Thứ Hai, 18/11/2024 21:45 (GMT+7)

Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày thế giới phòng, chống AIDS 01/12

Chiều 18/11, tại Hà Nội, Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) đã tổ chức buổi Gặp mặt báo chí nhân Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS (được diễn ra từ ngày 10/11 đến 10/12/2024) và Ngày thế giới phòng, chống AIDS 01/12.
Ảnh đại diện tin bài

Chiều 18/11, Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) đã tổ chức buổi Gặp mặt báo chí nhân Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS (được diễn ra từ ngày 10/11 đến 10/12/2024) và Ngày thế giới phòng, chống AIDS 01/12.

Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) đã tổ chức buổi Gặp mặt báo chí nhân Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày thế giới phòng, chống AIDS 01/12.

Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) đã tổ chức buổi Gặp mặt báo chí nhân Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày thế giới phòng, chống AIDS 01/12.

Tại buổi gặp báo chí, PGS.TS Phan Thị Thu Hương - Cục trưởng Cục phòng, chống HIV/AIDS thông tin cho biết, để chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030, trong thời điểm hiện nay công tác phòng, chống HIV/AIDS, dịch HIV đã có chuyển biến rõ rệt thông qua các năm. Từ việc HIV lây qua đường máu chủ yếu, giờ đây chủ yếu lây qua đường tình dục; từ những giai đoạn nhóm nghiện chích ma túy nhiễm HIV, bây giờ là nhóm mang quan hệ đồng giới nam hay nhóm chuyển giới. Tuy nhiên vấn đề đặt ra đó là dấu hiệu trẻ hóa của các nhóm đối tượng nhiễm HIV.

PGS.TS Phan Thị Thu Hương - Cục trưởng Cục phòng, chống HIV/AIDS chia sẻ: "Tại Việt Nam, dịch HIV đã có sự chuyển dịch rõ rệt về hình thái qua các năm. Trước đây, đường lây của bệnh chủ yếu qua đường máu ở nhóm nghiện, chích ma túy, thì hiện nay chủ yếu qua đường tình dục ở nhóm quan hệ đồng giới nam, hay nhóm chuyển giới. Đặc biệt, việc lây truyền có dấu hiệu trẻ hoá trong các nhóm đối tượng này".

PGS.TS Phan Thị Thu Hương - Cục trưởng Cục phòng, chống HIV/AIDS chia sẻ tại buổi gặp mặt báo chí.

PGS.TS Phan Thị Thu Hương - Cục trưởng Cục phòng, chống HIV/AIDS chia sẻ tại buổi gặp mặt báo chí.

Nguy cơ dịch mới nổi trong nhóm lây qua đường tình dục, nhóm trẻ tuổi, nhóm quan hệ đồng giới... cũng tập trung nhiều hơn ở khu vực các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Riêng năm 2024, tỷ lệ mắc ở các nhóm này đã chiếm gần 70% số ca nhiễm HIV mới phát hiện ở khu vực tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

Riêng ở nhóm trẻ tuổi, nếu trước đây, chủ yếu các ca nhiễm ở nhóm thanh niên, những người có điều kiện kinh tế, thì hiện đã ghi nhận ở nhóm trẻ hơn, thậm chí ở cả những nhóm học sinh, sinh viên; số mắc ở độ tuổi 15-29 tuổi chiến tới gần 40% tổng số ca nhiễm HIV trong thời gian vừa qua.

Thạc sĩ Bùi Hoàng Đức - Phó Trưởng Phòng Giám sát và Xét nghiệm - Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết: Tính đến tháng 10/2024, số ca nhiễm HIV trên toàn quốc ước tính là 267.391 trường hợp; riêng trong 9 tháng năm 2024, đã có 11.421 trường hợp phát hiện mới.

Các lãnh đạo của Cục phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) thông tin về các báo cáo, số liệu thống kê về tình hình dịch HIV/AIDS và triển khai hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS (được diễn ra từ ngày 10/11 đến 10/12/2024) và Ngày thế giới phòng, chống AIDS 01/12.

Các lãnh đạo của Cục phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) thông tin về các báo cáo, số liệu thống kê về tình hình dịch HIV/AIDS và triển khai hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS (được diễn ra từ ngày 10/11 đến 10/12/2024) và Ngày thế giới phòng, chống AIDS 01/12.

Trong số người nhiễm HIV mới phát hiện năm 2024, có tới hơn 68% người nhiễm tại Đồng bằng sông Cửu Long, khu vực Đông Nam Bộ, TP Hồ Chí Minh.

Riêng ở nhóm trẻ tuổi, nếu trước đây chủ yếu các ca nhiễm ở nhóm thanh niên, những người có điều kiện kinh tế hiện đã ghi nhận ở nhóm trẻ hơn, thậm chí ở cả những nhóm học sinh, sinh viên; số mắc ở độ tuổi 15-29 tuổi chiếm tới gần 40% tổng số ca nhiễm HIV trong thời gian vừa qua.

Số liệu thống kế cho thấy: Số

Số liệu thống kế cho thấy: Số người mới nhiễm HIV và tử vong do AIDS trên thế giới vẫn còn cao...

Thực tế, tình hình dịch HIV/AIDS vẫn đang diễn biến phức tạp. Trong những năm gần đây, hình thái lây nhiễm HIV thay đổi rõ rệt từ lây truyền qua đường máu ở nhóm nghiện chích ma túy, sang lây truyền qua đường tình dục.

Nhóm MSM liên tục chiếm tỉ lệ cao trong số mới phát hiện hằng năm (trên 40%). Kết quả ước tính và dự báo cũng cho thấy MSM là nhóm nguy cơ chính của dịch HIV tại Việt Nam.

Theo các chuyên gia, để ngăn chặn xu hướng gia tăng nhanh chóng của dịch HIV trong nhóm MSM và những người có hành vi nguy cơ cao, việc mở rộng điều trị PrEP trên toàn quốc là một trong những ưu tiên hàng đầu.

Quan cảnh buổi họp gặp mặt báo chí.

Quan cảnh buổi họp gặp mặt báo chí.

Theo ông Raman Hailevich - Giám đốc quốc gia UNAIDS tại Việt Nam, cho biết, ước tính của UNAIDS cho thấy số ca nhiễm mới HIV ở Việt Nam đã giảm khoảng 60% kể từ năm 2010. Mức giảm này không những vượt xa mức giảm trung bình của khu vực châu Á – Thái Bình Dương mà còn cao hơn nhiều so với mức giảm 39% của thế giới.

"Thành tựu này cho thấy tác động tích cực của việc đầu tư, cả cho dự phòng và điều trị HIV của Việt Nam trong nhiều năm qua. Đây cũng là kết quả của những hành động liên tục, mạnh mẽ của Việt Nam trong việc tiếp nhận và triển khai những sáng kiến mới như: trong xét nghiệm HIV, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm PrEP, mở rộng liệu pháp điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone và đẩy mạnh chiến lược không phát hiện bằng không lây truyền (K=K) trong điều trị HIV.

Việt Nam cũng liên tục củng cố khung pháp lý về HIV, nhằm bảo vệ tốt hơn những người sống chung với HIV và người có nguy cơ cao lây nhiễm HIV, đảm bảo quyền của người dân Việt Nam được tiếp cận các dịch HIV thiết yếu...". - ông Raman Hailevich bày tỏ.

Ông Raman Hailevich - Giám đốc quốc gia UNAIDS tại Việt Nam, chia sẻ.

Ông Raman Hailevich - Giám đốc quốc gia UNAIDS tại Việt Nam, chia sẻ.

Ông Raman Hailevich cũng cho biết thêm, ngay cả với những tiến bộ liên tục và vững chắc này, vẫn còn nhiều thách thức ở phía trước. Khoảng 1/3 số nhiễm HIV mới ở Việt Nam là người trẻ trong độ tuổi từ 15-24. Sự thiếu hiểu biết về HIV, sự kỳ thị và phân biệt đối xử với HIV vẫn đang tiếp tục cản trở việc tiếp cận các dịch vụ. Và điều này không phải chỉ là khó khăn thách thức của riêng Việt Nam.

Trong mục tiêu 95-95-95, Việt Nam đã đạt: 87 % người biết tình trạng nhiễm HIV - 79 % người biết tình trạng nhiễm HIV được điều trị ARV - 95 % người được điều trị ARV có tải lượng vi rút dưới ngưỡng ức chế.

Thực tế, dịch HIV vẫn đang diễn biến phức tạp, có xu hướng gia tăng nhiễm mới, nhất là nhóm thanh thiếu niên trẻ, nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới.

Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV vẫn còn tồn tại và sự hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư còn thấp. Đây là rào cản trong việc tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS của người nhiễm HIV và các nhóm đích nguy cơ cao.

Thuốc

Thuốc tiêm điều trị HIV/AIDS, có tác dụng kéo dài: Loại thuốc làm thay đổi cục diện..,

Với đặc thù của dịch HIV hiện nay, Chương trình Tháng hành động năm 2024 chọn chủ đề: "Công bằng, bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS - Hướng tới chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030".

Chủ đề của Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm 2024 hướng tới việc giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV, người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và người có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV. Đồng thời, tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV, tạo điều kiện để người nhiễm HIV và thành viên gia đình họ tham gia các hoạt động xã hội, đặc biệt là các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

Tháng Hành động phòng chống HIV/AIDS năm 2024 (được diễn ra từ ngày 10/11 đến 10/12) và Ngày Thế giới phòng chống HIV/AIDS (01/12) đều lấy quyền con người làm trung tâm. Từ đó, việc bảo đảm quyền công bằng, bình đẳng trong tiếp cận các dịch vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe trong công cuộc phòng chống HIV/AIDS được coi trọng.

Bộ nhận diện Tháng Hành động phòng chống HIV/AIDS năm 2024: “Công bằng, bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS – Hướng tới chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030”.

Bộ nhận diện Tháng Hành động phòng chống HIV/AIDS năm 2024: “Công bằng, bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS – Hướng tới chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030”.

Trong những năm qua, Việt Nam đã thể hiện sự cam kết thông qua việc xây dựng và thực hiện các chính sách cụ thể nhằm đảm bảo mọi người dân, bao gồm cả các nhóm nguy cơ cao, đều có thể tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS một cách công bằng và bình đẳng. Chính phủ đã thông qua Chiến lược Quốc gia phòng, chống AIDS, ban hành Luật Phòng, chống HIV/AIDS (2006, sửa đổi năm 2020), và chỉ đạo các cấp, ngành thực hiện nghiêm túc các biện pháp can thiệp.

UNAIDS cho rằng việc chăm sóc y tế lấy con người làm trung tâm, tùy vào nhu cầu, hoàn cảnh của mỗi người, để giúp họ có thể tiếp cận dịch vụ y tế hay dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS một cách dễ dàng nhất sẽ giúp thế giới đạt được mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS như một mối đe dọa sức khỏe cộng đồng vào năm 2030.

Cùng với đó là việc đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ toàn diện về phòng, chống HIV/AIDS; tăng cường sự quan tâm của toàn xã hội đến công tác phòng, chống HIV/AIDS tiến tới mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030.

Đại Lộc

0
Nước Mỹ đã bước vào kỷ nguyên vàng từ ngày hôm nay
Nước Mỹ đã bước vào kỷ nguyên vàng từ ngày hôm nay

Phát biểu nhậm chức Tân Tổng thống Donald Trump nhấn mạnh: “Kỷ nguyên vàng của nước Mỹ bắt đầu từ ngày hôm nay. Đất nước chúng ta từ hôm nay sẽ lại thịnh vượng và được tôn trọng lần nữa trên toàn thế giới. Chúng ta sẽ là niềm ghen tị của mọi quốc gia và sẽ không để mình bị lợi dụng nữa”.

Cầu Hàm Rồng - Chứng nhân lịch sử của Xứ Thanh
Cầu Hàm Rồng - Chứng nhân lịch sử của Xứ Thanh

(SKTE) - Cầu Hàm Rồng - một biểu tượng lịch sử của mảnh đất xứ Thanh. Với hơn một thế kỷ tồn tại, cây cầu này đã chứng kiến nhiều đổi thay, trở thành niềm tự hào của người dân Thanh Hóa và là một phần không thể thiếu trong ký ức lịch sử nước nhà.

“Sống trong lòng dân”
“Sống trong lòng dân”

Tổng Bí thư Tô Lâm bày tỏ xúc động trước những việc làm ý nghĩa - những câu chuyện đẹp, giàu tình người, thể hiện chân thực sự cống hiến, hy sinh của Công an xã, thị trấn và lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Thưởng 4,4 tỷ đồng cho 10 cầu thủ Hà Nội
Thưởng 4,4 tỷ đồng cho 10 cầu thủ Hà Nội

(SKTE) - Thành phố Hà Nội tổ chức Lễ tuyên dương, khen thưởng vận động viên Hà Nội đạt thành tích xuất sắc tại Giải Vô địch bóng đá Đông Nam Á - ASEAN Cup 2024, mỗi cầu thủ Hà Nội 50 triệu đồng. Tập đoàn T&T Group và Ngân hàng SHB đã công bố mức thưởng lên tới 4,4 tỷ đồng cho 10 cầu thủ của CLB Hà Nội và CLB Công an Hà Nội

Tuyên truyền kịp thời, đậm nét các hoạt động quân sự, quốc phòng
Tuyên truyền kịp thời, đậm nét các hoạt động quân sự, quốc phòng

Ngày 16/1, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác báo chí, xuất bản toàn quân năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025, với sự chủ trì của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Thủy, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.

Lan rộng phong trào hiến máu tình nguyện dịp Tết trong toàn xã hội
Lan rộng phong trào hiến máu tình nguyện dịp Tết trong toàn xã hội

(SKTE)- Ngày 15/1, tại tỉnh Thái Nguyên, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức phát động Chiến dịch vận động hiến máu tình nguyện “Lễ hội Xuân hồng” năm 2025 với thông điệp “Hiến máu đầu Xuân - Nhân lên hạnh phúc”.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Báo điện tử Thừa Thiên Huế
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Chịu trách nhiệm nội dung:
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập, Trưởng VP đại diện phía Nam: TS. Nguyễn Chí Tân.
Trưởng ban thư ký Tòa soạn: Phạm Việt Hưng.
Giám đốc Trung tâm Truyền thông: Hà Diệu Hiền
P. Trưởng ban Trị sự: Lê Minh Nam.
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam