Chủ Nhật, 20/07/2025 17:38 (GMT+7)

"Người mẹ" đặc biệt của những trẻ khuyết tật

Bằng sự cảm thông, lòng nhân ái, những cô giáo ấy đã thắp lên hy vọng vào tương lai tươi sáng hơn cho những đứa trẻ thiệt thòi…
Ảnh đại diện tin bài

Chắp cánh ước mơ cho trẻ em vùng khó khănTu viện mang tên một món ăn, ai đến cũng được mời bữa no lòngNhững bữa ăn triệu view của trẻ em vùng caoKhám sức khỏe tổng quát miễn phí cho Người có công, thương binh và gia đình liệt sĩHải Phòng: Trung tá Công an nhặt được ví tiền hơn chục triệu đồng trả lại cho người mất

Tình thương của mẹ

Trong lớp học của 12 trẻ khuyết tật tại trung tâm Giáo dục hòa nhập Hướng Dương Việt (phường Quảng Phú, TP Đà Nẵng), cô giáo Trần Thị Thúy Hằng (SN 1991) đang dạy các em bằng cả tâm huyết của mình. 

Gần 10 năm trước, khi người con thứ hai chào đời, cô giáo Hằng đau đớn nhận ra con mình không thể nhìn thấy, không có khả năng nhận thức. Người con thứ ba của cô cũng bị khiếm thị. 

Không bỏ cuộc, người mẹ ấy đã dồn hết công sức, dành tất cả số tiền gia đình có để chạy chữa cho các con - những đứa trẻ bị ảnh hưởng bởi chất độc màu da cam-dioxin. Để chăm sóc các con, cô giáo Hằng không thể đi làm, tiền chữa trị cho con thì tốn kém, gia đình rơi vào kiệt quệ…

Hồi tưởng lại quãng thời gian khốn khó đó, cô giáo Hằng chia sẻ: "Nhiều khi mình cảm thấy bất lực dù đã gắng gượng hết sức. Tuy nhiên, bà con, hàng xóm, thậm chí có những người chưa từng gặp mình đã đồng cảm, sẻ chia, ủng hộ. 

Tình thương của mọi người đã cho mình thêm sức mạnh để tiếp tục sống, cố gắng vì con. Mình quyết định về quê, theo học chuyên ngành giáo dục đặc biệt này, trước hết là để có kiến thức chữa bệnh cho con, đồng thời giúp đỡ những đứa trẻ khuyết tật khác có cơ hội sống tốt hơn".

Thầy Đặng Ngọc Duy, người sáng lập trung tâm Giáo dục hòa nhập Hướng Dương Việt, cho biết, gần 3 năm dạy tại Trung tâm, cô giáo Hằng lúc nào cũng đi sớm, về muộn, tận tình chỉ dạy cho những "đứa con" đặc biệt của mình. 

Cô giáo Nguyễn Thị Lành trong một giờ dạy học 

Có lẽ sự đồng cảm, thấu hiểu sức mạnh của một người mẹ đã hun đúc trong cô sự kiên trì, tận tụy chăm sóc các học viên của mình. Trung tâm cũng tạo điều kiện hết mức để các cô, các con đến đây dạy và học, sớm có cơ hội hòa nhập cộng đồng.

Trao "tấm vé" phát triển cho trẻ khiếm thính

Không có tiếng ê a đọc bài, không có tiếng trao đổi qua lại, chỉ có những ngôn ngữ ký hiệu nhưng lớp học tiếng Việt của cô giáo Nguyễn Thị Lành (SN 1994) luôn tràn đầy hi vọng và những nụ cười rạng rỡ. 

Là một người khiếm thính, cô giáo Lành đang thổi lên niềm tin của những đứa trẻ khiếm thính rằng các em vẫn có thể trò chuyện với nhau bằng ngôn ngữ riêng và sống một đời tốt đẹp, tử tế.

Hiện là trợ giảng của trung tâm Hỗ trợ và Giáo dục hòa nhập cho trẻ khiếm thính Quảng Nam (phường Điện Bàn Đông, TP Đà Nẵng), chị Lành cho biết: "Sau cuộc gặp gỡ tình cờ với cô Maire McCann, mình như được trao cho một tấm vé bước vào cánh cửa phát triển bản thân. 

Cô Trần Thị Thúy Hằng tận tụy dạy dỗ các em nhỏ tại Trung tâm Hướng Dương Việt 

 

Lần đầu tiên mình cảm thấy tự tin và tự hào về bản thân khi thực hiện được ước mơ đứng trên bục giảng. Và giờ mình lại hạnh phúc trao đi những tấm vé khác cho các em khiếm thính như mình". 

Đối với trẻ khuyết tật, ước mơ và hiện thực hóa ước mơ của mình rất khó khăn. Vì thế, những người thầy tại Trung tâm này không chỉ dạy cho các em ngôn ngữ để giao tiếp, trao đổi mà còn giúp các em có hành trang vững chắc, có một công việc phù hợp để tự nuôi sống mình.

Chia sẻ về cô giáo Lành, bà Maire MCCann, người sáng lập trung tâm Hỗ trợ và Giáo dục hòa nhập cho trẻ khiếm thính Quảng Nam, bày tỏ niềm tự hào và biết ơn: "Lành cũng là một người khiếm thính. Lúc mới gặp, cô bé ấy từng rất tự ti, mặc cảm và nghĩ mình cô đơn vì không nghe, không giao tiếp được. 

Nhưng em đã nắm bắt cơ hội, không ngừng cố gắng, bộc lộ năng lực của mình. Và bằng sự đồng cảm, kiên nhẫn, yêu thương, Lành cũng như đội ngũ giáo viên, trợ giảng xuất sắc ở đây đã và đang thay đổi số phận của mình cùng những đứa trẻ khiếm thính".

Trong lớp học đặc biệt ấy ánh lên nụ cười rạng rỡ của các em nhỏ được xung phong trả lời bằng ngôn ngữ ký hiệu. Và sau lớp học của cô và trò, còn có sự tin tưởng, ủng hộ của các bậc phụ huynh, đồng hành trong mỗi bước tiến của con em mình.

 


Thuý Hiền
Cô giáo Hà Bích Hảo Ươm mầm hy vọng cho trẻ em nghèo, khuyết tật
Cô giáo Hà Bích Hảo: Ươm mầm hy vọng cho trẻ em nghèo, khuyết tật

Nằm sâu trong con ngõ nhỏ tại phường Quang Trung, TP Hà Nội, một lớp học đặc biệt không bục giảng, cũng chẳng có tiếng trống trường vang lên mỗi giờ tan học. Nhưng chính nơi ấy, cô giáo Hà Bích Hảo (sinh năm 1994) vẫn kiên trì thắp lên ánh sáng tri thức cho những đứa trẻ kém may mắn, các em nhỏ khiếm khuyết cả về thể chất lẫn nhận thức.

Bạo lực gia đình từ việc xâm phạm quyền nhân thân của trẻ em trên mạng Pháp luật vẫn còn khoảng trống
Bạo lực gia đình từ việc xâm phạm quyền nhân thân của trẻ em trên mạng: Pháp luật vẫn còn 'khoảng trống'

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, mạng xã hội, cùng sự quan tâm của công chúng tới đời tư, hình ảnh trẻ em đã khiến không ít vụ việc xâm phạm quyền riêng tư, danh dự trẻ em nhức nhối nhiều năm qua. Đáng nói, trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành, đặc biệt là Luật Trẻ em 2016 và Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022, vẫn còn tồn tại không ít khoảng trống khiến quyền trẻ em vẫn chưa được bảo vệ đầy đủ và hiệu quả.

Hơn 6 000 người tham quan triển lãm tranh đa sắc màu của trẻ khuyết tật
Hơn 6.000 người tham quan triển lãm tranh đa sắc màu của trẻ khuyết tật

Triển lãm tranh từ trẻ khuyết tật lần thứ 3 mang chủ đề “Embrace the Diversity: Chấp nhận khác biệt, lan tỏa yêu thương” đã mở ra một không gian nghệ thuật đặc biệt. Tại đây, công chúng có dịp bước vào thế giới nội tâm đa sắc màu của hơn 70 bạn nhỏ đến từ ba miền Tổ Quốc.

Bác sĩ cảnh báo nguy hiểm khi sử dụng nước giếng nấu ăn​
Bác sĩ cảnh báo nguy hiểm khi sử dụng nước giếng nấu ăn​

Ngày 23/6, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (Thành phố Hồ Chí Minh) phát thông tin cảnh báo về trường hợp một bé gái 16 tháng tuổi bị tím tái, nguy kịch sau khoảng 1 giờ ăn ghẹ và canh cải bó xôi nấu với nước giếng. May mắn, bé gái đã được cấp cứu kịp thời.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: 42 Ngô Thì Nhậm, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự