Nghiên cứu - Trao đổi

Những sai lầm trong việc cha mẹ kiểm soát con quá mức

Cha mẹ không nên kiểm soát con quá mức sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển tương lai của trẻ. Ảnh: Pixabay

Cha mẹ không nên kiểm soát con quá mức sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển tương lai của trẻ. Ảnh: Pixabay

Các chuyên gia tâm lý chỉ ra rằng, việc dạy dỗ con là một phần quan trọng trong việc hình thành nên tính cách cũng như sự phát triển của các bé. Tuy nhiên, khi kiểm soát con quá mức, các bậc phụ huynh có thể gây ra những tác hại không mong muốn đối với con trẻ.

Theo đó, các chuyên gia tâm lý cũng chỉ ra những sai lầm cơ bản cần tránh để cha mẹ có thể tham khảo nhằm tránh việc kiểm soát trẻ quá mức.

Khi con cái bị cha mẹ kiểm soát quá mức rất dễ mất tự tin trong cuộc sống. Đặc biệt, các bé không có sự quyết đoán và dám thử thách bản thân trước những cơ hội trong cuộc sống.

Ngoài ra, việc kiểm soát con sẽ khiến các bé hình thành tính ỷ lại, dần mất đi khả năng đưa ra quyết định, giải quyết vấn đề hay chịu trách nhiệm cho hành động của chính mình. Điều này thường xảy ra bởi cha mẹ luôn can thiệp và giải quyết vấn đề hộ con.

Các chuyên gia cũng cho rằng, kiểm soát con trẻ quá mức sẽ khiến trở nên sợ hãi mọi thứ, hạn chế trong việc học hỏi kỹ năng mềm.

Bên cạnh đó, việc kiểm soát con quá mức có thể tạo ra những xung đột trong gia đình. Con cái có thể cảm thấy bị bó buộc vào những điều mình không thích hoặc không muốn lắm. Đến một lúc nào đó, chúng dễ dàng bày tỏ sự phản kháng, đi ngược lại những điều chỉ dẫn từ cha mẹ.

Khi các con cảm thấy không được tin tưởng thì sự căng thẳng trong mối quan hệ gia đình sẽ ngày tăng cao. Đây cũng là lý do khiến con cái trở nên xa cách, không muốn bày tỏ quan điểm riêng hay chia sẻ với cha mẹ.

Việc cha mẹ kiểm soát con quá mức có thể làm giảm khả năng giao tiếp xã hội của con cái. Chúng sẽ thiếu đi những kỹ năng giao tiếp cơ bản, trở nên rụt rè và không muốn xây dựng mối quan hệ bạn bè, sự tương tác xã hội một cách tự nhiên.

Dần dần, các con trở nên khép mình và hạn chế trò chuyện với những người khác. Mối quan hệ theo đó cũng dần ít đi và trở thành điểm gây trở ngại cho các con khi bước ra ngoài xã hội.

Để giải quyết các vấn đề trên, các chuyên gia tâm lý đưa ra lời khuyên rằng, các bậc phụ huynh cần có một cách dạy dỗ phù hợp với từng tính cách của con, không quá áp đặt mà nên có sự trao đổi, lắng nghe các bé để thiết lập quy tắc chung và có sự điều chỉnh linh hoạt.

Hãy cùng con thảo luận và thỏa thuận về quy tắc, giới hạn trong từng việc nhằm đảm bảo tính công bằng để trẻ có thể thoải mái thực hiện mà không cảm thấy bị áp lực, bắt buộc phải làm theo những điều không muốn.

Ngoài ra, cha mẹ đừng quên khuyến khích con cái phát triển các kỹ năng sống và chịu trách nhiệm trước những việc làm của mình. Các bậc phụ huynh hãy sẵn sàng hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho con cái học tập, tham gia nhiều hoạt động xã hội để các bé có được sự năng động, tự tin trong giao tiếp.

Phản hồi

Các tin khác

Ảnh

Video

Phóng sự Ra mắt bộ mới Tạp chí Sức khoẻ trẻ em

Ngày 06/10/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành giấy phép hoạt động Tạp chí Sức khỏe Trẻ em, dưới cả hai hình thức: tạp chí in và tạp chí điện tử. Đây là bước phát triển quan trọng, đánh dấu sự chuyển mình đi lên của Tạp chí Tình thương và Cuộc sống - tiền thân của Tạp chí Sức khỏe Trẻ em, sau hơn 21 năm hình thành và phát triển.

Mới nhất