Thứ Ba, 15/04/2025 14:09 (GMT+7)

Những giờ học tiếng Pháp. Phần 4/5.

(SKTE) - Thật kỳ lạ là tại sao cảm giác của chúng ta mỗi khi có lỗi trước các thầy cô giáo cũng giống cảm giác có lỗi trước cha mẹ mình? Và, nói chung, không chỉ vì những gì xảy ra khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mà còn vì những điều còn lại khi chúng ta không đi học nữa.
Ảnh đại diện tin bài

Tặng Anastasia Prokopyevna Kopylova.

*********

Tôi dùng đinh đóng nắp hòm lại như cũ, đặt nó lên bậu cửa sổ, sau đó lên tầng hai và gõ cửa phòng giáo viên. Cô Lydia đã về nhà. Không sao, tôi sẽ tìm được, tôi biết nhà cô, tôi đã đến đó. Nghĩa là thế này: không muốn ăn ở đây thì mang về nhà nấu lấy. Nghĩa là thế. Không thể khác được. Ngoài ra không còn ai khác. Đó không phải là mẹ: mẹ sẽ không quên bỏ thư vào hòm, mẹ sẽ kể lấy từ đâu, đào từ mỏ vàng nào ra báu vật đó.

Khi tôi cùng với hòm bưu phẩm kẹp nách xộc vào cửa phòng, cô Lydia làm ra vẻ không hiểu gì. Cô nhìn cái hòm đặt trên sàn trước mặt cô và ngạc nhiên hỏi:

- Đây là cái gì? Em mang gì đến vậy? Mang đến làm gì?

- Đấy là cô làm, - tôi nói, giọng run run như chực khóc.

- Đấy là do cô làm? Em đang nói gì vậy?

- Cô đã gửi bưu kiện này đến trường. Em biết, đó là cô gửi.

Tôi thấy, cô Lydia đỏ mặt và bối rối. Rõ ràng, đó là tình huống duy nhất mà tôi không sợ nhìn thẳng vào mắt cô. Tôi mặc kệ, dù đó là cô giáo hay dì ruột của mình. Ở đây, người hỏi là tôi chứ không phải cô giáo, hỏi bằng tiếng Nga chứ không phải tiếng Pháp, không dùng đại từ nhân xưng. Tùy cô trả lời.

- Tại sao em cho rằng đó là cô?

- Bởi vì ở quê em không có mỳ ống. Thuốc kích thích hồng cầu cũng không có.

- Thế nào? Hoàn toàn không có à?! - cô tỏ ra ngạc nhiên thực sự, đúng là tự chui đầu vào rọ.

- Hoàn toàn không có. Đáng lẽ cô phải biết điều đó.

Cô Lydia Mikhailovna bỗng bật cười lớn và tìm cách ôm tôi nhưng tôi né được.

- Đúng là đáng lẽ phải biết. Sao mình lại quên nhỉ?! - cô thoáng trầm ngâm. - Nhưng rất khó biết ở quê em có gì - cô thề danh dự đấy! Cô là người thành phố mà. Em nói là ở quê em hoàn toàn không có mấy thứ đó à? Vậy, ở quê em có gì?

- Quê em có đậu này, củ cải này...

- Đậu... Củ cải... Còn ở Kuban quê cô có táo. Bây giờ, ở đó đang mùa táo. Trước đây, cô đã muốn về Kuban nhưng không hiểu sao lại đến nơi đây. - cô thở dài và hơi cúi đầu về phía tôi. - Em đừng giận. Cô chỉ muốn tốt cho em thôi. Ai mà biết được, tại sao lại chọn đúng mỳ ống chứ? Không sao, bây giờ cô khôn ra rồi. Còn chỗ mỳ ống này em mang về đi...

- Em không lấy, - tôi ngắt lời cô.

- Này, em làm như vậy để làm gì? Cô biết rằng em bị đói. Cô sống một mình, tiền cô có rất nhiều, nhưng cô chỉ có một mình... Cô ăn có chút xíu vì sợ tăng cân.

- Em không bị đói chút nào.

- Xin em đừng tranh luận với cô. Cô đã nói chuyện với bà chủ nhà em. Có gì xấu đâu, nếu em mang chỗ mỳ ống này về và hôm nay tự nấu cho mình một bữa no. Tại sao cô lại không thể giúp đỡ em, dù chỉ một lần duy nhất trong cuộc đời? Cô hứa là từ nay sẽ không bao giờ gửi gì cho em nữa. Nhưng bưu phẩm này xin em mang về đi. Em nhất định phải ăn no để đi học. Ở trường ta có biết bao đứa lười nhác nhưng được ăn uống no đủ. Chúng chẳng hiểu biết một thứ gì và chắc chắn sẽ không bao giờ hiểu được, còn em là một đứa bé có khả năng, em không nên bỏ học.

Giọng cô tha thiết như ru ngủ, tôi sợ rằng cô sẽ thuyết phục được tôi. Tôi giận bản thân mình, vì tôi hiểu lý lẽ đúng đắn của cô, và vì việc tôi không muốn hiểu cô một chút nào, nên tôi vừa lắc đầu quầy quậy và nói lí nhí cái gì đó, rồi chạy vụt ra khỏi cửa.

Việc cô dạy phụ đạo tôi không vì thế mà kết thúc, tôi vẫn tiếp tục đến nhà cô để học. Nhưng bây giờ cô mới dạy tôi thực sự. Rõ ràng, cô đã quyết định: thì sao nào, tiếng Pháp thì tiếng Pháp. Đúng vậy, kết quả bắt đầu thấy rõ, tôi phát âm những từ tiếng Pháp khá dần lên, tôi không còn phát âm khó khăn nữa mà đã rõ ràng và trôi chảy.

- Tốt, - cô Lydia Mikhailovna khích lệ tôi. - Học kỳ này chưa được điểm năm nhưng học kỳ sau chắc chắn được.

Chúng tôi không nhắc đến chuyện gói bưu phẩm nữa, nhưng tôi luôn đề cao cảnh giác. Cô Lydia Mikhailovna còn nghĩ ra đủ thứ chuyện khác nữa thì sao? Tôi biết tính mình: nếu có gì đó chưa đạt kết quả thì phải làm bằng được ra kết quả, đơn giản là tôi không thể bỏ được tính cách đó.

Tôi có cảm giác rằng, cô Lydia Mikhailovna lúc nào cũng nhìn tôi như chờ đợi, vừa nhìn vừa cười cái vẻ hoang dã của tôi, - tôi bực, nhưng nỗi bực này, mặc dù kỳ lạ, nhưng lại giúp tôi luôn tỏ ra tự tin hơn. Tôi không còn là đứa bé cam chịu và yếu đuối, sợ bước chân vào đây, tôi đã dần quen với cô và căn phòng của cô. Dĩ nhiên, tôi vẫn rụt rè, thu mình vào một góc, giấu đôi giày dưới gầm ghế. Bây giờ tôi đã mạnh dạn đặt câu hỏi cho cô, thậm chí còn tranh luận với cô.

Cô còn cố ép tôi ăn một lần nữa nhưng tôi không chịu. Tôi không nao núng, tính cứng đầu cứng cổ của tôi đủ cho mười người dùng.

Chắc chắn đã có thể kết thúc những buổi học phụ đạo, tôi đã nắm được vấn đề cốt yếu, cái lưỡi của tôi đã mềm ra và ngọ ngoạy khắp bốn phương tám hướng được rồi, những thứ còn lại cùng với thời gian có thể bù đắp ở những giờ học trên lớp. Trước mắt, còn hết năm này qua năm khác, thời gian còn dài miên man.

Nhưng tiếp theo tôi sẽ làm gì nếu như học hết một lần từ đầu đến cuối? Nhưng tôi không dám nói với cô Lydia Mikhailovna, còn cô có vẻ như cho rằng, chương trình học chưa hoàn thành, còn tôi vẫn tiếp tục công việc nai lưng của mình. Nai lưng là gì? Chính tôi cũng không ngờ, không biết từ khi nào tôi lại cảm thấy mình có hứng thú với ngôn ngữ này và, vào những lúc rảnh rỗi, không cần ai giục giã, tôi lại giở từ điển, xem trước những bài đọc trong sách giáo khoa. Từ chỗ bị phạt tôi đâm ra say mê. Lòng tự ái còn thôi thúc tôi: chưa làm được - phải làm bằng được, và làm được - nhưng không thua kém những người giỏi nhất. Tôi đến từ phép thử nào khác đây? Nếu như không cần phải đến nhà cô Lydia Mikhailovna... Tôi có thể tự mình, tự mình...

Một hôm, khoảng hai tuần sau khi xảy ra chuyện gói bưu phẩm, cô Lydia vừa cười vừa hỏi:

- Em không còn chơi bạc nữa à? Hay là các em tụ tập và chơi ở chỗ nào khác rồi?

- Bây giờ sao mà chơi được?! - tôi ngạc nhiên và đưa mắt nhìn ra cửa sổ, ngoài đó có tuyết phủ trắng khắp nơi.

- Thế trò đó chơi thế nào? Luật chơi ra sao?

- Cô hỏi để làm gì ạ? - tôi cảnh giác.

- Hay đấy. Ngày xưa khi còn nhỏ cô đã từng chơi. Cô chỉ muốn biết, có phải trò đó hay không thôi. Em nói đi, nói đi, đừng ngại.

Tôi kể, nhưng không nói đến thằng Vadik, thằng Ptakha và những trò tiểu xảo mà tôi sử dụng khi chơi.

- Không giống, - cô Lydia lắc đầu. - Ngày xưa bọn cô chơi trò "đập tường". Em biết chơi thế nào không?

- Em không biết.

- Em xem nhé. - Cô nhẹ nhàng đứng dậy, rời khỏi bàn, rồi lục tìm những đồng tiền xu trong túi xách và đẩy ghế ra xa tường. - Em lại đây, xem này. Cô đập đồng xu vào tường. - Cô đập nhẹ, đồng xu kêu keng một tiếng và rơi xuống nền nhà theo đường cong cong. - Bây giờ, - cô dúi vào tay tôi một đồng xu khác, - em đánh đi. Nhưng nhớ là: cần phải đánh sao cho đồng xu của em rơi càng gần đồng xu của cô càng tốt. Để đo khoảng cách giữa chúng, ta dùng các ngón tay. Trò này còn gọi là trò "đo ngón tay". Đo được nghĩa là thắng. Em đánh đi.

Tôi đập đồng xu, nó chạm cạnh vào tường và lăn vào góc nhà.

- Ô-ồ, - cô Lydia Mikhailovna phẩy tay. - Xa quá. Bây giờ em làm lại. Nhớ là: nếu đồng xu của cô chạm vào đồng xu của em, dù là một chút, chạm vào mép, - cô thắng gấp đôi. Em hiểu chưa?

- Có gì mà không hiểu ạ?

- Chúng ta chơi chứ?

Tôi không tin vào hai cái tai mình:

- Em chơi với cô thế nào được?

- Vì sao?

- Vì cô là cô giáo!

- Thì sao nào? Cô giáo thì là người khác, hay sao? Đôi khi người ta cũng chán làm cô giáo, dạy và dạy triền miên. Thường xuyên phải chấn chỉnh mình: cái kia không nên, cái này không nên, - Cô Lydia Mikhailovna nheo mắt và trầm ngâm nhìn ra cửa sổ. - Một lần quên mình là cô giáo kể ra cũng có cái hay - tất nhiên, không đến mức là ông ba bị hay mụ phù thủy, để người ta cảm thấy nhàm chán. Đối với giáo viên, có lẽ, điều quan trọng nhất là đừng làm cho mình nghiêm khắc, điều quan trọng là hiểu rằng mình có thể không cần dạy quá nhiều. Cô vặn người một cái và vui lên ngay. - Hồi nhỏ, cô là một cô bé bất trị, cha mẹ cũng không chịu được cô. Đến tận bây giờ cô vẫn thường xuyên muốn nhảy, nhảy lò cò, lao đi đâu đó, làm gì đó không theo kế hoạch, không theo thời gian biểu mà theo ý thích của mình. Cô vẫn thường nhảy, nhảy lò cò ở đây, trong nhà mình. Con người ta già đi không phải là lúc mà sống đến già mà là khi không còn là đứa trẻ nữa. Ngày nào cô cũng muốn nhảy một cách vui thích, cho dù bên kia tường là thầy Vasilyi Andreevich. Thầy rất nghiêm khắc. Em không được để thầy ấy biết là cô trò mình chơi "đo ngón tay".

- Nhưng chúng ta có chơi trò "đo ngón tay" nào đâu. Cô chỉ mới bày cho em cách chơi thôi.

- Chúng ta chỉ chơi, như người ta thường gọi, là chơi giả vờ thôi. Nhưng em đừng nói gì với thầy Vasilyi Andreevich nhé.

Lạy Chúa, có chuyện gì trên thế gian thế này! Từ lâu, tôi đã sợ rằng cô Lydia Mikhailovna lôi tôi đến gặp thầy hiệu trưởng vì tội đánh bạc, còn bây giờ cô đề nghị tôi đừng nói gì với thầy về chuyện cô đánh bạc (Ối cha mẹ, làng nước ôi! He he). Trời sập rồi - không thể khác được. Tôi ngoảnh lại nhìn như thể có ai nghe trộm và bối rối vỗ tay lên trán.

- Thế nào - ta thử chứ? Em không thích thì thôi.

- Vâng, - tôi ngập ngừng đồng ý.

- Em đánh trước đi.

(Còn nữa)

 Người dịch: Dương Nguyên Khải.

Tác giả: Valentin Rasputin (1937-2015).
Quà tặng cô giáo
Quà tặng cô giáo

(SKTE) - ... Lúc đó tôi đã giải thích với mọi người rằng món quà tuyệt vời nhất là một con búp bê. Và tôi không cảm thấy có lỗi. Có vẻ như điều đó không phải là vô ích.

Tự rạch tay để giải tỏa tâm trạng
Tự rạch tay để giải tỏa tâm trạng

(SKTE)- Cô gái 15 tuổi được bố mẹ đưa đến Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) khám sau khi phát hiện cánh tay con chằng chịt vết sẹo do tự rạch.

Giải Nhất Tài năng thiếu nhi Thủ đô hát về mẹ
Giải Nhất "Tài năng thiếu nhi Thủ đô" hát về mẹ

Tối 8/3, MV “Con yêu mẹ nhất trên đời” - sáng tác mới của nhạc sĩ Lưu Hà An - chính thức ra mắt công chúng với phần thể hiện của giọng ca nhí Đặng Kim Thiên Kim - giải Nhất Tài năng Thiếu nhi Thủ đô năm 2024.

Ba rúp
Ba rúp

(SKTE) - ... Tôi nhảy sang chiếc ghế băng bên cạnh, bỗng tôi nhìn thấy trong đống lá thu ẩm ướt trên mặt đất một mảnh giấy nhàu nhàu trông quen quen... Tôi nhặt lên, mở ra.... và không thể tin vào mắt mình!!!...

Người mẹ hiền thứ hai
Người mẹ hiền thứ hai

Mình là Nguyên Khôi, năm nay mình 7 tuổi – là một cậu bé mà có lẽ khi tiếp xúc ban đầu, mọi người sẽ cảm thấy mình khá lạnh lùng, xa cách. Từ nhỏ, mình đã ít nói. Lớn dần lên, mình cũng không muốn trò chuyện với ai, thậm chí, ngày càng trở nên lầm lì.

Những dòng thư còn mãi
Những dòng thư còn mãi

Ngày 8/3 là ngày dành riêng cho một nửa thế giới - phái đẹp - phái yếu với bất tận nguồn cảm hứng. Mời bạn cùng đến với những lời yêu thương dành cho mẹ, cho cô giáo thân thương của học trò trường THCS Lê Quý Đôn, TP. Hải Dương (tỉnh Hải Dương) qua những dòng thư đã được cô giáo Quỳnh Trâm ghi lại khi còn gắn bó với ngôi trường này nhé!

Quà tặng cô giáo
Quà tặng cô giáo

(SKTE) - ... Lúc đó tôi đã giải thích với mọi người rằng món quà tuyệt vời nhất là một con búp bê. Và tôi không cảm thấy có lỗi. Có vẻ như điều đó không phải là vô ích.

Tự rạch tay để giải tỏa tâm trạng
Tự rạch tay để giải tỏa tâm trạng

(SKTE)- Cô gái 15 tuổi được bố mẹ đưa đến Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) khám sau khi phát hiện cánh tay con chằng chịt vết sẹo do tự rạch.

Giải Nhất Tài năng thiếu nhi Thủ đô hát về mẹ
Giải Nhất "Tài năng thiếu nhi Thủ đô" hát về mẹ

Tối 8/3, MV “Con yêu mẹ nhất trên đời” - sáng tác mới của nhạc sĩ Lưu Hà An - chính thức ra mắt công chúng với phần thể hiện của giọng ca nhí Đặng Kim Thiên Kim - giải Nhất Tài năng Thiếu nhi Thủ đô năm 2024.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự