Thứ Sáu, 28/02/2025 08:59 (GMT+7)

Ban hành quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt cho người khuyết tật

(SKTE) - Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 25/2/2025 phê duyệt Quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Ảnh đại diện tin bài

Bảo đảm người khuyết tật có cơ hội bình đẳng trong tiếp cận giáo dục có chất lượng, hoàn thành giáo dục bắt buộc. Ảnh minh hoạ

Bảo đảm cơ hội học tập

Phạm vi quy hoạch gồm các cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và các trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật về giáo dục đối với người khuyết tật và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Mục tiêu tổng quát đến năm 2030 là phát triển hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trong hệ thống giáo dục quốc dân bảo đảm về số lượng, cơ cấu và chất lượng, đáp ứng yêu cầu bảo đảm cơ hội công bằng trong tiếp cận và thụ hưởng dịch vụ giáo dục có chất lượng và nhu cầu học tập suốt đời đối với người khuyết tật ở tất cả các địa phương.

Mục tiêu cụ thể nhằm phát triển hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trong hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó phấn đấu 100% số đơn vị cấp tỉnh có trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập công lập; vận hành hiệu quả hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật, trong đó 11 cơ sở đã có và thành lập mới 1 cơ sở công lập.

Tầm nhìn đến năm 2050, hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập hoạt động hiệu quả, hội nhập quốc tế bảo đảm người khuyết tật có cơ hội bình đẳng trong tiếp cận giáo dục có chất lượng, hoàn thành giáo dục bắt buộc, mở ra cơ hội học tập suốt đời nhằm phát triển tối đa tiềm năng của cá nhân và có những đóng góp tích cực cho xã hội.

Về phương án phát triển, theo Quyết định, đến năm 2030, cơ cấu mạng lưới hoàn thiện và vận hành hiệu quả hệ thống, trong đó có 12 cơ sở giáo dục chuyên biệt công lập đối với người khuyết tật.

Phát triển hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập công lập với 94 trung tâm, trong đó tập trung củng cố, phát triển 16 trung tâm đã có, chuyển đổi 39 cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật; khuyến khích thành lập các cơ sở giáo dục chuyên biệt tư thục đối với người khuyết tật và các trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tư thục.

Phân bổ mạng lưới đến năm 2030 theo 6 vùng bao gồm: Vùng đồng bằng sông Hồng, vùng trung du và miền núi phía Bắc, vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Mỗi vùng được quy định số lượng cơ sở giáo dục chuyên biệt công lập đối với người khuyết tật và số lượng trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập công lập. Trong đó bao gồm cả số trung tâm được chuyển đổi từ cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật, số trung tâm được củng cố, phát triển và số trung tâm được thành lập mới.

Tầm nhìn đến năm 2050, hệ thống được phát triển với 12 cơ sở giáo dục chuyên biệt công lập với người khuyết tật, 148 trung tâm hỗ trợ, phát triển giáo dục hòa nhập công lập; các cơ sở giáo dục chuyên biệt tư thục đối với người khuyết tật và trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tư thục đảm bảo các điều kiện hoạt động theo quy định.

Gần 11.000 giáo viên, viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật

Về phát triển đội ngũ, Quyết định nêu rõ cán bộ quản lý, giáo viên và viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật đủ về số lượng, đạt trình độ chuẩn được đào tạo và đáp ứng quy định về giáo dục đối với người khuyết tật, 100% cán bộ quản lý, giáo viên và viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập đạt chuẩn trình độ đào tạo về chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm.

Đến năm 2030, khoảng 3.300 giáo viên và 7.400 viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật làm việc trong các cơ sở giáo dục đối với người khuyết tật, trong đó được bổ sung mới 900 giáo viên và 5.500 viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.

Đến năm 2050, khoảng 4.900 giáo viên và 10.900 viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật làm việc trong các cơ sở giáo dục đối với người khuyết tật, trong đó được bổ sung mới 1.600 giáo viên và 4.400 viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.

Quyết định cũng nêu rõ các phương án về đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị học liệu như về diện tích đất xây dựng cơ sở giáo dục đối với người khuyết tật; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, các công trình của cơ sở giáo dục đối với người khuyết tật; thiết bị, học liệu trong các cơ sở giáo dục đối với người khuyết tật.

Quyết định quy định Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong việc xây dựng, triển khai các đề án, dự án; rà soát, hoàn thiện trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách phát triển giáo dục đối với người khuyết tật; chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính trong việc xác định vị trí việc làm cho cán bộ, giáo viên, người lao động trong các cơ sở giáo dục công lập đối với người khuyết tật.

Bộ Tài chính bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước cho việc thực hiện các nội dung của quy hoạch.

Bộ Y tế phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc nâng cao nhận thức trong trường học và cộng đồng về công tác phát hiện sớm, can thiệp sớm và phục hồi chức năng đối với người khuyết tật.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ưu tiên bố trí ngân sách địa phương và huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển cơ sở giáo dục đối với người khuyết tật theo quy hoạch.

Các tổ chức của người khuyết tật và tổ chức vì người khuyết tật phối hợp với Bộ GDĐT trong việc triển khai quy hoạch, đặc biệt là sự tham gia của các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong công tác xã hội hóa giáo dục đối với người khuyết tật./.

Lê Minh
Mùa nắng lại “nóng” chuyện ngộ độc thực phẩm
Mùa nắng lại “nóng” chuyện ngộ độc thực phẩm

(SKTE) - Liên tiếp các vụ nghi ngộ độc thực phẩm vừa xảy ra tại TPHCM, ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của hàng chục học sinh. Thời tiết nắng nóng kéo dài cùng với ý thức của người dân về an toàn thực phẩm (ATTP) chưa cao càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Kết quả Cuộc thi “Vì nụ cười trẻ em” tuần thứ Bảy
Kết quả Cuộc thi “Vì nụ cười trẻ em” tuần thứ Bảy

(SKTE) - Sáng 14/4, Ban Tổ chức Cuộc thi “Vì nụ cười trẻ em” đã mở kết quả cuộc thi Tuần thứ Bảy (Từ ngày 14/4/2025 đến ngày 21/4/2025). Hệ thống ghi nhận 4.933 người dự thi, với 62.759 lượt dự thi. Số người trả lời đúng là 4.928. Ban Tổ chức Cuộc thi chúc mừng bạn Hoàng Ngọc Quyền, đã xuất sắc đoạt giải Nhất tuần thứ Bảy.

Hội nghị lịch sử bàn về những quyết sách lịch sử
Hội nghị lịch sử bàn về những quyết sách lịch sử

(SKTE)- Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra. Rất nhiều đồng chí Trung ương đề nghị Bộ Chính trị ghi nhận đây là Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử trong giai đoạn Cách mạng mới của nước ta.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự