Thứ Tư, 16/10/2024 09:35 (GMT+7)

Trẻ em khuyết tật có những quyền gì?

Công ước Quốc tế về quyền của người khuyết tật cũng như Pháp luật Việt Nam về người khuyết tật, bên cạnh những điều khoản quy định chung cho tất cả các đối tượng người khuyết tật, còn có những điều, khoản quy định riêng đối với trẻ em khuyết tật.
Ảnh đại diện tin bài

Cụ thể: trong Công ước Quốc tế về quyền của người khuyết tật có những điều quy định riêng đối với trẻ em khuyết tật như sau:
- Tại Điều 3, Khoản h: tôn trọng khả năng phát triển của trẻ em khuyết tật và tôn trọng quyền của trẻ em khuyết tật trong việc bảo tồn bản sắc của trẻ em.
- Điều 7. Trẻ em khuyết tật.
1. Các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết thực hiện những biện pháp cần thiết để đảm bảo trẻ em khuyết tật được thụ hưởng đầy đủ quyền con người và các quyền tự do cơ bản như những trẻ em khác.
2. Trong tất cả các hoạt động có liên quan tới trẻ em khuyết tật, thì những lợi ích tối ưu nhất của một trẻ khuyết tật phải được quan tâm hàng đầu.
3. Các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết đảm bảo trẻ em khuyết tật có quyền tự do bày tỏ ý kiến của mình về tất cả các vấn đề có liên quan tới trẻ em, quan điểm của các em sẽ được xem xét 1 cách thích đáng phù hợp với lứa tuổi và sự chín chắn của các em, giống như các trẻ em khác và sẽ có những hỗ trợ phù hợp với lứa tuổi và tình trạng khuyết tật để có thể thực hiện được quyền đó.
- Điều 8, Khoản 2, Mục b quy định: “Khuyến khích thái độ tôn trọng quyền của người khuyết tật ở tất cả các cấp trong hệ thống giáo dục, bao gồm cả trẻ em ở mọi lứa tuổi”.
- Điều 18, Khoản 2: “Trẻ em khuyết tật phải được đăng ký khai sinh ngay sau khi sinh ra và có quyền được đặt tên từ khi sinh ra, có quyền nhập quốc tịch, và trong khả năng tối đa có quyền được biết cha mẹ mình là ai và được cha mẹ chăm sóc.”
Điều 23: Quyền được tôn trọng gia đình và tổ ấm.
- Tại Khoản 1, Mục c quy định: “Người khuyết tật kể cả trẻ em có quyền duy trì khả năng sinh sản của họ, trên cơ sở bình đẳng như người khác”.
- Tại Khoản 2 quy định: “Trong mọi trường hợp thì lợi ích tối ưu nhất của trẻ em sẽ được ưu tiên hàng đầu, các quốc gia thành viên của Công ước này cam kết đưa ra những hỗ trợ phù hợp cho người khuyết tật trong việc thực hiện nghĩa vụ nuôi dạy con cái”.
- Tại Khoản 3 quy định: “Các quốc gia thành viên của Công ước này cam kết đảm bảo trẻ em khuyết tật có quyền bình đẳng đối với cuộc sống gia đình, nhằm thừa nhận những quyền này và ngăn ngừa sự giấu giếm, cấm đoán, ruồng bỏ và cách ly trẻ em khuyết tật, các quốc gia thành viên của Công ước này cam kết cung cấp các thông tin và dịch vụ hỗ trợ đầy đủ, kịp thời cho trẻ em khuyết tật và gia đình trẻ em khuyết tật”.
- Tại Khoản 4 quy định: “Trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không được phép cách ly 1 đứa trẻ khỏi bố mẹ vì lý do khuyết tật của trẻ đó hoặc của một trong hai hoặc của 2 bố mẹ”.
- Tại Khoản 5 quy định: “Các quốc gia thành viên của Công ước này cam kết lỗ lực để có giải pháp chăm sóc thay thế trẻ em khuyết tật trong một gia đình lớn hơn … khi mà gia đình của trẻ khuyết tật không thể chăm sóc và nuôi dưỡng các em”.
- Tại Điều 24 Khoản 2 Mục … quy định: “Người khuyết tật không bị loại khỏi hệ thống giáo dục chung vì lý do bị khuyết tật vì rằng trẻ em khuyết tật không bị loại trừ khỏi chương trình giáo dục tiểu học miễn phí và bắt buộc hoặc chương trình giáo dục THCS vì lý do bị khuyết tật”
- Điều 30, Khoản 5, Mục d quy định “Đảm bảo rằng trẻ em khuyết tật được tiếp cận bình đẳng như những đứa trẻ khác vào các hoạt động thể thao, vui chơi, giải trí, kể cả các hoạt động thể thao, vui chơi giải trí trong hệ thống giáo dục”.
* Pháp luật Việt Nam cũng có 1 số điều quy định riêng đối với trẻ em khuyết tật. Cụ thể, Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2011 tại Điều 59 có quy định: “Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác được học văn hoá và học nghề phù hợp”.
* Luật người khuyết tật năm 2010:
- Tại Điều 5, Khoản 3 quy định: “Ưu tiên thực hiện chính sách bảo trợ xã hội và hỗ trợ người khuyết tật là trẻ em”
- Tại Điều 23, Khoản 2 quy định: “Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh cho người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, trẻ em khuyết tật”
- Tại Điều 23 khoản 3: “Tư vấn biện pháp phòng ngừa và phát hiện sớm khuyết tật bẩm sinh đối với trẻ em sơ sinh để kịp thời có biện pháp điều trị và chỉnh hình, phục hồi chức năng phù hợp”
- Tại Điều 44 Khoản 2 quy định: Đối tượng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng.
Mục c có quy định: “Người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi”.
Khoản 3 có quy định: “Người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng là trẻ em, người cao tuổi được hưởng mức hỗ trợ cấp cao hơn đối tượng khác cùng mức độ khuyết tật”
* Luật bảo vệ, chăm sóc & giáo dục trẻ em năm 2004:
Điều 52 quy định: “Trẻ em khuyết tật, tàn tật, trẻ em là nạn nhân chất độc hoá học được gia đình, nhà nước và xã hội giúp đỡ, chăm sóc, tạo điều kiện để sớm phát hiện bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, được nhận vào các lớp học hoà nhập, lớp học dành riêng cho trẻ khuyết tật, tàn tật. Được giúp đỡ học văn hoá, học nghề và tham gia hoạt động xã hội”.
0
Khởi tố 7 bị can tại Tập đoàn Thiên Minh Đức
Khởi tố 7 bị can tại Tập đoàn Thiên Minh Đức

Bà Chu Thị Thành, chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Minh Đức, cùng thuộc cấp bị khởi tố với cáo buộc tham ô tài sản và in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước.

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm an toàn thực phẩm
Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm an toàn thực phẩm

(SKTE)- Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu các ngành chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm an toàn thực phẩm; đồng thời, tuyên truyền toàn diện hơn, chú trọng tuyên truyền về chế tài xử phạt mang tính răn đe.

Đề nghị từ 12-13 năm tù đối với cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục
Đề nghị từ 12-13 năm tù đối với cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục

Sáng 15/1, phiên tòa xét xử 8 bị cáo trong vụ án sai phạm xảy ra tại Nhà xuất bản Giáo dục chuyển sang phần tranh luận. Đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố tại phiên tòa đã trình bày bản luận tội và đề nghị mức án đối với các bị cáo trong vụ án. Theo đó, cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục Nguyễn Đức Thái bị đề nghị từ 12-13 năm tù về tội “Nhận hối lộ”.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Báo điện tử Thừa Thiên Huế
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Chịu trách nhiệm nội dung:
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập, Trưởng VP đại diện phía Nam: TS. Nguyễn Chí Tân.
Trưởng ban thư ký Tòa soạn: Phạm Việt Hưng.
Giám đốc Trung tâm Truyền thông: Hà Diệu Hiền
P. Trưởng ban Trị sự: Lê Minh Nam.
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam