Thứ Bảy, 05/07/2025 10:04 (GMT+7)

Lợi dụng sáp nhập đơn vị hành chính dựng chiêu trò để lừa đảo

Theo phòng An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm công nghệ cao (Công an tỉnh Hưng Yên), từ ngày 1/7/2025, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đã chính thức được vận hành. Sáp nhập đơn vị hành chính là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm các đối tượng xấu có thể lợi dụng để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.
Ảnh đại diện tin bài

Xuất hiện tình trạng các đối tượng giả danh cán bộ địa phương, mạo danh cơ quan Nhà nước để thực hiện các hành vi lừa đảo

Bắt Giám đốc Công ty biến dầu ăn chăn nuôi thành thực phẩm cho ngườiKhởi tố vụ án 'Vô ý làm lộ bí mật Nhà nước' xảy ra trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025Triệt phá đường dây mua bán trái phép chất ma túy có tính chất đặc biệt nghiêm trọng

Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã xuất hiện tình trạng các đối tượng giả danh cán bộ địa phương, mạo danh cơ quan Nhà nước... để thực hiện các hành vi vi phạm với một số thủ đoạn tinh vi.

Cụ thể, đối tượng sẽ gọi điện thông báo người dân cần làm lại giấy tờ cá nhân do địa bàn hành chính thay đổi, sau đó yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, số tài khoản, mã OTP hoặc chuyển khoản để “xử lý hồ sơ”. Các đối tượng giả mạo cơ quan Nhà nước lập các fanpage, website, thậm chí cả đường dây “tư vấn thủ tục sáp nhập”, cung cấp dịch vụ trọn gói với mức phí cao nhưng thực chất là lừa đảo. Lợi dụng tâm lý thiếu thông tin, nhiều đối tượng còn phát tán tài liệu giả mạo các thông báo của cơ quan chức năng khiến người dân nhầm tưởng đây là chỉ đạo chính thức.

Các thủ đoạn trên ngày càng tinh vi, sử dụng công nghệ cao, gây khó khăn trong việc phát hiện và ngăn chặn nếu người dân không cảnh giác và không kiểm chứng thông tin. Các đối tượng điện thoại tự xưng là cán bộ địa phương, mạo danh cơ quan Nhà nước thông báo trong diện sắp xếp lại do sáp nhập địa giới hành chính nhưng số căn cước công dân cá nhân trên hệ thống không trùng khớp, đề nghị chụp hoặc cung cấp số căn cước công dân chính xác để cập nhật, bổ sung hồ sơ.

Không chỉ gọi điện, đối tượng lừa đảo còn yêu cầu người dân cập nhật căn cước công dân vào ứng dụng bằng cách truy cập đường link lạ trên thiết bị điện thoại di động và làm theo hướng dẫn. Sau đó, đối tượng yêu cầu cài đặt các ứng dụng có giao diện giống với các ứng dụng của cơ quan Nhà nước (bản chất các ứng dụng này được cài đặt để thu thập dữ liệu, thông tin được lưu trữ trên thiết bị di động của người dùng). Đối tượng yêu cầu người dân nhập số điện thoại và mật khẩu bất kỳ vào giao diện này. Sau khi nhập các thông tin như hướng dẫn, người dân mất toàn bộ số tiền trong tài khoản ngân hàng.

Để phòng ngừa, ngăn chặn loại tội phạm này, người dân cần tăng cường cập nhật thông tin về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thường xuyên theo dõi các thông báo của cơ quan chức năng về phương thức, thủ đoạn phạm tội, lừa đảo trên các phương tiện thông tin đại chúng; nghiên cứu, kiểm tra kỹ trước khi thực hiện các giao dịch trên môi trường mạng. Khi thực hiện các thủ tục hành chính, người dân cần nâng cao cảnh giác để không bị đối tượng xấu lợi dụng và lừa đảo.

Thanh Huyền (TTXVN)
Kịp thời ngăn chặn người dân chuyển gần 300 triệu đồng cho đối tượng lừa đảo
Kịp thời ngăn chặn người dân chuyển gần 300 triệu đồng cho đối tượng lừa đảo

Ngày 23/5, Công an tỉnh Hà Nam cho biết, Phòng An ninh kinh tế, Công an tỉnh Hà Nam vừa phối hợp ngân hàng Vietcombank chi nhánh Hà Nam kịp thời ngăn chặn người dân chuyển gần 300 triệu đồng cho một đối tượng lừa đảo, mạo danh Công an thông báo nạn nhân có liên quan đến pháp luật, yêu cầu phải chuyển tiền vào tài khoản của đối tượng để phối hợp điều tra.

Lời cảnh tỉnh từ cạm bẫy việc nhẹ, lương cao
Lời cảnh tỉnh từ cạm bẫy 'việc nhẹ, lương cao'

Lực lượng chức năng tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ đưa 3 công dân trú tại xã Đăk Na (huyện Tu Mơ Rông) về nhà an toàn vào ngày 24/3, sau khi bị lừa sang Campuchia với chiêu trò “việc nhẹ, lương cao”. Đây chính là lời cảnh tỉnh cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số khi nhẹ dạ, cả tin theo những lời mời gọi hấp dẫn của các đối tượng lừa đảo.

Buôn bán trẻ em Khi niềm tin trở thành cái bẫy
Buôn bán trẻ em: Khi niềm tin trở thành cái bẫy

Nghệ An, với địa hình đa dạng và nhiều khu vực miền núi, đang phải đối mặt với vấn nạn buôn bán trẻ em ngày càng phức tạp. Nguyên nhân chính xuất phát từ nhận thức hạn chế của người dân, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa, nơi điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn.

Cảnh báo lừa đảo
Cảnh báo lừa đảo

(SKTE) - Khi thấy những số điện thoại này gọi đến, người dân không nên bắt máy. Sau đó, người dùng điện thoại có thể chặn các số điện thoại lừa đảo để tránh bị chiếm đoạt tài sản hoặc bị làm phiền.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự