Thứ Ba, 11/02/2025 09:18 (GMT+7)

Giải pháp gì để quản lý dạy thêm, học thêm đạt hiệu quả?

(SKTE) - Quy định mới về dạy thêm, học thêm của Bộ GD&ĐT có hiệu lực vào ngày 14/2, đây là những đổi mới về quản lý do vậy rất cần sự thay đổi trong nhận thức của cả xã hội với vấn đề này. Để Thông tư đi vào cuộc Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng nêu một số giải pháp trước mắt và lâu dài cần thực hiện.
Ảnh đại diện tin bài

Ảnh minh họa

(SKTE) - Quy định mới về dạy thêm, học thêm của Bộ GD&ĐT có hiệu lực vào ngày 14/2, đây là những đổi mới về quản lý do vậy rất cần sự thay đổi trong nhận thức của cả xã hội với vấn đề này. Để Thông tư đi vào cuộc Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng nêu một số giải pháp trước mắt và lâu dài cần thực hiện.

"Hướng tới các trường không có học thêm, dạy thêm"

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Phạm Ngọc Thưởng đưa ra quan điểm trên khi Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm do Bộ GD&ĐT ban hành đang gây nhiều ý kiến trái chiều.

Ông Thưởng cho rằng, dạy thêm, học thêm là hoạt động phức tạp, phạm vi cả trong và ngoài nhà trường; nhu cầu lớn trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển nên văn bản đã tồn tại được hơn một thập kỷ chưa đủ chế tài quản lý. Ngày 10/1/2024, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 41/TTg-QHĐP giao Bộ GD&ĐT xây dựng và ban hành Thông tư thay thế Thông tư số 17 về dạy thêm, học thêm.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng và yêu cầu thực tế, Bộ GD&ĐT đã nghiên cứu và ban hành Thông tư số 29/2024/TT-BGD&ĐT quy định về dạy thêm, học thêm.

Quy định mới có hiệu lực vào ngày 14/2. Tuy nhiên ngay những ngày đầu học sinh đi học trở lại sau Tết Nguyên đán, nhiều trường học, giáo viên đồng loạt dừng dạy thêm, khiến phụ huynh lo lắng về thành tích học tập và thi cử của con.

Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, chỉ nỗ lực của ngành Giáo dục là chưa đủ, còn rất cần sự thấu hiểu, vào cuộc, giám sát của phụ huynh và xã hội. "Khi phụ huynh vẫn còn nặng nề về thành tích học tập của con, còn chưa yên tâm chỉ vì con không đi học thêm, còn chưa thấy hết vai trò của giáo dục gia đình ngoài giáo dục nhà trường… thì khi đó dạy thêm, học thêm vẫn còn tồn tại ở góc độ tiêu cực".

Cô trò Trường Tiểu học Thăng Long, Hà Nội. Ảnh minh hoạ

Ông Thưởng cho biết, quan điểm của Bộ GD&ĐT là hướng tới các trường không có học thêm, dạy thêm. Thay vào đó, sau giờ học các môn học theo chương trình, học sinh có thời gian, không gian để tham gia các hoạt động vui chơi, thể thao, mỹ thuật, âm nhạc… "Để thời gian trong trường phổ thông không chỉ là thời gian hướng học kiến thức mà còn là thời gian để học sinh phát triển toàn diện về nhân cách, lối sống, ý thức trách nhiệm và khả năng hòa nhập với xã hội, rèn luyện khả năng giải quyết vấn đề. Các thầy cô, các nhà làm giáo dục và toàn xã hội đều thống nhất điều này; học sinh không phải học thêm quá nhiều gây áp lực, mệt mỏi không cần thiết, để mỗi ngày đến trường là một ngày vui".

Giải pháp để quản lý dạy thêm, học thêm hiệu quả

Về giải pháp trước mắt và lâu dài để quản lý việc dạy thêm, học thêm hiệu quả, lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho rằng, "dạy thêm, học thêm ngoài những đổi mới về quản lý còn cần sự thay đổi trong nhận thức của cả xã hội với vấn đề này. Do vậy cần nhiều giải pháp trước mắt và lâu dài để quản lý việc dạy thêm, học thêm hiệu quả".

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT đưa ra 5 giải pháp như sau:

Thứ nhất, giải pháp hành chính: Ban hành Thông tư, các quy định cụ thể.

Thứ hai, giải pháp chuyên môn: Nâng cao năng lực, phương pháp giảng dạy của giáo viên, trách nhiệm của nhà giáo, phát huy năng lực tự học của học sinh.

Đổi mới kiểm tra đánh giá: kiểm tra, đánh giá thường xuyên, đánh giá cuối kỳ, thi tuyển sinh phải phù hợp với nội dung, yêu cầu cần đạt của Chương trình giáo dục phổ thông 2018; không đánh đố, không ra ngoài nội dung chương trình để đảm bảo học sinh học theo đúng chương trình, không cần học thêm vẫn sẽ vượt qua các kì kiểm tra, tuyển sinh. Tăng cường liên thông giữa giáo dục phổ thông và giáo dục đại học; cụ thể: như trong các bài kiểm tra năng lực đầu vào đại học sử dụng kiến thức phổ thông, không đánh đố...

Thứ ba, giải pháp về tăng cường cơ sở vật chất, trường học: Cần có đủ trường học để đảm bảo công bằng về cơ hội tiếp cận giáo dục của học sinh. Tăng số trường, lớp dạy học 2 buổi/ngày.

Thứ tư, giải pháp về tăng cường thanh tra, kiểm tra.

Thứ năm, giải pháp về tuyên truyền, vận động, qua đó nâng cao ý thức tự tôn, tự trọng của giáo viên để nói "không" với dạy thêm không đúng với quy định. Việc quản lý dạy thêm, học thêm không chỉ là vấn đề chính sách mà là sự thay đổi nhận thức của xã hội.

 

PV
Công an Hà Nội tuyên truyền nồng độ cồn ngay từ quán nhậu
Công an Hà Nội tuyên truyền nồng độ cồn ngay từ quán nhậu

Thực tế cho thấy một bộ phận người dân vẫn chủ quan rằng uống chút bia rượu “vẫn lái xe được”. Do đó, bên cạnh việc tuần tra, Công an Hà Nội chủ động tiếp cận ngay tại quán nhậu để tuyên truyền, nâng cao nhận thức và giảm thiểu vi phạm.

Sơ cứu đúng cách ngộ độc thực phẩm tại nhà
Sơ cứu đúng cách ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là tình trạng ăn, uống phải thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc hay những loại thực phẩm bị biến chất, ôi thiu...gây hại cho sức khỏe. Khi nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, hãy sơ cứu người bệnh theo cách dưới đây.

Lối sống ít vận động khiến bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng trẻ hoá
Lối sống ít vận động khiến bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng trẻ hoá

Thoát vị đĩa đệm từng được coi là bệnh của tuổi trung niên hay người lao động nặng, nhưng hiện nay, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Đáng báo động, các bệnh viện ghi nhận nhiều trường hợp mắc bệnh khi mới ngoài 20 tuổi, thậm chí ở lứa tuổi học đường nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: 42 Ngô Thì Nhậm, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự