Thứ Bảy, 25/01/2025 09:39 (GMT+7)

Bé 3 tuổi phải cắt toàn bộ thực quản vì uống nhầm nước tro tàu

(SKTE) - Để chuẩn bị làm bánh cho ngày Tết, gia đình đựng nước tro tàu trong vỏ chai nước ngọt, cháu bé 3 tuổi không biết đã lấy uống. Loại nước có tính kiềm cực mạnh này đã khiến bệnh nhi bỏng toàn bộ thực quản.
Ảnh đại diện tin bài

Chuyên gia cảnh báo nguy cơ từ thói quen tích trữ thực phẩm ngày Tết

Ngày 23/1, TS.BS Phạm Ngọc Thạch, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 2 TPHCM cho biết, tại đây đã tiếp nhận, điều trị cho một trường hợp bị bỏng hóa chất rất nặng. Bệnh nhi là cháu bé 3 tuổi, ngụ tại TPHCM.

Khai thác bệnh sử ghi nhận, trước khi nhập viện, bệnh nhi đã lấy chai nước ngọt để uống. Tuy nhiên, ngay sau khi uống, bệnh nhi đã bị ho sặc sụa , tím tái. Khi người nhà kiểm tra thì tá hỏa phát hiện, loại nước bệnh nhi uống là nước tro tàu.

Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 2 thực hiện cuộc phẫu thuật cho bệnh nhi 

Theo Phó giáo sư Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội, cho biết nước tro tàu truyền thống chính là nước tro bếp, lấy tro của than củi hòa với nước. Tro than củi chủ yếu là các chất khoáng, calci, kali (potassium), phosphate... Do đó nước tro tàu có tính kiềm, bản chất là dung dịch kiềm yếu.

Đây là loại nước được gia đình sử dụng để ngâm gạo làm bánh, giúp bánh mềm dẻo, dai ngon, tạo màu sắc đẹp. Các bác sĩ cho biết, nước tro tàu có tính kiềm nên rất dễ gây bỏng nặng dù chỉ uống trực tiếp một lượng nhỏ.

Khi nhập viện trẻ được chẩn đoán bỏng thực quản, viêm trung thất nặng, nguy kịch tính mạng. Bệnh nhi phải nằm hồi sức tích cực, nỗ lực điều trị của bác sĩ đã giúp trẻ qua được nguy hiểm. Tuy nhiên, tình trạng bỏng thực quản nặng nề không có khả năng hồi phục. Các bác sĩ đã nhiều lần gây mê và nội soi nong thực quản bị chít hẹp nhiều lần nhưng không mang lại kết quả.

Giải pháp cuối cùng, bác sĩ đã buộc phải phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ thực quản chít hẹp và thay thế thực quản bằng một phần dạ dày. Các bác sĩ đã thực hiện thành công cuộc đại phẫu phức tạp kéo dài nhiều giờ tái tạo thành công thực quản giúp bệnh nhi có thể ăn uống trở lại.

Từ trường hợp trên, các bác sĩ khuyến cáo các bậc phụ huynh, tuyệt đối không đựng hóa chất trong các loại vỏ chai nước suối, nước ngọt.

Dạy trẻ không tự ý sử dụng bất kỳ đồ vật nào khi không có sự cho phép của người lớn.

Khi phát hiện trẻ uống nhầm hóa chất, cần giữ bình tĩnh, không tự ý móc họng gây nôn vì có thể khiến hóa chất tiếp xúc với thực quản lần nữa, làm tổn thương nặng hơn. Nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất cùng với mẫu hóa chất trẻ đã uống nếu có.

Hà Lam
Pleiku Xử phạt 2 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
Pleiku: Xử phạt 2 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

(SKTE) - Trong quý I-2025, đoàn kiểm tra liên ngành TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức 2 đợt kiểm tra và tuyên truyền, phổ biến các quy định về an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự