Thứ Năm, 24/04/2025 14:14 (GMT+7)

Trào lưu nhỏ nước cốt chanh vào mắt, mũi để chữa bệnh: Bác sĩ cảnh báo nguy hiểm

Chuyên gia cảnh báo trào lưu nhỏ nước cốt chanh vào mắt, mũi tai để chữa bệnh lan truyền trên mạng xã hội tiềm ẩn nguy hiểm.
Ảnh đại diện tin bài

Trong 3 năm, 215 sản phẩm trong đường dây sữa giả 'khai sinh' ở Vĩnh PhúcLần đầu tiên áp dụng nội soi, siêu âm tại Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần ThơBộ Y tế: Thu hồi toàn quốc 12 loại sữa bột giả, không dùng 72 sữa đang bị điều traCần 170.000 tỷ chi cho cán bộ thôi việc, nghỉ hưu sớm do tinh gọn bộ máy

Một tài khoản mạng xã hội gây tranh cãi khi chia sẻ bí quyết “làm sáng mắt, thông mũi, hết nghễng ngãng tai” bằng cách nhỏ nước cốt chanh trực tiếp vào mắt, mũi, tai.

Người này khẳng định: “Bạn nào bị các bệnh về tai, mũi, họng nhỏ vào rất xót, nhất là các bạn bị bệnh sẵn nhưng sau đó dịch tuôn ra, dần dần khỏi lúc nào không hay. Mắt sáng, mũi thích, tai đỡ nghễng ngãng hẳn”.

Bài đăng nhanh chóng thu hút hàng nghìn lượt chia sẻ, bình luận. Một số dân mạng hào hứng vì cho rằng “chanh có tính kháng khuẩn, giúp làm sạch tự nhiên, không cần thuốc tây”.

Tuy nhiên, nhiều người dùng khác và đặc biệt là các chuyên gia y tế lên tiếng cảnh báo mạnh mẽ.

Theo bác sĩ Dương Minh Tuấn, khoa Nội tiết - Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai, nhỏ nước cốt chanh vào mắt, mũi, tai để chữa các triệu chứng như viêm, nghẹt mũi hay đau tai là hành động tiềm ẩn nhiều nguy cơ và tuyệt đối không nên áp dụng.

Nước cốt chanh có độ pH khoảng 2.0, mang tính axit mạnh. Khi tiếp xúc trực tiếp với mắt, axit trong chanh có thể gây bỏng rát, xung huyết kết mạc, viêm giác mạc, thậm chí loét giác mạc nếu tái diễn nhiều lần.

Hiệp hội Nhãn khoa Hoa Kỳ (AAO) cảnh báo, mắt người độ pH trung tính (~7.0), mọi chất có tính axit hoặc kiềm mạnh đều có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho bề mặt nhãn cầu.

Tương tự, niêm mạc mũi vốn rất mỏng và nhạy cảm, việc nhỏ chanh có thể gây viêm mũi kích ứng, đau rát, chảy máu mũi.

Với tai, môi trường trong ống tai ngoài cũng có độ pH trung tính, dễ bị tổn thương bởi các chất có tính axit. Nhỏ nước chanh vào tai có thể gây viêm ống tai ngoài, và nếu axit đi sâu hơn, thậm chí có thể gây thủng màng nhĩ.

“Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chưa bao giờ công nhận nước cốt chanh là dung dịch điều trị tại chỗ cho mắt, mũi hoặc tai”, bác sĩ Tuấn nói.

Trong y học cổ truyền, quả chanh và các loại họ cam quýt thường được dùng để tiêu đàm, thanh nhiệt, hóa tích… dưới dạng uống (nước sắc, pha mật ong), xông hơi hoặc xoa bóp với tinh dầu. Không có tài liệu chính thống nào ghi nhận việc nhỏ trực tiếp nước cốt chanh vào mắt, mũi, tai để chữa bệnh.

Việc tự ý sử dụng nước cốt chanh theo lời truyền miệng, đặc biệt với trẻ em và người lớn tuổi, có thể gây ra những hậu quả nặng nề, thậm chí không thể phục hồi nếu tổn thương lan rộng. Trong mọi trường hợp có triệu chứng bất thường ở tai, mũi, mắt, người dân nên đến cơ sở y tế để được khám và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa, thay vì thử nghiệm các mẹo dân gian chưa được kiểm chứng.

PV
Bác sĩ cảnh báo nhiều trẻ biến chứng nặng
Bác sĩ cảnh báo nhiều trẻ biến chứng nặng

Số ca mắc sởi trên toàn quốc tăng nhanh, nhiều ca biến chứng nặng. Tuy nhiên, nhờ tinh thần chủ động và tuân thủ chỉ đạo của Bộ Y tế, các bệnh viện, đặc biệt là Bệnh viện Hồng Ngọc, đã triển khai hiệu quả công tác điều trị và kiểm soát nhiễm khuẩn, giúp trẻ hồi phục nhanh và hạn chế lây nhiễm chéo.

Các bài tập vận động tại nhà cho trẻ thừa cân
Các bài tập vận động tại nhà cho trẻ thừa cân

Trẻ em hiện nay thường “lười” tập thể dục do “nghiện” ti vi, điện thoại, thiếu không gian vui chơi... Do đó, phụ huynh có thể tìm các bài tập thể dục đơn giản dễ tập ngay tại nhà, phù hợp cả với các gia đình có diện tích nhà nhỏ hẹp để khuyến khích trẻ vận động.

Thuốc điều trị viêm tai giữa do bệnh sởi
Thuốc điều trị viêm tai giữa do bệnh sởi

Viêm tai giữa là một trong những biến chứng phổ biến của bệnh sởi, đặc biệt ở trẻ em. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm tai giữa có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn..

Khuyến cáo của Bộ Y tế để phòng, chống bệnh sởi
Khuyến cáo của Bộ Y tế để phòng, chống bệnh sởi

Theo Bộ Y tế, bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây lan rất nhanh, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, viêm não, có thể dễ dẫn đến tử vong. Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tiêm vaccine là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh.

Số ca viêm loét dạ dày ở người trẻ tăng cao
Số ca viêm loét dạ dày ở người trẻ tăng cao

(SKTE) - Viêm loét dạ dày nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày. Đặc biệt, căn bệnh này không chỉ xuất hiện ở người lớn mà còn gia tăng ở trẻ em, với số ca bệnh ngày càng tăng.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự