Chủ Nhật, 06/04/2025 04:08 (GMT+7)

Ông Trump áp thuế 46% Việt Nam, cần hiểu đúng để tránh hoang mang

Ngay sau khi tin Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam, nhiều nhà đầu tư trong nước lo ngại con số này áp lên tất cả mặt hàng, thậm chí còn hiểu lầm rằng mức thuế đối ứng của Việt Nam còn cao hơn cả Trung Quốc...
Ảnh đại diện tin bài

thuế - Ảnh 1. Cần hiểu đúng liên quan tới mức thuế đối ứng từ Mỹ để tránh hiểu lầm, hoang mang không đáng có - Ảnh: AI/BÌNH KHÁNH

Thủ tướng: Xem xét giảm thuế phù hợp, tăng cường nhập hàng hóa MỹTổng thống Trump tuyên bố 'có một cuộc điện đàm rất hiệu quả' với Tổng Bí thư Tô LâmTổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam sẵn sàng đưa thuế nhập khẩu về 0% với hàng hóa Mỹ

Tình trạng bán tháo chứng khoán diễn ra ở tất cả các nhóm ngành trong phiên 3-4. Vậy cần hiểu rõ hơn về mức thuế này như thế nào để nhà đầu tư tránh hoang mang không đáng có?

Không phải vì Việt Nam áp thuế cao nên nhận lại con số 46%

Ông Nguyễn Quốc Tuyển - trưởng phòng phân tích Chứng khoán TVI, cho biết Mỹ áp dụng hai mức thuế: thuế cơ bản (thuế sàn) và đối ứng (thuế trần).

Với thuế cơ bản, tất cả các quốc gia/các mặt hàng nhập khẩu vào Mỹ đều chịu mức 10%. Còn thuế đối ứng, đây là mức thuế giới hạn cao nhất cho thuế nhập khẩu các quốc gia vào Mỹ (thay thế cho mức thuế cơ bản), được tính toán dựa trên con số thâm hụt thương mại của từng quốc gia với họ.

Theo chuyên gia phân tích, với 46% - đây là mức trần cao nhất có thể Mỹ áp dụng với Việt Nam. Tuy nhiên, khả năng thay đổi vẫn còn bỏ ngỏ sau đàm phán vì thuế này tới ngày 9-4 mới có hiệu lực.

Vậy tại sao ông Trump lại áp thuế 46% với Việt Nam? Theo danh sách các nước bị áp thuế, bộ phận phân tích Chứng khoán TVI chỉ ra cách đánh thuế của Mỹ dựa trên cơ sở: 1/2 giá trị thâm hụt/kim ngạch xuất khẩu = thuế đối ứng.

Cách tính này lý giải cho hiểu lầm của nhiều nhà đầu tư rằng Việt Nam đang áp thuế hàng Mỹ vào Việt Nam cao, nên bị "đối ứng" lại mức 46%.

Trong buổi họp báo hôm qua, Bộ Tài chính cũng lên tiếng cho biết đang rà soát tổng thể các mặt hàng xuất nhập khẩu, tìm lý do vì sao Mỹ áp thuế hàng hóa của Việt Nam lên tới 46%.

Theo đó, Bộ Tài chính dẫn lại báo cáo gần nhất của Văn phòng đại diện thương mại Mỹ, mức thuế nhập khẩu bình quân của Việt Nam chỉ là 9,4%. Người ta cũng nói rõ phần lớn mặt hàng của Mỹ khi xuất khẩu sang Việt Nam chịu thuế nhập khẩu 15%, hoặc nhỏ hơn.

Thuế đối ứng của Việt Nam vẫn thấp hơn Trung Quốc

Ông Vũ Duy Khánh - giám đốc phân tích Chứng khoán Smart Invest, cho biết một số hàng hóa sẽ không phải chịu thuế quan đối ứng theo thông báo từ Mỹ.

Các mặt hàng này bao gồm: các mặt hàng chịu thuế 50 USC 1702 (b); các mặt hàng thép/nhôm và ô tô/phụ tùng ô tô đã chịu thuế theo mục 232; các mặt hàng đồng, dược phẩm, chất bán dẫn và gỗ xẻ; tất cả các mặt hàng có thể phải chịu thuế theo mục 232 trong tương lai; vàng thỏi và năng lượng và một số khoáng sản nhất định khác không có sẵn tại Mỹ.

Nhìn chung, nếu xét tương quan thì hàng hóa của Việt Nam sẽ chịu thuế cao hơn khoảng 10-20% so với đối thủ chính. Do vậy, ông Khánh cho rằng các ngành hàng bị thiệt hại nặng nhất sẽ là đồ điện, điện tử, dệt may, da giày, thủy sản...

Ông Nguyễn Quốc Tuyển cũng chỉ ra một số ngành có thể chịu tác động một cách gián tiếp nếu mức thuế quan mới được áp dụng.

Đơn cử như bất động sản khu công nghiệp trước lo ngại việc thu hút đầu tư vốn ngoại khó khăn và cạnh tranh hơn với các nước trong khu vực.

Vị chuyên gia cũng chỉ ra một nhầm lẫn tiếp theo là Việt Nam bị áp thuế cao hơn cả Trung Quốc. Bản chất thuế đối ứng của Trung Quốc sẽ cộng dồn với mức thuế trước là 20% (Việt Nam không bị áp) là 54%, cao hơn mức thuế Việt Nam 46%.

Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia đều thấy tác động sẽ khó lường khi mà mức thuế đối với các đối thủ cạnh tranh chính lại thấp hơn chúng ta: Bangladesh 37%, Thái Lan 36%, Indonesia 32%, Pakistan 29%, Ấn Độ 26%, Malaysia 24%, Philippines 17%

Dù thấp hơn Trung Quốc nhưng mức thuế dự kiến áp cho Việt Nam nằm trong số các nước cao nhất, cùng với Campuchia (49%), Lào (48%), Sri Lanka (44%).

Theo ông Tuyển, Việt Nam đã có những nỗ lực lớn trong thời gian qua nhưng cơ sở tính thâm hụt của Mỹ là năm 2024. Chúng ta sẽ chờ kết quả cuộc đàm phán của Chính phủ Việt Nam.

Tuy nhiên, một số hành động chúng ta đã làm trước đó để thuyết phục Mỹ như tích cực giảm thâm hụt thương mại. Đồng thời giảm thuế nhập khẩu đối với hàng hóa Mỹ như: thuế nhập khẩu LNG giảm từ 5% xuống 2%, ô tô giảm từ 64% xuống 32% và ethanol giảm từ 10% xuống 5%.

Nguồn tuoitre.vn
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị xem xét kỷ luật ông Trương Hòa Bình
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị xem xét kỷ luật ông Trương Hòa Bình

(SKTE) - Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận, ông Trương Hòa Bình trong thời gian giữ chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Ban cán sự đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đã vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực...

Hội Cứu trợ trẻ em khuyết tật TP Hà Nội 25 năm lan tỏa tinh thần nhân ái “Không để ai bị bỏ lại phía sau”
Hội Cứu trợ trẻ em khuyết tật TP Hà Nội: 25 năm lan tỏa tinh thần nhân ái “Không để ai bị bỏ lại phía sau”

(SKTE) - Qua 25 năm xây dựng và phát triển, trải qua không ít khó khăn, vất vả nhưng bằng tình yêu thương, trái tim nhân hậu, cùng sự sẻ chia của các mạnh thường quân, các cán bộ, hội viên Hội Cứu trợ trẻ em khuyết tật TP Hà Nội (CTTEKTHN) đã và đang tiếp tục viết nên câu chuyện thắp sáng ước mơ, khát vọng dành cho trẻ em khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

Trao gần 3 tấn hàng cứu trợ tặng Myanmar
Trao gần 3 tấn hàng cứu trợ tặng Myanmar

(SKTE) - Đoàn công tác của Bộ Công an Việt Nam đã trao gần 3 tấn thuốc và thiết bị y tế cho nước bạn Myanmar, mong muốn nước bạn vượt qua giai đoạn khó khăn sau ảnh hưởng thiên tai, và đồng thời phối hợp cùng hỗ trợ tìm kiếm cứu hộ cứu nạn.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự