Thứ Bảy, 23/11/2024 08:48 (GMT+7)

Ép buộc hay tự nguyện học thêm: Ranh giới mong manh, khó kiểm soát

(SKTE) - Việc quy định không cấm dạy thêm học thêm ở các cấp học đang có nhiều ý kiến khác nhau. Nhiều người đồng tình, ủng hộ nhưng băn khoăn tự nguyện hay ép buộc là ranh giới mong manh và rất khó để quản nội dung dạy thêm.
Ảnh đại diện tin bài

Giải trình về vấn đề dạy thêm học thêm với đại biểu Quốc hội mới đây, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho rằng, Bộ đang chủ trương không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi dạy thêm vi phạm đạo đức của nhà giáo.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, không cấm dạy thêm, học thêm. Ảnh: Phạm Thắng

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, không cấm dạy thêm, học thêm. Ảnh: Phạm Thắng

Thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo sáng 20.11, liên quan đến vấn đề dạy thêm, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, chủ trương là không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức về dạy thêm, trong đó có việc “giáo viên ép buộc học sinh học thêm”.

Tại diễn đàn Quốc hội, nhiều đại biểu đồng tình với quy định nhà giáo có quyền dạy thêm như là một sự chính danh cho hoạt động chính đáng này.

Theo đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền, đối với học sinh yếu thì kèm thêm, học sinh khá thì bồi dưỡng thêm có kết quả tốt hơn. Bên cạnh khuyến khích người học tự học, tự nghiên cứu thì cần nhà giáo định hướng, hướng dẫn là nhu cầu chính đáng.

Chưa kể, có nhiều phụ huynh cho con đi học thêm là để gửi con.

Nhu cầu của xã hội rất đa dạng, vì thế mà việc dạy thêm, học thêm được bàn luận lâu nay vẫn chưa đi đến kết luận là cấm hay quản.

Dạy thêm, học thêm biến tướng, trở thành hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Có những trường hợp giáo viên lôi kéo học trò học thêm, không học thì bị trù dập, dọa nạt... khiến học sinh dù không muốn cũng phải đăng ký học. Không phải giáo viên nào cũng làm điều này, nhưng chuyện ép buộc như vậy ảnh hưởng đến nghề nghiệp, uy tín của người thầy.

Ngược lại, có những thầy cô rất trách nhiệm với học trò, dạy thêm với mong muốn hỗ trợ học sinh yếu, hoặc muốn cho học trò mình giỏi hơn.

Thực ra, chuyện dạy thêm, học thêm tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau. Ví dụ, các trung tâm ngoại ngữ thu hút nhiều người đến học, trong đó có rất nhiều học sinh. Đó là học thêm, nhưng tự nguyện, cơ sở đào tạo không bắt ép ai.

Dạy thêm, học thêm, nhìn theo quy luật của thị trường, sẽ thấy rằng có cung là có cầu, nên việc cấm tuyệt đối là không thể. Vì có không ít người có nhu cầu cho con học thêm như các đại biểu chỉ ra.

Khi nào, ngành Giáo dục dạy dỗ đạt chất lượng đến mức mà học sinh học tại lớp là nắm chắc kiến thức, không cần phải học thêm, lúc đó cầu không có, cung tự mất.

Đối với chuyện dạy thêm hiện nay, nói như Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, không cấm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức về dạy thêm, trong đó có việc “giáo viên ép buộc học sinh học thêm”.

Quan điểm rõ ràng, nhưng phải rạch ròi hai việc sau:

Thứ nhất, làm cách nào để xác định được "vi phạm đạo đức về dạy thêm", đây là việc đánh giá đạo đức của giáo viên, không thể cảm tính.

Thứ hai là làm cách nào để xác định giáo viên ép buộc học sinh học thêm. Giáo viên tự nói ra hay học sinh khai báo, chuyện này không dễ.

Muốn quản lý việc dạy thêm bằng pháp luật thì phải rõ ràng, minh bạch, không cảm tính.

0
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu vào Bộ Chính trị
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu vào Bộ Chính trị

(SKTE) - Một trong các nội dung quan trọng được Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 họp xem xét vào chiều 23/1 là công tác cán bộ trong đó bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị và kiện toàn nhân sự Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Chuyển hóa Nghị định 168 thành văn hóa giao thông
Chuyển hóa Nghị định 168 thành văn hóa giao thông

Nghị định 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông (thay Nghị định 100) triển khai từ ngày 1/1/2025 với quy định chặt chẽ và mức hình thức phạt "rất nặng" đã từng bước tạo được những chuyển biến tích cực, nhất là ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông ngày càng cao, tai nạn giao thông giảm mạnh.

Hội báo Xuân 2025 Điểm đến cho nhân dân và du khách dịp Tết
Hội báo Xuân 2025: Điểm đến cho nhân dân và du khách dịp Tết

Hội báo Xuân Quảng Ninh năm 2025 diễn ra từ ngày 23/1 đến ngày 21/2, tại Thư viện tỉnh, trở thành điểm đến cho nhân dân và du khách dịp Tết cổ truyền. Sự kiện do Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ninh phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức, trưng bày hơn 1.000 đầu sách, trên 300 ấn phẩm báo chí, tạp chí số Xuân của các cơ quan báo chí.

Trữ loại thuốc gì cho kỳ nghỉ Tết
Trữ loại thuốc gì cho kỳ nghỉ Tết?

Ngày Tết, các gia đình thường chuẩn bị chu đáo rất nhiều đồ ăn, thức uống… nhưng cũng rất cần chuẩn bị một số thuốc cần thiết dự phòng khi có vấn đề về sức khỏe xảy ra trong kỳ nghỉ Tết.

Nước Mỹ đã bước vào kỷ nguyên vàng từ ngày hôm nay
Nước Mỹ đã bước vào kỷ nguyên vàng từ ngày hôm nay

Phát biểu nhậm chức Tân Tổng thống Donald Trump nhấn mạnh: “Kỷ nguyên vàng của nước Mỹ bắt đầu từ ngày hôm nay. Đất nước chúng ta từ hôm nay sẽ lại thịnh vượng và được tôn trọng lần nữa trên toàn thế giới. Chúng ta sẽ là niềm ghen tị của mọi quốc gia và sẽ không để mình bị lợi dụng nữa”.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Báo điện tử Thừa Thiên Huế
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Chịu trách nhiệm nội dung:
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập, Trưởng VP đại diện phía Nam: TS. Nguyễn Chí Tân.
Trưởng ban thư ký Tòa soạn: Phạm Việt Hưng.
Giám đốc Trung tâm Truyền thông: Hà Diệu Hiền
P. Trưởng ban Trị sự: Lê Minh Nam.
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam