Thứ Năm, 27/03/2025 11:34 (GMT+7)

Hà Nội: Thông đồng nhận hối lộ "trắng trợn" của nhóm cán bộ

Vụ việc nhóm cán bộ ở quận Hoàng Mai (Hà Nội) nhận hối lộ đã phản ánh một dây chuyền ''trắng trợn' trong cách thức xử lý vi phạm xây dựng.
Ảnh đại diện tin bài

Nhóm đối tượng bị cơ quan công an bắt giữ. Ảnh: Đức Tuấn

38 bị cáo hầu tòa trong vụ mua bán hóa đơn gây thất thoát 743 tỷ đồng tiền thuếTrách nhiệm lớn lao của thanh niên Công an trong sứ mệnh bảo vệ an ninh Tổ quốc

Mới đây, Công an TP Hà Nội đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giữ đối với Đặng Thanh Tùng (Chủ tịch UBND phường Thanh Trì), Nguyễn Vũ Diêm (Phó Chủ tịch UBND phường Thanh Trì), Bùi Thanh Nhã (Chủ tịch UBND phường Hoàng Liệt), Lê Thanh Thủy (Đội phó Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị quận Hoàng Mai), Trần Văn Quân và Vũ Cát Sự (cùng là chuyên viên Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị quận Hoàng Mai) về tội “Nhận hối lộ".

Luật sư Đặng Xuân Cường (Công ty Luật TAT Law Firm) nhận định, vụ án không chỉ phản ánh vi phạm pháp luật hình sự mà còn chỉ ra những lỗ hổng nghiêm trọng trong công tác kiểm tra, giám sát công vụ ở cấp cơ sở.

Khi các cán bộ này nhận tiền từ các chủ công trình xây dựng sai phép, họ không xử lý hoặc kéo dài quy trình để tạo điều kiện cho vi phạm tiếp tục. Hành vi của các bị can là lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi, vi phạm nghiêm trọng kỷ luật công vụ và cấu thành tội “Nhận hối lộ” theo Điều 354, Bộ luật Hình sự.

Theo kết quả điều tra, các bị can đã nhận tiền từ các chủ công trình sai phép hoặc không phép, với số tiền lên tới hàng chục triệu đồng mỗi lần.

Sau khi nhận tiền, họ không lập biên bản xử lý, hoặc cố tình kéo dài quá trình xử lý vi phạm. Hành vi này không chỉ làm suy giảm kỷ cương trong quản lý đô thị mà còn tạo ra một “mặt bằng thứ hai” trong việc thực thi pháp luật, khi quy định pháp luật bị xem nhẹ với một nhóm người.

Luật sư Cường cho rằng hành vi nhận hối lộ diễn ra nhiều lần và có dấu hiệu thỏa thuận trước, là căn cứ quan trọng để xác định trách nhiệm hình sự và khung hình phạt nghiêm khắc.

Điều đáng nói là sự việc không chỉ dừng lại ở một vài cá nhân mà còn cho thấy một dây chuyền “ngầm” trong cách thức xử lý vi phạm xây dựng.

Ngoài ra, việc này không chỉ liên quan đến một cá nhân mà cho thấy một hệ thống xử lý vi phạm xây dựng không minh bạch. Các sai phạm được phát hiện nhưng không được xử lý dứt điểm dẫn đến sự bức xúc trong dư luận, người dân mất niềm tin vào hiệu quả quản lý nhà nước ở cấp cơ sở.

Theo luật sư, nếu không có cơ chế phát hiện và xử lý kịp thời, hành vi như vậy có thể trở thành một "luật bất thành văn" khiến người dân phải chi tiền để công việc diễn ra suôn sẻ, còn cán bộ coi đó là thu nhập ngoài lương.

Cơ quan chức năng đến hiện trường khu vực vi phạm xây dựng. Ảnh: Đức Tuấn 

Luật sư đề xuất cần rà soát lại toàn bộ quy trình quản lý, kiểm tra, giám sát xây dựng tại địa phương, đặc biệt là vai trò của người đứng đầu và bộ phận thanh tra, kiểm tra.

Đồng thời, cần tăng cường tính độc lập và hiệu quả của các đoàn thanh tra chuyên ngành, minh bạch hóa dữ liệu quản lý xây dựng, ứng dụng công nghệ số trong giám sát công trình; thiết lập kênh phản ánh trực tiếp từ người dân đến cơ quan cấp cao mà không qua trung gian nhằm thu hẹp khoảng trống cho hành vi "làm ngơ có điều kiện".

Vụ án tại quận Hoàng Mai là lời cảnh báo đối với công tác cán bộ và quản lý công vụ ở cấp địa phương. Khi đạo đức nghề nghiệp và kỷ luật pháp lý bị coi nhẹ, hệ thống sẽ không thể vận hành hiệu quả, hệ quả của hành vi sai phạm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cộng đồng và xã hội.

Nguồn: Vieetnamnet.vn
Bộ Y tế vào cuộc vụ phản ánh Phòng khám Đa Khoa An Đông ở TP HCM vi phạm quy định khám chữa bệnh
Bộ Y tế vào cuộc vụ phản ánh Phòng khám Đa Khoa An Đông ở TP HCM vi phạm quy định khám chữa bệnh

(SKTE) - Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đề nghị Sở Y tế TP HCM phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương kiểm tra, xác minh phản ánh các hoạt động của Phòng khám Đa Khoa An Đông về việc đáp ứng, tuân thủ các quy định hành nghề khám chữa bệnh, đặc biệt là tuân thủ các phác đồ, hướng dẫn điều trị...

38 bị cáo hầu tòa trong vụ mua bán hóa đơn gây thất thoát 743 tỷ đồng tiền thuế
38 bị cáo hầu tòa trong vụ mua bán hóa đơn gây thất thoát 743 tỷ đồng tiền thuế

Sáng 25/3, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 38 bị cáo trong vụ mua bán hóa đơn gây thất thoát hơn 743 tỷ đồng tiền thuế, xảy ra tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Thành An Hà Nội (Công ty Thành An), Công ty trách nhiệm hữu hạn thiết bị y tế Danh (Công ty Danh), Công ty trách nhiệm hữu hạn thiết bị y tế Tràng Thi (Công ty Tràng Thi) và nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh có liên quan.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự