ có thể dẫn đến quyết định sai lầm, bỏ lỡ cơ hội chữa trị y tế kịp thời, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng.

Lời cảnh tỉnh từ hiện tượng “ cô đồng bát nước”

Trước tình trạng mê tín dị đoan lan tràn, mỗi cá nhân cần nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức khoa học để phân biệt giữa tín ngưỡng chính đáng và mê tín dị đoan. Các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, đồng thời xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng mê tín dị đoan để trục lợi. Người dân nên cảnh giác, không nên tin tưởng mù quáng vào những lời phán vô căn cứ, tránh "tiền mất tật mang".

Việc phê phán và bài trừ mê tín dị đoan không chỉ là trách nhiệm của cơ quan chức năng mà còn là của toàn xã hội. Chỉ khi mỗi người dân tự trang bị cho mình kiến thức, tỉnh táo trước những chiêu trò lừa đảo, chúng ta mới có thể xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ, không bị chi phối bởi những hủ tục lạc hậu.

Hiện tượng "cô đồng bát nước" là hồi chuông cảnh báo về hậu quả nghiêm trọng của mê tín dị đoan trong xã hội. Đây không chỉ là vấn đề pháp lý mà còn là bài học về nhận thức và trách nhiệm của từng cá nhân. Để ngăn chặn tình trạng này, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan chức năng, truyền thông và cộng đồng. Chỉ khi thượng tôn Hiến pháp và pháp luật được thực thi nghiêm minh, ý thức xã hội được nâng cao, chúng ta mới có thể loại bỏ những hủ tục, xây dựng một xã hội văn minh, tạo động lực đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

 

Phản hồi

Các tin khác

Ảnh

Video

Phóng sự Ra mắt bộ mới Tạp chí Sức khoẻ trẻ em

Ngày 06/10/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành giấy phép hoạt động Tạp chí Sức khỏe Trẻ em, dưới cả hai hình thức: tạp chí in và tạp chí điện tử. Đây là bước phát triển quan trọng, đánh dấu sự chuyển mình đi lên của Tạp chí Tình thương và Cuộc sống - tiền thân của Tạp chí Sức khỏe Trẻ em, sau hơn 21 năm hình thành và phát triển.

Mới nhất