Thứ Năm, 28/11/2024 14:18 (GMT+7)

Những nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng sức khỏe khi sử dụng thực phẩm bổ sung cho trẻ em

Trên thực tế, nhiều gia đình thì các bậc cha mẹ phụ huynh thường chọn thực phẩm bổ sung để bổ sung, bồi bổ cho con cái sử dung thêm. Điều này không sai nhưng nếu lạm dụng và không am hiểu rõ về các sản phẩm thì sẽ không tốt, hay có thể dẫn tới những nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng khác tới sức khỏe trẻ em... Dưới đây là những rủi ro nguy cơ tiềm ẩn khi dùng thực phẩm bổ sung cho trẻ em, mà các bậc cha mẹ phụ huynh nên biết.
Ảnh đại diện tin bài

Những hình ảnh đáng nhớ tại Lễ ra mắt bộ mới Tạp chí Sức khỏe Trẻ emTháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày thế giới phòng, chống AIDS 01/12Quốc hội thông qua dự án Luật Dược sửa đổi, cấm bán online thuốc kê đơn

Thực tế trong cuộc sống hiện nay, nhiều gia đình thì các bậc cha mẹ phụ huynh thường chọn thực phẩm bổ sung để bổ sung, bồi bổ cho con cái sử dung thêm. Điều này không sai nhưng nếu lạm dụng và không am hiểu rõ về các sản phẩm thì sẽ không tốt, hay có thể dẫn tới những nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng khác tới sức khỏe trẻ em...

Dưới đây là những rủi ro nguy cơ tiềm ẩn khi dùng thực phẩm bổ sung cho trẻ em, mà các bậc cha mẹ phụ huynh nên biết.

1. Không được quản lý như thuốc

Thực phẩm bổ sung không được các cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm quản lý theo cách mà thuốc được quản lý. Các quy định về cách sản xuất thực phẩm bổ sung thường ít nghiêm ngặt hơn so với các quy định đối với thuốc.

Điều này có nghĩa là tính an toàn và hiệu quả của chúng có thể chưa được kiểm nghiệm đầy đủ, đặc biệt là ở trẻ em, vì rất ít thử nghiệm được thực hiện ở nhóm tuổi này.

Những nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng sức khỏe khi sử dụng thực phẩm bổ sung cho trẻ em. (Ảnh minh họa) 

 

2. Tương tác thuốc gây nguy hiểm

Nếu con bạn đang dùng thuốc để điều trị bệnh, một loại thực phẩm bổ sung có thể tương tác với thuốc, gây ra tác dụng phụ. Ví dụ, nhiều người bổ sung thêm vitamin C để tăng sức đề kháng cho trẻ.

Tuy nhiên, khi trẻ đang phải sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh, nhất là các kháng sinh thuộc nhóm betalactam thì không nên dùng đồng thời với vitamin C, vì làm giảm hiệu quả của thuốc. Do đó, cần thông báo cho bác sĩ, nếu sử dụng bất kỳ loại thực phẩm bổ sung nào.

3. Nguy cơ dẫn tới quá liều

Một trong những rủi ro phổ biến nhất khi sử dụng thực phẩm bổ sung là trẻ uống quá nhiều vitamin và thực tế, nhiều loại thực phẩm của trẻ thường chứa các vitamin.

Ví dụ, ngũ cốc ăn sáng được tăng cường để giàu khoáng chất và chất dinh dưỡng. Trẻ ăn những sản phẩm này và sử dụng thực phẩm bổ sung sẽ có nguy cơ hấp thụ quá nhiều vitamin, có thể gây độc và cản trở quá trình trao đổi chất, hấp thụ các chất dinh dưỡng khác.

4. Nhiều chất bổ sung được dán nhãn sai

Một số sản phẩm cũng chứa các thành phần không được đề cập hoặc nhiều hơn số lượng đã nêu trên nhãn thông tin. Ví dụ, thực phẩm bổ sung có thể chứa các chất không có trong danh sách thành phần, có thể bị nhiễm một chất bị cấm trong quá trình sản xuất...

5. Thuốc bổ sung không thay thế chế độ ăn uống lành mạnh

Thực phẩm bổ sung dù tốt đến đâu cũng không thể thay thế được chế độ ăn uống. Ăn uống là nguồn bổ sung dinh dưỡng tốt nhất. Sẽ hợp lý và khoa học hơn nếu bổ sung đủ chất dinh dưỡng từ thực phẩm tự nhiên, nên phải chú ý cho trẻ ăn đầy đủ trong ngày.

Xây dựng cho trẻ thói quen ăn uống không kén chọn, duy trì chế độ ăn uống đa dạng, toàn diện và cân bằng; tăng cường ăn uống hợp lý rau, trái cây, các loại hạt, đậu nành, các sản phẩm từ sữa, cá, trứng và các thực phẩm khác; hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, muối và đường. Đây là cách chăm sóc sức khỏe trẻ em một cách khoa học và tự nhiên nhất

Trước khi quyết định cho bé sử dụng thực phẩm chức năng, gia đình nên tìm hiểu thành phần và nguồn gốc xuất xứ. Đồng thời, hãy tham khảo, lắng nghe tư vấn từ bác sĩ để chọn thực phẩm chức năng cho bé phù hợp nhất, tránh những sản phẩm kém chất lượng, chứa chất độc hại như chất Steroid gây tổn hại gan, dùng lâu dài có nguy cơ suy gan, suy thận hay mắc những bệnh lý khác.... (Ảnh minh họa) 

 

Thực phẩm bổ sung là thực phẩm có chức năng đặc biệt dành cho sức khỏe hoặc nhằm mục đích bổ sung vitamin, khoáng chất phù hợp cho một số nhóm người cụ thể, không nhằm mục đích chữa bệnh.

Theo quan điểm khoa học, chỉ cần trẻ ăn đủ 3 bữa/ngày một cách cân bằng và hợp lý thì không cần bổ sung thêm chế độ ăn uống. Tuy nhiên, khi trẻ kém ăn hoặc suy dinh dưỡng do chế độ ăn uống không hợp lý, trong thời gian bị bệnh thì có thể theo lời khuyên của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để bổ sung chế độ ăn uống khoa học, hợp lý tùy theo tình trạng thực tế của trẻ.

Nếu trẻ cần phải bổ sung bất kỳ loại vitamin và khoáng chất nào, các bậc cha mẹ phụ huynh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ dinh dưỡng, trước khi dùng bất kỳ loại thuốc hay thực phẩm bổ sung nào đó cho trẻ em dùng.

Minh Lộc

Minh Lộc
Bạo lực gia đình từ việc xâm phạm quyền nhân thân của trẻ em trên mạng Pháp luật vẫn còn khoảng trống
Bạo lực gia đình từ việc xâm phạm quyền nhân thân của trẻ em trên mạng: Pháp luật vẫn còn 'khoảng trống'

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, mạng xã hội, cùng sự quan tâm của công chúng tới đời tư, hình ảnh trẻ em đã khiến không ít vụ việc xâm phạm quyền riêng tư, danh dự trẻ em nhức nhối nhiều năm qua. Đáng nói, trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành, đặc biệt là Luật Trẻ em 2016 và Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022, vẫn còn tồn tại không ít khoảng trống khiến quyền trẻ em vẫn chưa được bảo vệ đầy đủ và hiệu quả.

Hơn 6 000 người tham quan triển lãm tranh đa sắc màu của trẻ khuyết tật
Hơn 6.000 người tham quan triển lãm tranh đa sắc màu của trẻ khuyết tật

Triển lãm tranh từ trẻ khuyết tật lần thứ 3 mang chủ đề “Embrace the Diversity: Chấp nhận khác biệt, lan tỏa yêu thương” đã mở ra một không gian nghệ thuật đặc biệt. Tại đây, công chúng có dịp bước vào thế giới nội tâm đa sắc màu của hơn 70 bạn nhỏ đến từ ba miền Tổ Quốc.

Bác sĩ cảnh báo nguy hiểm khi sử dụng nước giếng nấu ăn​
Bác sĩ cảnh báo nguy hiểm khi sử dụng nước giếng nấu ăn​

Ngày 23/6, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (Thành phố Hồ Chí Minh) phát thông tin cảnh báo về trường hợp một bé gái 16 tháng tuổi bị tím tái, nguy kịch sau khoảng 1 giờ ăn ghẹ và canh cải bó xôi nấu với nước giếng. May mắn, bé gái đã được cấp cứu kịp thời.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: 42 Ngô Thì Nhậm, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự