Chủ Nhật, 21/04/2024 10:07 (GMT+7)

Bạo lực học đường: Cách xử lý khi con trở thành nạn nhân

Bạo lực học đường là nỗi sợ chung của các bậc phụ huynh khi con trong độ tuổi đến trường. Vậy, cha mẹ nên làm gì nếu con mình trở thành nạn nhân?
Ảnh đại diện tin bài

Với kinh nghiệm nhiều năm làm việc với các học sinh ở trường phổ thông, chuyên gia tâm lý Hồ Lâm Giang khuyên cha mẹ cần bình tĩnh khi phát hiện con trở thành nạn nhân của bạo lực học đường.

Tuỳ mức độ của bạo lực học đường mà bố mẹ có thể giúp con nhận thức vấn đề và phương án xử lý. Trường hợp nếu thấy tâm lý con bất ổn, hoảng loạn, ám ảnh, cần phải can thiệp ngay lập tức để bảo vệ con.

Nếu con có những bất ổn về tâm lý và tinh thần mà bố mẹ không thể hiểu, thì cần sự hỗ trợ của những người có đủ năng lực và chuyên môn có thể hiểu và giúp hỗ trợ được vấn đề.

Chuyên gia tâm lý Hồ Lâm Giang hướng dẫn cha mẹ cách xử lý khi con bị bạo lực học đường. Ảnh: Nhân vật cung cấp

"Chỉ khi bình tĩnh, chúng ta mới có thể suy nghĩ thấu đáo và tìm cách xử lý vấn đề một cách trọn vẹn nhất. Cha mẹ nên nói chuyện, quan sát và đồng hành với con để hiểu suy nghĩ, cảm xúc và nắm được sự thay đổi tâm lý, hành vi của con. Bên cạnh đó, cũng cần sự huy động sự hỗ trợ từ phía thầy cô, nhà trường và phụ huynh của các em gây ra bạo lực.

Bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp, phải có sự đối thoại với các em đó để giải quyết được vấn đề" - chuyên gia tâm lý Hồ Lâm Giang chia sẻ.

Về giải pháp dài hạn, theo bà Giang, cha mẹ cần dạy con cách tự phòng vệ về mặt cảm xúc, và thể chất. Có thể luyện tập thể lực, học võ để tự vệ... Con cần học cách xử lý tình huống để khi đối diện với những trường hợp nguy hiểm thì biết cần phản ứng thế nào. Nguyên tắc hàng đầu là không để người khác làm tổn hại tới thân thể và tinh thần của mình.

Bà Giang chia sẻ, trong những năm qua, rất nhiều trường hợp học sinh tìm đến bà để hỗ trợ vì bố mẹ không thể hiểu được các vấn đề của các em.

"Quan trọng nhất, là bố mẹ cần có sự thấu hiểu con để có thể đồng cảm và cảm nhận được vấn đề bạo lực này đối với con. Một số bố mẹ đã từng bị bạo lực và vượt qua nên có sự hờ hững với cảm xúc của con. Tuy nhiên, vì mỗi người có một cảm nhận khác nhau, thế nên bạn đối diện được vấn đề nhưng không phải con cũng như vậy.Sự vô cảm từ gia đình chính là nguyên nhân khiến bạo lực học đường về cả phía nạn nhân hay thủ phạm trở nên nghiêm trọng hơn" - bà Giang nói và khuyên cha mẹ, nếu vượt qua khả năng, hãy yêu cầu trợ giúp từ các chuyên gia tâm lý có kinh nghiệm lâu năm trong việc thấu hiểu con và xử lý vấn đề của các con.

0
Nước Mỹ đã bước vào kỷ nguyên vàng từ ngày hôm nay
Nước Mỹ đã bước vào kỷ nguyên vàng từ ngày hôm nay

Phát biểu nhậm chức Tân Tổng thống Donald Trump nhấn mạnh: “Kỷ nguyên vàng của nước Mỹ bắt đầu từ ngày hôm nay. Đất nước chúng ta từ hôm nay sẽ lại thịnh vượng và được tôn trọng lần nữa trên toàn thế giới. Chúng ta sẽ là niềm ghen tị của mọi quốc gia và sẽ không để mình bị lợi dụng nữa”.

Tưng bừng hội chợ “Tết Đong Đầy” của Trung tâm Ước Mơ Xanh
Tưng bừng hội chợ “Tết Đong Đầy” của Trung tâm Ước Mơ Xanh

(SKTE) - “Tết Đong Đầy” là chủ đề hội chợ quê năm thứ hai liên tiếp do Trung tâm Tư vấn và Giáo dục trẻ chậm phát triển Ước Mơ Xanh (huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) tổ chức ngày 10/1/2025 vừa qua nhằm bồi đắp vốn hiểu biết văn hóa Việt cho trẻ, giúp cho trẻ mở rộng vốn hiểu về thế giới xung quanh, tăng cường kỹ năng giao tiếp và kỹ năng sống.

Tuyên truyền kịp thời, đậm nét các hoạt động quân sự, quốc phòng
Tuyên truyền kịp thời, đậm nét các hoạt động quân sự, quốc phòng

Ngày 16/1, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác báo chí, xuất bản toàn quân năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025, với sự chủ trì của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Thủy, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Báo điện tử Thừa Thiên Huế
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Chịu trách nhiệm nội dung:
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập, Trưởng VP đại diện phía Nam: TS. Nguyễn Chí Tân.
Trưởng ban thư ký Tòa soạn: Phạm Việt Hưng.
Giám đốc Trung tâm Truyền thông: Hà Diệu Hiền
P. Trưởng ban Trị sự: Lê Minh Nam.
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam