Thứ Ba, 22/07/2025 17:11 (GMT+7)

Công an Hà Nội giải cứu nữ sinh khỏi bẫy 'bắt cóc online'

Chỉ trong vòng 1 giờ, Công an phường Ô Chợ Dừa (Hà Nội) đã kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo bằng chiêu thức “bắt cóc online”, dàn dựng hình ảnh thương tích giả để ép gia đình chuyển tiền chuộc.
Ảnh đại diện tin bài

Nạn nhân trong vụ lừa đảo "online" tại Cơ quan điều tra.

Xử phạt 9 thanh niên vi phạm quy định về an toàn giao thôngTruy tố cặp vợ chồng dùng hóa chất độc hại sản xuất hàng trăm tấn giá đỗPhá chuyên án cho vay nặng lãi, tổ chức đánh bạc

Thời gian gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều vụ lừa đảo nhắm vào học sinh, sinh viên, với thủ đoạn giả danh lực lượng Công an, vu khống nạn nhân liên quan đến hoạt động tội phạm, yêu cầu nộp tiền “phục vụ điều tra”. Đáng lo ngại, các đối tượng lừa đảo còn sử dụng chiêu thức tinh vi “bắt cóc online”, thao túng nạn nhân dàn dựng thương tích, quay video gửi về gia đình để tạo áp lực chuyển tiền.

Một trường hợp điển hình vừa được Công an phường Ô Chợ Dừa kịp thời ngăn chặn ngày 21/7/2025. Vào khoảng 11 giờ cùng ngày, đơn vị này tiếp nhận trình báo từ ông L.H.T về việc cháu họ là M. (sinh năm 2006, sinh viên đại học) bị “bắt cóc”, đòi tiền chuộc 370 triệu đồng.

Theo lời kể của ông T., mẹ của cháu M. ở quê bất ngờ nhận được cuộc gọi video qua mạng xã hội Zalo từ chính con gái mình. Trong cuộc gọi, cháu M. vừa khóc lóc vừa cho thấy những vết thương trên mặt và cơ thể, thông báo mình bị bắt cóc, nếu gia đình không chuyển tiền sớm sẽ bị “chặt ngón tay”.

Ngay khi tiếp nhận thông tin, Ban Chỉ huy Công an phường Ô Chợ Dừa đã huy động lực lượng khẩn trương điều tra, truy tìm. Chỉ sau 1 giờ, tổ công tác đã xác định được vị trí của M., đang ở một mình tại một khách sạn trên phố La Thành. Cháu M. sau đó được đưa về trụ sở Công an để xác minh.

Tại đây, nữ sinh này khai nhận bị một nhóm người gọi điện giả danh cán bộ Công an, cáo buộc cô liên quan đến đường dây rửa tiền và buôn bán chất cấm. Khi M. khẳng định không có tiền, các đối tượng đã hướng dẫn cô đến nơi kín đáo, bôi vẽ lên mặt, tạo thương tích giả rồi quay video gửi về cho gia đình, yêu cầu chuyển tiền “chuộc” mới được thả.

Do quá hoảng sợ, cháu M. đã làm theo toàn bộ chỉ dẫn, không biết mình đang rơi vào bẫy lừa đảo. Sau khi được cán bộ Công an giải thích rõ thủ đoạn giả danh, cháu M. mới bình tĩnh và hợp tác làm rõ sự việc.

Trước tình trạng tội phạm lừa đảo sử dụng công nghệ cao diễn biến ngày càng phức tạp và tinh vi, Công an Hà Nội khuyến cáo người dân, đặc biệt là phụ huynh và sinh viên, cần nêu cao tinh thần cảnh giác, không làm theo yêu cầu chuyển tiền qua điện thoại hay qua các ứng dụng lạ. Cơ quan Công an chỉ làm việc trực tiếp thông qua giấy mời, giấy triệu tập chính thức, gửi qua địa phương, tuyệt đối không yêu cầu chuyển tiền hay cài đặt phần mềm lạ để phục vụ điều tra.

Công an Hà Nội cũng kêu gọi các trường đại học, cơ sở giáo dục chủ động phối hợp tuyên truyền, cảnh báo thủ đoạn mới đến học sinh, sinh viên. Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường hoặc nghi ngờ bị lừa đảo, người dân cần báo ngay cho Công an nơi gần nhất để kịp thời xử lý.

Thanh Huyền (TTXVN)
Lợi dụng sáp nhập đơn vị hành chính dựng chiêu trò để lừa đảo
Lợi dụng sáp nhập đơn vị hành chính dựng chiêu trò để lừa đảo

Theo phòng An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm công nghệ cao (Công an tỉnh Hưng Yên), từ ngày 1/7/2025, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đã chính thức được vận hành. Sáp nhập đơn vị hành chính là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm các đối tượng xấu có thể lợi dụng để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.

Kịp thời ngăn chặn người dân chuyển gần 300 triệu đồng cho đối tượng lừa đảo
Kịp thời ngăn chặn người dân chuyển gần 300 triệu đồng cho đối tượng lừa đảo

Ngày 23/5, Công an tỉnh Hà Nam cho biết, Phòng An ninh kinh tế, Công an tỉnh Hà Nam vừa phối hợp ngân hàng Vietcombank chi nhánh Hà Nam kịp thời ngăn chặn người dân chuyển gần 300 triệu đồng cho một đối tượng lừa đảo, mạo danh Công an thông báo nạn nhân có liên quan đến pháp luật, yêu cầu phải chuyển tiền vào tài khoản của đối tượng để phối hợp điều tra.

Lời cảnh tỉnh từ cạm bẫy việc nhẹ, lương cao
Lời cảnh tỉnh từ cạm bẫy 'việc nhẹ, lương cao'

Lực lượng chức năng tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ đưa 3 công dân trú tại xã Đăk Na (huyện Tu Mơ Rông) về nhà an toàn vào ngày 24/3, sau khi bị lừa sang Campuchia với chiêu trò “việc nhẹ, lương cao”. Đây chính là lời cảnh tỉnh cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số khi nhẹ dạ, cả tin theo những lời mời gọi hấp dẫn của các đối tượng lừa đảo.

Buôn bán trẻ em Khi niềm tin trở thành cái bẫy
Buôn bán trẻ em: Khi niềm tin trở thành cái bẫy

Nghệ An, với địa hình đa dạng và nhiều khu vực miền núi, đang phải đối mặt với vấn nạn buôn bán trẻ em ngày càng phức tạp. Nguyên nhân chính xuất phát từ nhận thức hạn chế của người dân, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa, nơi điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn.

Cảnh báo lừa đảo
Cảnh báo lừa đảo

(SKTE) - Khi thấy những số điện thoại này gọi đến, người dân không nên bắt máy. Sau đó, người dùng điện thoại có thể chặn các số điện thoại lừa đảo để tránh bị chiếm đoạt tài sản hoặc bị làm phiền.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: 42 Ngô Thì Nhậm, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự