Thứ Năm, 22/05/2025 09:38 (GMT+7)

'Em sợ trả lời sai bị phạt'

Dưới sân trường, cô giáo hỏi học sinh có thích đọc sách không. Kỳ lạ thay, không em nào trả lời. Hỏi nhỏ một em, em bảo: 'Em sợ trả lời sai bị phạt'.
Ảnh đại diện tin bài

Nên khuyến khích học sinh mạnh dạn nói lên ý kiến của mình - Ảnh minh họa

Gia Lai chấn chỉnh đạo đức nhà giáo, tăng cường bảo vệ trẻ em trong trường họcHà Nội: Tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT, bảo đảm biên chế giáo viên mầm non, phổ thông và nghỉ hè năm 2025Phát động chiến dịch “Yêu thương mỗi ngày - Mẹ khoẻ, bé ngoan”: Thông điệp nhân văn và hạnh phúc gia đình

Chuyện thứ nhất

Ngôi trường nằm ở vùng cao, xung quanh trường là những dãy núi chót vót, sừng sững, nhọn hoắt. Các cô giáo trong chương trình mang sách đến cho học sinh, hăm hở ra sân giao lưu.

- Các em có ai thích đọc sách không?

Chẳng có cánh tay nào giơ lên. Các em cúi đầu im lặng, nhìn nhau không ai trả lời. Cô hỏi thêm lần nữa vẫn thế. Vẫn không một em nào giơ tay. Cô cúi xuống hỏi nhỏ một học sinh gần nhất .

- Sao em không trả lời?

- Em sợ trả lời sai bị phạt.

Dạy phản biện cho học sinh cũng cần đúng cách

Đừng “thù vặt” khi học sinh phản biện

Cô giáo ngớ người ra hiểu được gốc rễ của vấn đề. Hỏi tất cả các em ở sân trường:

- Các em thường bị phạt như thế nào?

- Dọn nhà vệ sinh, quét sân trường, rửa chén bát...

- Hôm nay cô hứa ai trả lời sai đều sẽ không bị phạt bất cứ hình thức nào. Tất cả các thầy cô ở đây cùng đồng thuận. Các em mạnh dạn lên nhé.

Đến lúc đó các em mới dám giơ tay phát biểu.

Chuyện thứ hai

Trong buổi lễ trao tặng máy tính cho trường tại một trường tiểu học ở tỉnh khác có hàng trăm học sinh tham dự. Bước vào trường ấn tượng hãi hùng của chúng tôi là toàn bộ sân trường đầy sình lầy ngập sâu tới cả nửa mét.

Qua thầy cô chúng tôi được biết trường ngập như thế hơn 4 năm rồi. Thầy trò phải lội nước suốt, nhiều người bị loét cả chân. Học sinh giờ ra chơi phải ngồi trong lớp và hầu như không thể hoạt động ngoài trời. Đúng là cám cảnh.

Sau khi nghe các em và nhà trường nói lời cảm ơn vì được tặng máy tính, một cô giáo trong đoàn lên giao lưu và hỏi:

- Các con có yêu trường mình không?

- Dạ thưa cô có ạ!

- Các con yêu trường vì điều gì?

- Dạ vì có thầy cô rất yêu thương chúng em; vì có bạn bè; vì có nhiều sách...

- Trường mình cái gì cũng tốt. Có điều gì trường mình chưa tốt làm cho các con không hài lòng không?

- Dạ thưa không ạ! Trường mình có thầy cô tốt! Có nhiều bạn tốt! Đến trường rất vui ạ!

Cô giáo gợi ý.

- Vậy có điều gì làm các con không hài lòng, không thích, muốn thay đổi về trường mình không?

Hầu như tất cả học sinh đều đồng thanh:

- Dạ không ạ!

- Có chắc không đấy, các con nhìn lại xung quanh mình xem!

Cả hội trường thoáng chốc trầm xuống nhưng sau đó hàng chục cánh tay giơ lên khẳng định chắc chắn tất cả đều tốt, không có gì phải thay đổi. Đến đây cô giáo buộc phải lên tiếng:

- Vậy sân trường ngập nước đầy sinh lầy như vậy các con cũng thích sao? Cũng thấy tốt đẹp hay sao? Chẳng lẽ các con không muốn có một sân trường sạch sẽ khô ráo để giờ ra chơi chạy nhảy vui đùa?

Tất cả đồng thanh:

- Dạ có ạ!

Ở câu chuyện thứ nhất, điều gì làm các em không dám thể hiện ý kiến của mình? Sợ sai! Bởi sai là bị phạt. Chứ không phải sai thì được uốn nắn chỉ bảo. Bị phạt trở thành sự ám ảnh, thành rào cản về tâm lý. Cái sợ không dám nói ấy lâu dần trở thành thói quen và rồi thành tính cách cam chịu nhẫn nhục.

Ở trường hợp thứ hai, học sinh tự nguyện phát biểu, và phát biểu khá hăng say nhưng lại chỉ có một chiều ngợi ca, tìm mọi cái tốt để nói. Nói cái không tốt về trường sợ thầy cô giáo không hài lòng. Điều này về lâu dài học sinh sẽ bị triệt tiêu tư duy phản biện, mất đi cái nhìn đa chiều trước sự vật hiện tượng. Không dám nói sự thật và đánh mất đi sự trung thực.

HOÀNG THỊ THU HIỀN (Cựu giáo viên trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM)
Ra mắt Câu lạc bộ Các nhà báo bảo vệ quyền trẻ em - Phát huy vai trò truyền thông, chăm sóc trẻ em trong cộng đồng
Ra mắt Câu lạc bộ Các nhà báo bảo vệ quyền trẻ em - Phát huy vai trò truyền thông, chăm sóc trẻ em trong cộng đồng

(SKTE) - Ngày 18/7/2025, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam đã tổ chức Lễ ra mắt Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ Các nhà báo bảo vệ quyền trẻ em (trực thuộc Hội), với sự tham dự của gần 50 đại biểu là thành viên của CLB, cùng các khách mời là đại diện Hội Nhà báo Việt Nam, các nhà báo, phóng viên đang công tác tại các đơn vị báo chí, truyền thông tại Hà Nội. Đây là sự công nhận vai trò của báo chí truyền thông trong sự nghiệp bảo vệ quyền trẻ em và sự gắn kết, đồng lòng của những nhà báo có tâm huyết với trẻ em.

Chi bộ cơ quan Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam tổ chức Đại hội lần thứ nhất nhiệm kỳ 2025-2030
Chi bộ cơ quan Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam tổ chức Đại hội lần thứ nhất nhiệm kỳ 2025-2030

(SKTE) - Đại hội lần thứ I Chi bộ cơ quan Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam tổ chức ngày 18/7/2025, tại Hà Nội, đã tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ nhiệm kỳ 2020-2025 đồng thời đề ra phương hướng, mục tiêu nhiệm vụ và giải pháp thực hiện trong nhiệm kỳ tới.

Diễn đàn Net Zero Việt Nam 2025 Thị trường carbon trong kỷ nguyên mới, giải pháp và mục tiêu phát triển
Diễn đàn Net Zero Việt Nam 2025: Thị trường carbon trong kỷ nguyên mới, giải pháp và mục tiêu phát triển

(SKTE) - Sáng 18/7, tại Hà Nội, Tạp chí Điện tử Nhà quản trị (TheLEADER.vn) phối hợp với Viện Tư vấn phát triển (CODE), đã tổ chức "Diễn đàn Net Zero Việt Nam 2025: Thị trường carbon trong kỷ nguyên mới". Diễn đàn là cơ hội để trao đổi, thảo luận về thị trường carbon trong kỷ nguyên mới - một lĩnh vực mới và nhiều tiềm năng tại Việt Nam. Từ đó, đưa ra những giải pháp quan trọng để thực hiện mục tiêu giảm phát thải, cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, hướng đến đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero).

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: 42 Ngô Thì Nhậm, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự