Thứ Bảy, 01/03/2025 08:54 (GMT+7)

Ngân sách nhà nước chi bao nhiêu tiền cho chính sách miễn học phí trường công?

(SKTE) - Học sinh công lập từ năm học 2025 -2026 sẽ được miễn toàn bộ học phí và theo tính toán của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), kinh phí ngân sách nhà nước chi trả để thực hiện chủ trương này là khoảng 30 nghìn tỷ đồng.
Ảnh đại diện tin bài

Nhiều phụ huynh hân hoan, đặc biệt là các gia đình đang có con theo học tại các trường công lập.

Bộ Chính trị quyết định miễn học phí cho học sinh công lập toàn quốcNhiều trường thuộc đại học Quốc gia Tp HCM có chính sách thu hút đặc biệt

Bộ Chính trị vừa quyết định thực hiện miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ mầm non đến hết THPT công lập trên phạm vi cả nước, thực hiện từ đầu năm học mới 2025-2026 (từ tháng 9/2025 trở đi).

Theo đó, toàn bộ trẻ mầm non, học sinh tiểu học, THCS và THPT công lập sẽ được miễn học phí.

Thông tin này khiến nhiều phụ huynh hân hoan, đặc biệt là các gia đình đang có con theo học tại các trường công lập.

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, hiện cả nước có 23,2 triệu học sinh (chưa bao gồm học sinh tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên), trong đó 3,1 triệu trẻ mầm non dưới 5 tuổi; 1,7 triệu trẻ mầm non 5 tuổi; 8,9 triệu học sinh tiểu học; 6,5 triệu học sinh THCS và 3 triệu học sinh THPT.

Trong đó, số học sinh ngoài công lập chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn và dữ liệu thống kê một vài năm gần đây cho thấy con số này chiếm khoảng một vài tới dưới 10% trên tổng số học sinh.

Ví dụ năm học 2021-2022, tổng số trẻ mầm non, học sinh phổ thông công lập (chưa bao gồm tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên) của cả nước gần 22,8 triệu; trong đó số học sinh khối công lập gần 21,1 triệu (chiếm khoảng 94,2%), còn ngoài công lập gần 1,3 triệu (chiếm khoảng 5,8%).

Theo Bộ GD&ĐT, nhu cầu kinh phí ngân sách nhà nước phải chi trả để thực hiện chủ trương miễn học phí cho học sinh là khoảng 30 nghìn tỷ đồng (nếu trừ ngân sách địa phương của các tỉnh/thành phố đã thực hiện miễn học phí thì ngân sách trung ương cần sẽ ít hơn số này). Trên thực tế, mức ngân sách cần đảm bảo sẽ phụ thuộc vào mức học phí cụ thể của từng tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương theo thẩm quyền của HĐND cấp tỉnh quyết định trên cơ sở mức sàn, trần học phí quy định của Chính phủ.

Hiện, mức học phí năm học 2024-2025 được các địa phương thông qua là từ 7.000 đến hơn 340.000 đồng mỗi tháng. Hầu hết các địa phương chia mức thu theo cấp học, ba khu vực (gồm thành thị, nông thôn, miền núi) và dựa theo Nghị định 81 về học phí công lập. Học phí với bậc mầm non khoảng 50.000-540.000 đồng/tháng, ở cấp THCS là 50.000-650.000 đồng/tháng và THPT là 100.000-650.000 đồng/tháng.

Ví dụ Sơn La hiện có mức học phí thấp, với bậc mầm non là 7.000-38.000 đồng/tháng; bậc THCS và THPT là 8.000-52.000 đồng/tháng. Tiếp đến là Đắk Nông, bậc tiểu học là 8.000-30.000 đồng/tháng; bậc THCS là 10.000-35.000 đồng/tháng, bậc THPT là 25.000-45.000 đồng/tháng.

Bắc Giang là địa phương có học phí trong top cao, với mức đóng cho bậc mầm non, THCS, THPT khu vực thành thị lên đến 340.000 đồng/tháng.

Bộ GD&ĐT cho rằng, việc thực hiện chính sách miễn học phí cho toàn bộ trẻ mầm non đến THPT trên cả nước sẽ góp phần quan trọng làm tăng chất lượng giáo dục, được sự đồng thuận cao của xã hội, phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước đối với giáo dục và với xu thế chung của các nước phát triển.

 

Khám, điều trị miễn phí các bệnh về răng miệng cho trẻ bại não
Khám, điều trị miễn phí các bệnh về răng miệng cho trẻ bại não

Sáng 17/4, Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột (thành phố Buôn Ma Thuột) phối hợp với Chi hội Hội Gia đình trẻ bại não Việt Nam tỉnh Đắk Lắk tổ chức Chương trình nhân đạo “Khám, chữa bệnh và tư vấn chăm sóc răng miệng cho trẻ bại não” trên địa bàn.

Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết Hội nghị 11 Ban chấp hành Trung ương Đảng
Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết Hội nghị 11 Ban chấp hành Trung ương Đảng

(SKTE) - Tại Hội nghị, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước sẽ trình bày, quán triệt các nội dung cốt lõi, điểm mới, trọng tâm trong các văn kiện Hội nghị. Đây là cơ sở để các cấp ủy, tổ chức đảng, các ban, bộ, ngành, địa phương tiếp tục quán triệt, tuyên truyền triển khai thực hiện ở địa phương cơ quan, đơn vị.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự