Thứ Bảy, 10/05/2025 14:41 (GMT+7)

Phát hiện sớm trẻ gù vẹo cột sống

Gù vẹo cột sống là bệnh lý phổ biến ở trẻ với tỉ lệ mắc 0,5 - 1% dân số. Nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân hoặc xuất phát từ yếu tố bẩm sinh, bệnh lý thần kinh - cơ hoặc thói quen sinh hoạt sai tư thế kéo dài.
Ảnh đại diện tin bài

Bé N.K.N. (7 tuổi, Thái Bình) bị gù, vẹo cột sống bẩm sinh, được thăm khám tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức - Ảnh: D.LIỄU

Nhiều trẻ phát hiện muộn chứng gù vẹo cột sốt

Sáng 10/5, bé gái 12 tuổi cùng mẹ đi từ tỉnh Nam Định đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thăm khám. Chị Hạnh, mẹ bé N.H.L., chia sẻ nửa tháng trước con bị ốm nặng phải nhập viện. Sau khi chụp X-quang, các bác sĩ nói con bị gù vẹo cột sống.

"Con bị teo thực quản bẩm sinh, đã phẫu thuật từ lúc nhỏ nên bình thường sức khỏe, thể trạng của con không tốt, nhỏ hơn các bạn khác. Nhưng tôi không nghĩ rằng con bị gù, vì nhìn bên ngoài không phát hiện", chị Hạnh nói.

Kết quả chụp X-quang cho thấy trẻ đã gù 47 độ. Với tình trạng này, trẻ được chỉ định phẫu thuật.

Cũng có mặt tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ sớm, N.K.N. (7 tuổi, Thái Bình) chờ đến lượt thăm khám gù vẹo cột sống. Tình trạng của N. khá nặng, nhìn bên ngoài có thể thấy lệch vai, gù vai.

Sau khi chụp X-quang, PGS.TS Đinh Ngọc Sơn, trưởng khoa phẫu thuật cột sống, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, cho hay trẻ đã bị gù gần 90 độ. Nguyên nhân được xác định là do gù bẩm sinh.

"Với tình trạng này, nếu không điều trị có thể dẫn đến tăng độ, thậm chí có thể lên tới 100 -150 độ. Do tình trạng gù nghiêm trọng, lồi bên phải nên phổi đang có dấu hiệu xẹp dần. Nếu không có khoang cho phổi, tình trạng sẽ nghiêm trọng hơn", bác sĩ Sơn nói và nhận định đây là ca phẫu thuật khó.

Các bác sĩ dự kiến hội chẩn với chuyên gia nước ngoài để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, phẫu thuật để tình trạng vẹo không tăng lên và nắn chỉnh cho trẻ cao lên.

Theo bác sĩ Sơn, hiện nay với những ca bệnh khó có thể ứng dụng robot phẫu thuật, hệ thống định vị Navigation, O-arm và giám sát thần kinh trong mổ. Đây là bộ ba công nghệ tối tân giúp tăng độ chính xác khi can thiệp phẫu thuật, giảm thiểu tối đa rủi ro tai biến và tối ưu hóa hiệu quả điều trị và hồi phục của bệnh nhân.

Dấu hiệu nhận biết trẻ gù vẹo sớm

Theo bác sĩ Sơn, sau hai năm gián đoạn do COVID-19, nhiều trẻ không đến khám khiến mức độ gù vẹo tăng lên. Nhiều trẻ trước đó chỉ hơn 20 độ, nhưng 2-3 năm sau đã lên tới 70-80 độ. Việc xử lý lúc này phức tạp hơn rất nhiều

"Nếu được phát hiện sớm, ở mức độ nhỏ, trẻ có thể chỉ cần tập luyện, mặc áo chỉnh hình, phẫu thuật đơn giản,… đã mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên khi bệnh đã diễn biến nặng, việc phẫu thuật cũng khó khăn, có thể trẻ phải phẫu thuật nhiều lần", bác sĩ Sơn cho hay.

Cũng theo chuyên gia này, hiện gù vẹo cột sống là căn bệnh phổ biến. Tỉ lệ trẻ em mắc bệnh là 0,5-1%.

Nguyên nhân dẫn đến vẹo cột sống có thể là bẩm sinh, không rõ nguyên nhân (vô căn) và vẹo cột sống mắc phải (mắc các bệnh liên quan tới thần kinh - cơ). 

80% các trường hợp bị vẹo cột sống là loại vẹo vô căn. Trong đó trường hợp vẹo cột sống bẩm sinh, vẹo cột sống khởi phát sớm (ở trẻ dưới 10 tuổi) cần được theo dõi sát, xử lý sớm, nếu không sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của phổi, nội tạng và các cơ quan khác.

Các bác sĩ sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố như tuổi, mức độ nặng nhẹ, nguyên nhân mà có chỉ định phù hợp như mặc áo nẹp chỉnh hình hay phẫu thuật.

"Với trẻ trước 15 tuổi, phụ huynh cần chú ý quan sát, theo dõi những bất thường về cột sống của trẻ. Ví dụ nhìn từ phía sau, quan sát hai vai trẻ xem cân bằng hay không. Quan sát thân người có thẳng trục hay không, có dáng chữ S, chữ C; hai bên hông, 2 tay, 2 chân (khi bước đi) có bị lệch không hay khi trẻ cúi người xuống lưng có điểm gù không.

Khi thấy trẻ có bất thường về cột sống, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế kiểm tra. Việc phát hiện sớm đóng vai trò then chốt trong điều trị hiệu quả, giúp ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng như biến dạng cột sống, ảnh hưởng đến phổi, lồng ngực, thậm chí gây suy hô hấp.

Ngoài ra, bệnh còn tác động đến ngoại hình và tâm lý trẻ, khiến các em thiếu tự tin. Nhờ điều trị kịp thời, trẻ có thể tránh được các ca phẫu thuật, phẫu thuật nặng và cải thiện toàn diện chất lượng cuộc sống", bác sĩ Sơn khuyến cáo.

Trong ngày 10 đến 11/5, bệnh viện tổ chức chương trình khám sàng lọc miễn phí gù vẹo cột sống ở trẻ em, mục đích giúp bệnh nhi được các chuyên gia đầu ngành điều trị kịp thời.

 

Theo tuoitre.vn
Bộ Y tế đôn đốc tiến độ triển khai dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Hữu nghị Việt Đức
Bộ Y tế đôn đốc tiến độ triển khai dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Hữu nghị Việt Đức

(SKTE) - Sáng 13/2, tại Bộ Y tế, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận đã chủ trì cuộc họp triển khai Nghị quyết số 34/NQ-CP ngày 13/02/2025 của Chính phủ về cơ chế, giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại Dự án đầu tư xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và cơ sở 2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

Bộ Y tế đề xuất siết cả doanh nghiệp phát hành và người nổi tiếng quảng cáo thực phẩm
Bộ Y tế đề xuất 'siết' cả doanh nghiệp phát hành và người nổi tiếng quảng cáo thực phẩm

Nhằm khắc phục những lỗ hổng quản lý về an toàn thực phẩm, Bộ Y tế đề xuất nhiều điểm mới như quy định trách nhiệm của cơ quan tiếp nhận hồ sơ tự công bố, trách nhiệm các bên tham gia quảng cáo... Thực phẩm bổ sung phải đăng ký bản công bố sản phẩm trước khi lưu thông, phải kiểm soát nội dung quảng cáo...

Hà Nội Kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng thường xuyên tại cơ sở, điểm trạm y tế
Hà Nội: Kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng thường xuyên tại cơ sở, điểm trạm y tế

(SKTE) - Đoàn giám sát của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội (CDC Hà Nội) đã đến giám sát, kiểm tra công tác tiêm chủng thường xuyên và các hoạt động chuyên môn, trong quy trình tiêm đảm bảo an toàn tiêm chủng tại các điểm cơ sở, trạm y tế một số địa bàn xã, phường. Thời gian tới, CDC Hà Nội sẽ tiếp tục kiến nghị với Bộ Y tế sớm điều chỉnh phần mềm thống kê bệnh truyền nhiễm (theo Thông tư 54), để đáp ứng yêu cầu mới, góp phần triển khai hiệu quả công tác tiêm chủng; tiếp tục duy trì các điểm trạm như hiện nay giúp việc đưa trẻ đi tiêm chủng, quản lý đối tượng tiêm thuận lợi, dễ dàng hơn.

Số ca mắc COVID-19 tại Hà Nội vẫn còn cao
Số ca mắc COVID-19 tại Hà Nội vẫn còn cao

(SKTE)- Theo đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua, Hà Nội ghi nhận thêm 135 trường hợp mắc COVID-19, không có ca tử vong. Tuy số ca mắc mới giảm 4 trường hợp so với tuần trước đó (tuần trước đó là 139 ca), nhưng con số vẫn còn cao.

Cảnh báo chiêu trò, lừa đảo khi đi khám bệnh
Cảnh báo chiêu trò, lừa đảo khi đi khám bệnh

Đang chờ khám ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương, người phụ nữ dân tộc Tày (trú ở Bắc Kạn) bị lừa mất 5 triệu để 'khám nhanh'. Cán bộ y tế đã vận động quyên góp, hỗ trợ chị gần 8 triệu đồng.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự