Tạp chí sức khỏe trẻ em
English
Thứ Bảy,  
  • Tạp chí in
  • English
  • Quảng cáo
  • Search
  • Sự kiện & Bình luận
  • Nóng 24h
  • Vấn đề quan tâm
  • Sức khỏe
  • Nghiên cứu - Trao đổi
  • Vượt lên tật nguyền
  • Tấm lòng nhân ái
  • Thế giới tuổi thơ
  • Trẻ em nghĩ gì
  • Bạn đọc
  • Trang chủ
  • Sự kiện & Bình luận
  • Nóng 24h
  • Vấn đề quan tâm
  • Sức khỏe
  • Nghiên cứu - Trao đổi
  • Vượt lên tật nguyền
  • Tấm lòng nhân ái
  • Thế giới tuổi thơ
  • Pháp luật
  • Trẻ em nghĩ gì
  • Bạn đọc
  • Multimedia
Chủ Nhật, 08/06/2025 09:34 (GMT+7)

Đồ uống có đường: Cần hàng rào thuế để bảo vệ thế hệ trẻ

Hơn một thập kỷ qua, nhiều quốc gia trên thế giới đã chủ động áp dụng chính sách thuế với đồ uống có đường nhằm xây dựng nền tảng sức khỏe cộng đồng bền vững và góp phần định hướng thị trường tiêu dùng lành mạnh. Thực tế cho thấy, những chính sách này đã mang lại nhiều kết quả tích cực.
1.jpg
 

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), người Việt tiêu thụ đồ uống có đường tăng gấp 4 lần từ 18,5 lít/người (năm 2009) lên 66,5 lít/người (năm 2023).

Trung bình một người Việt Nam tiêu thụ khoảng 46,5 gam đường/ngày, gần tới mức giới hạn tối đa 50 gam/ngày và cao gần gấp đôi so với mức khuyến cáo dưới 25 gam/ngày của WHO.

Trung bình một người Việt Nam tiêu thụ khoảng 46,5 gam đường/ngày, gần gấp đôi mức khuyến cáo dưới 25 gam/ngày của WHO.

Bác sĩ Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, hơn 10 năm trở lại đây, thông tin đại chúng và các nghiên cứu khoa học đã nêu rất nhiều tác hại liên quan đồ uống có đường. Việc sử dụng những sản phẩm này cũng đang tăng nhanh ở Việt Nam. Trong khi đó, tỷ lệ thừa cân và béo phì ở trẻ em Việt Nam là đáng báo động.

Nếu không có các can thiệp hiệu quả, ước tính đến năm 2030, Việt Nam sẽ có gần 2 triệu trẻ em trong độ tuổi 5-19 tuổi bị thừa cân, béo phì.

Nếu không có các can thiệp hiệu quả, ước tính đến năm 2030, Việt Nam sẽ có gần 2 triệu trẻ em trong độ tuổi 5 - 19 tuổi bị thừa cân, béo phì.

Bác sĩ Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia

“Về mặt khoa học, chúng ta không thể chờ nghiên cứu cho riêng trẻ em Việt Nam về những hệ lụy sức khỏe gặp phải vì đã có nhiều minh chứng. Chúng ta cần đề xuất chính sách áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường để hạn chế tiêu thụ mặt hàng này", Bác sĩ Mai nhấn mạnh.

Tiến sĩ Angela Pratt, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam, cũng đánh giá: "Trung bình, người dân Việt Nam tiêu thụ 1,3 lít đồ uống có đường mỗi tuần vì vậy, tỷ lệ thừa cân và béo phì tăng nhanh, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi. Ở các thành phố, cứ 4 thanh thiếu niên trong độ tuổi 15-19 thì có hơn 1 người bị thừa cân hoặc béo phì. Chúng ta cần có hành động để đảo ngược xu hướng tiêu cực này”.

2.jpg
Khuyến cáo từ WHO về việc hạn chế tiêu thụ đường qua các sản phẩm nước ngọt.

Có nhiều bằng chứng cho thấy tiêu thụ đồ uống có đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, sâu răng và góp phần khiến mọi người thừa cân và béo phì. Thậm chí tiêu thụ đồ uống có đường còn có thể dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và các tình trạng khác bao gồm ung thư, Tiến sĩ Angela Pratt, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam thông tin thêm.

Việt Nam, với tốc độ đô thị hóa nhanh và lối sống hiện đại đang thay đổi từng ngày, hiện đang đứng trước một thời điểm quan trọng để hành động.

Bài học từ thế giới: Tăng thuế, giảm đường, bảo vệ sức khỏe, lợi ích cộng đồng

Từ năm 2016, WHO đã kêu gọi các quốc gia nên đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường với mức khuyến nghị 20% giá bán lẻ. Cho đến nay, đã có khoảng 110 quốc gia trên thế giới đang thực hiện áp thuế đối với đồ uống có đường và tạo ra những tác động tích cực đáng kể từ chính sách này, trong đó khu vực Đông Nam Á có 7 nước.

Có khoảng 110 quốc gia trên thế giới đang thực hiện áp thuế đối với đồ uống có đường.

Các biện pháp như vậy có thể làm chậm sự gia tăng tỷ lệ thừa cân và béo phì, đặc biệt là ở trẻ em và giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm trong các thế hệ tương lai - các chuyên gia chia sẻ tại Hội thảo về tác hại của đồ uống có đường do Bộ Y tế phối hợp với WHO, Tổ chức Healthbridge Canada tại Việt Nam tổ chức.

Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy, nếu thuế làm tăng giá đồ uống lên 10%, mọi người sẽ uống ít hơn khoảng 11%. Cộng đồng thường sẽ chuyển sang đồ uống lành mạnh hơn.

Không chỉ WHO, Liên hợp quốc và nhiều tổ chức y tế toàn cầu đều đã đưa ra lập trường rõ ràng rằng, thuế với đồ uống có đường là một trong những biện pháp hiệu quả, ít tốn kém nhất để phòng chống bệnh không lây nhiễm.

Ở khu vực châu Mỹ Latinh, Mexico là quốc gia đầu tiên triển khai đánh thuế nước ngọt vào năm 2014, với mức thuế khoảng 10% giá bán lẻ. Sau năm đầu, lượng tiêu thụ đồ uống có đường giảm 7,6%. Chính sách này giúp ngăn chặn hơn 239.000 ca béo phì, tiết kiệm gần 4 tỷ USD chi phí y tế trong dài hạn và không làm giảm việc làm trong ngành sản xuất.

Tại Anh, mức thuế được áp là từ 6.000-8.000 đồng/mỗi lít tùy thuộc vào lượng đường có trong đồ uống. Việc áp thuế đối với đồ uống có đường đã giúp giảm 45 triệu kg đường trong nước giải khát tại Anh mỗi năm.

loi-ich.jpg
Giảm lượng tiêu thụ đồ uống có tác động tích cực đến sức khỏe cộng đồng. (Nguồn: WHO)

Thái Lan áp thuế đồ uống có đường từ tháng 9/2017 với mức thuế từ 778 đồng-3.500 đồng/lít. Sau 2 năm thực hiện, mức tiêu thụ đồ uống có đường trung bình/người/ngày đã giảm 2,8%; riêng với nước có ga giảm tới 17,7%.

Thuế đồ uống có đường không chỉ giúp điều chỉnh hành vi tiêu dùng và nâng cao nhận thức sức khỏe cộng đồng mà còn tạo nguồn thu đáng kể để đầu tư cho các chương trình xã hội.

Tiến sĩ Angela Pratt cũng cho biết thêm, áp dụng thuế tiêu thụ với đồ uống có đường không chỉ mang lại lợi ích cho sức khỏe, giảm chi phí liên quan đến y tế và mang lại nguồn thu cho ngân sách Chính phủ.

Tại Mexico, thuế được dùng lắp đặt máy lọc nước và giáo dục sức khỏe học đường. Ở Anh, 340 triệu bảng/năm được chi cho thể chất học sinh và bữa ăn dinh dưỡng cho trẻ em khó khăn. Thái Lan phân bổ nguồn thu cho Quỹ Phát triển Sức khỏe nhằm nâng cao nhận thức và chính sách y tế. Philippines quy định rõ: 50% dành cho bảo hiểm và hạ tầng y tế, 30% cho giáo dục và chống suy dinh dưỡng, phần còn lại dùng linh hoạt theo ưu tiên quốc gia.

Trong xu hướng toàn cầu, nhiều quốc gia đã áp dụng chính sách đánh thuế loại sản phẩm này như một công cụ hiệu quả không chỉ nhằm thay đổi hành vi tiêu dùng, mà còn tạo ra nguồn lực tài chính phục vụ các chương trình chăm sóc sức khỏe, giáo dục và an sinh xã hội. Đây là cách tiếp cận kép khi vừa giúp phòng bệnh, vừa đầu tư cho tương lai cộng đồng.

Nguyễn Trung Hiếu- nhandan.vn

Xem nhiều nhất

Đột phá trong điều trị động kinh bằng robot định vị thần kinh hàng đầu thế giới

Đột phá trong điều trị động kinh bằng robot định vị thần kinh hàng đầu thế giới

Phẫu thuật miễn phí cho trẻ em sứt môi, hở hàm ếch trong tháng 8

Phẫu thuật miễn phí cho trẻ em sứt môi, hở hàm ếch trong tháng 8

Hai bệnh viện ở TPHCM đối mặt nguy cơ quá tải sốt xuất huyết

Hai bệnh viện ở TPHCM đối mặt nguy cơ quá tải sốt xuất huyết

Xây dựng pháp luật đất đai, đảm bảo hành lang pháp lý giữa cơ quan quản lý và nhà đầu tư

Xây dựng pháp luật đất đai, đảm bảo hành lang pháp lý giữa cơ quan quản lý và nhà đầu tư

Thủ tục cấp thẻ bảo hiểm y tế sẽ thay đổi từ 15 8 2025

Thủ tục cấp thẻ bảo hiểm y tế sẽ thay đổi từ 15/8/2025

Phản hồi

IP_TRACK_REMOTE_ADDR216.73.216.49HTTP_X_FORWARDED_FOR
Thông tin người gửi phản hồi
Thông báo
Bạn đã gửi bình luận thành công.
Bình luận của bạn sẽ được quản trị duyệt trước khi hiển thị!
Thông báo
Đường truyền dữ liệu không ổn định.
Vui lòng thử lại sau!
Thông báo
Bạn chưa chọn xác thực bảo mật.

Các tin khác

Thông tin hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh sau mưa bão, lũ lụt
Thông tin hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh sau mưa bão, lũ lụt

(SKTE) - Trong và sau mưa bão, lũ lụt sẽ có rất nhiều vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh. Những dịch bệnh thường gặp trong mùa mưa lũ là: tiêu chảy cấp, bệnh đường hô hấp, bệnh về mắt, bệnh ngoài da, sốt xuất huyết. Theo đó, Bộ Y tế đã đưa ra khuyến nghị, đối với các cơ quan, đơn vị và người dân chủ động, tham gia thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh, dịch trong mùa mưa bão, lũ lụt và ngập úng...

Chính thức miễn học phí cho học sinh mầm non, giáo dục công lập từ năm học mới
Chính thức miễn học phí cho học sinh mầm non, giáo dục công lập từ năm học mới

(SKTE) - Quốc hội đã biểu quyết, chính thức thông qua Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông. Từ năm học 2025 - 2026, học sinh mầm non, giáo dục công lập trên cả nước sẽ được miễn học phí; học sinh theo học tại cơ sở giáo dục dân lập, tư thục sẽ được hỗ trợ học phí.

Những dấu mốc lịch sử quan trọng trong 100 năm báo chí cách mạng Việt Nam
Những dấu mốc lịch sử quan trọng trong 100 năm báo chí cách mạng Việt Nam

Năm 2025 đánh dấu cột mốc tròn một thế kỷ kể từ khi tờ Báo Thanh Niên – cơ quan tuyên truyền của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên – do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập, ra số đầu tiên ngày 21-6-1925. Đó cũng là ngày lịch sử mở đầu cho sự hình thành và phát triển của nền báo chí cách mạng Việt Nam – luôn gắn bó chặt chẽ với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

62 bệnh hiểm nghèo điều trị vượt tuyến vẫn được BHYT trả 100
62 bệnh hiểm nghèo điều trị vượt tuyến vẫn được BHYT trả 100%

Từ ngày 1/7/2025, người mắc 62 loại bệnh hiếm, hiểm nghèo được phép vượt tuyến, không cần giấy chuyển viện và được Quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả 100% chi phí theo quy định.

Hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống lao động trẻ em 12 6  Hãy thúc đẩy nhanh nỗ lực chấm dứt lao động trẻ em
Hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống lao động trẻ em (12/6): Hãy thúc đẩy nhanh nỗ lực chấm dứt lao động trẻ em!

(SKTE) - Cục Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế) vừa đưa ra nhiều thông điệp, nhằm Hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống lao động trẻ em năm 2025 (12/6). Đề nghị các Sở Y tế, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác truyền thông về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em tại địa phương.

Thông qua Pháp lệnh Dân số sửa đổi  Vợ chồng tự quyết định số con và thời gian sinh con
Thông qua Pháp lệnh Dân số (sửa đổi): Vợ chồng tự quyết định số con và thời gian sinh con

(SKTE) - Tại Phiên họp thứ 46, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV đã thông qua Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số, số 06/2003/PL-UBTVQH11 đã được sửa đổi, bổ sung theo Pháp lệnh số 08/2008/PL-UBTVQH12. Theo đó, tại phiên họp đã thống nhất, bỏ khoản 2: “Sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định”; giữ nguyên khoản 3.

Tháng hành động vì trẻ em Chung tay, ưu tiêu nguồn lực hoàn thành các mục tiêu
Tháng hành động vì trẻ em: Chung tay, ưu tiêu nguồn lực hoàn thành các mục tiêu

Diễn ra từ ngày 1/6 đến 30/6/2025, Tháng hành động vì trẻ em năm nay mang chủ đề “Ưu tiên nguồn lực hoàn thành các mục tiêu vì trẻ em”. Hoạt động này nhằm nâng cao nhận thức và thúc đẩy sự chung tay của toàn xã hội trong công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, những chủ nhân tương lai của đất nước. Đây cũng là dịp để đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ thiết yếu, góp phần xây dựng một Việt Nam phát triển phồn vinh, hạnh phúc và bền vững hơn.

Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết
Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết

(SKTE) - Để chủ động triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, trong đó tập trung cao điểm vào các bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, Covid-19 và dịch bệnh có nguy cơ xảy ra trong mùa mưa bão, ngập lụt. Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết để góp phần bảo vệ sức khỏe của cá nhân, gia đình và cộng đồng trước nguy cơ dịch bệnh.

Khám sàng lọc và hỗ trợ phẫu thuật miễn phí cho trẻ khuyết tật tỉnh Bình Định
Khám sàng lọc và hỗ trợ phẫu thuật miễn phí cho trẻ khuyết tật tỉnh Bình Định

(SKTE) - Trong 3 ngày (từ 05 - 07/5), Trung tâm II (Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam) phối hợp với Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định khám, sàng lọc 7 loại dị tật cho khoảng 300 trẻ khuyết tật dưới 18 tuổi có hoàn cảnh khó khăn của tỉnh Bình Định. Trong số này, khoảng 190 trường hợp có chỉ định sẽ được hỗ trợ phẫu thuật miễn phí vào cuối tháng 7.2025. Đây là hoạt động ý nghĩa nằm trong khuôn khổ Chương trình khám sàng lọc và hỗ trợ phẫu thuật miễn phí cho trẻ khuyết tật tỉnh Bình Định năm 2025.

Toàn cảnh diễn biến đại lễ 30 4 ở TP HCM
Toàn cảnh diễn biến đại lễ 30/4 ở TP.HCM

21 loạt đại bác được khai hỏa trên nền Quốc thiều của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cũng chính là pháo hiệu để mở màn cho lễ diễu binh diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Thống nhất đất nước.

Mới nhất

Đột phá trong điều trị động kinh bằng robot định vị thần kinh hàng đầu thế giới

Đột phá trong điều trị động kinh bằng robot định vị thần kinh hàng đầu thế giới

Phẫu thuật miễn phí cho trẻ em sứt môi, hở hàm ếch trong tháng 8

Phẫu thuật miễn phí cho trẻ em sứt môi, hở hàm ếch trong tháng 8

Hai bệnh viện ở TPHCM đối mặt nguy cơ quá tải sốt xuất huyết

Hai bệnh viện ở TPHCM đối mặt nguy cơ quá tải sốt xuất huyết

Xây dựng pháp luật đất đai, đảm bảo hành lang pháp lý giữa cơ quan quản lý và nhà đầu tư

Xây dựng pháp luật đất đai, đảm bảo hành lang pháp lý giữa cơ quan quản lý và nhà đầu tư

Thủ tục cấp thẻ bảo hiểm y tế sẽ thay đổi từ 15 8 2025

Thủ tục cấp thẻ bảo hiểm y tế sẽ thay đổi từ 15/8/2025

Dành cho bạn
Đột phá trong điều trị động kinh bằng robot định vị thần kinh hàng đầu thế giới

Đột phá trong điều trị động kinh bằng robot định vị thần kinh hàng đầu thế giới

Phẫu thuật miễn phí cho trẻ em sứt môi, hở hàm ếch trong tháng 8

Phẫu thuật miễn phí cho trẻ em sứt môi, hở hàm ếch trong tháng 8

Hai bệnh viện ở TPHCM đối mặt nguy cơ quá tải sốt xuất huyết

Hai bệnh viện ở TPHCM đối mặt nguy cơ quá tải sốt xuất huyết

Xây dựng pháp luật đất đai, đảm bảo hành lang pháp lý giữa cơ quan quản lý và nhà đầu tư

Xây dựng pháp luật đất đai, đảm bảo hành lang pháp lý giữa cơ quan quản lý và nhà đầu tư

Thủ tục cấp thẻ bảo hiểm y tế sẽ thay đổi từ 15 8 2025

Thủ tục cấp thẻ bảo hiểm y tế sẽ thay đổi từ 15/8/2025

Đã sao chép đường link bài viết.
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Giới thiệu Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: 42 Ngô Thì Nhậm, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự