Thứ Ba, 15/04/2025 14:07 (GMT+7)

Mùa nắng lại “nóng” chuyện ngộ độc thực phẩm

(SKTE) - Liên tiếp các vụ nghi ngộ độc thực phẩm vừa xảy ra tại TPHCM, ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của hàng chục học sinh. Thời tiết nắng nóng kéo dài cùng với ý thức của người dân về an toàn thực phẩm (ATTP) chưa cao càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Ảnh đại diện tin bài

Người bán sử dụng găng tay khi làm bánh mì thịt và cũng dùng găng tay đó để cầm tiền thừa trả cho khách (ảnh nhỏ) tại một điểm bán bánh mì ở TPHCM

Học sinh nhập viện sau khi ăn ở trường

Cách đây ít ngày, 29 học sinh Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (quận 7, TPHCM) có biểu hiện đau bụng, nôn ói, sốt, tiêu chảy sau khi ăn bữa trưa tại trường. Phụ huynh nghi ngờ các triệu chứng trên là do ngộ độc thực phẩm nên nhanh chóng phản ánh đến nhà trường và cơ quan chức năng. Sở ATTP TPHCM đã gửi mẫu lưu thức ăn ở trường và mẫu ở cơ sở cung ứng suất ăn để kiểm nghiệm, đồng thời tiến hành điều tra dịch tễ.

Trước đó, ngày 29-3, Bệnh viện Quận 11 tiếp nhận 37 trường hợp nhập viện trong tình trạng bị đau bụng, nôn ói, nghi ngộ độc thực phẩm; trong đó có 33 học sinh của Trường THCS Tân Túc (huyện Bình Chánh). Mối nghi ngờ tập trung vào bánh mì mà các em học sinh đã ăn khi đi tham quan dã ngoại. Cơ quan chức năng đã lấy mẫu bánh mì để kiểm nghiệm, đồng thời tiến hành kiểm tra cửa hàng bán bánh mì cho các em ở quận 6 về giấy phép kinh doanh cũng như việc đảm bảo các điều kiện ATTP.

Mới đây, hàng chục học sinh tại hai trường học thuộc Hệ thống giáo dục Tuệ Đức (TP Thủ Đức) có dấu hiệu buồn nôn, đau bụng, đi ngoài... sau bữa ăn tại trường. Suất ăn do một công ty có văn phòng tại quận Tân Phú và cơ sở sản xuất tại quận 7 cung cấp.

Nhà trường đã tự lấy mẫu thức ăn gửi kiểm nghiệm, thông báo đến phụ huynh để phối hợp theo dõi sức khỏe học sinh. Thời điểm Sở ATTP TPHCM tiến hành điều tra nguyên nhân thì nhà trường không còn lưu mẫu thực phẩm. Đến nay, cơ quan chức năng vẫn chưa công bố kết quả xác minh vụ việc.

Cảnh báo “nóng”

Sau những vụ nghi ngộ độc thực phẩm liên tiếp xảy ra tại các trường học trên địa bàn TPHCM, cơ quan chức năng đưa ra cảnh báo “nóng” về nguy cơ ngộ độc thực phẩm vào mùa nắng. Trong đó, mối lo ngại thường trực về ATTP của thành phố chính là thức ăn đường phố, hàng rong.

Đặc biệt, trong quãng thời gian từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm, nguy cơ ngộ độc thực phẩm tăng cao hơn do thời tiết nắng nóng kéo dài, nhiệt độ và độ ẩm cao, thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển, dễ làm thức ăn ôi thiu nếu không được bảo quản đúng cách...

Ghi nhận thực tế cho thấy, việc tuân thủ quy định ATTP đối với một số điểm bán thức ăn đường phố còn mang tính hình thức. Tại xe bán bánh mì trên địa bàn phường Phước Long B (TP Thủ Đức), cô gái đeo găng tay ni lông đen trong suốt quá trình làm bánh, tạo an tâm cho người mua.

Tuy nhiên, chị cũng sử dụng găng tay này để cầm tiền thừa trả lại cho khách hàng, không tháo găng tay hoặc thay găng tay khác. Trong khi đó, việc đeo khẩu trang, sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay là quy định bắt buộc phải tuân thủ.

Đáng ngại hơn, theo ghi nhận tại cổng Bệnh viện Từ Dũ (quận 1), nhiều loại thực phẩm được chế biến và bày bán “lộ thiên” giữa khói bụi giao thông, thậm chí xe bán hủ tiếu chỉ cách thùng rác vài bước chân. Những xe hàng rong trước cổng bệnh viện đáp ứng nhu cầu thực tế của người bệnh và thân nhân, nhưng cũng bán kèm mối nguy cho chính khách hàng... Đó chỉ là một vài dẫn chứng trong hàng trăm ngàn điểm bán thức ăn đường phố, vỉa hè luôn tiềm ẩn mất ATTP trên địa bàn TPHCM.

Thức ăn bày bán trước cổng Bệnh viện Từ Dũ, quận 1, TPHCM
 

PGS-TS Phạm Khánh Phong Lan, Giám đốc Sở ATTP TPHCM, cho rằng, mặc dù nhiều biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm đã được triển khai suốt thời gian qua nhưng nguy cơ vẫn tồn tại. Vì thế, công tác bảo đảm ATTP phải được thực hiện liên tục, không chủ quan, đặc biệt là tăng cường giáo dục, nâng cao ý thức cho người dân, bao gồm cả người bán và người sử dụng thực phẩm.

Theo PGS-TS Phạm Khánh Phong Lan, ngay khi tiếp nhận thông tin các vụ nghi ngộ độc thực phẩm, cơ quan chức năng đã vào cuộc xử lý theo đúng quy trình. Tuy nhiên, một trong những khó khăn khi điều tra xử lý ngộ độc thực phẩm là việc cơ sở giấu thông tin, tự xử lý. Có trường hợp khi cơ quan chức năng nắm bắt sự việc thì cơ sở không còn lưu mẫu thực phẩm để kiểm nghiệm theo quy định. Điều này gây khó cho việc kết luận nguyên nhân chính xác và đưa ra giải pháp phòng ngừa nguy cơ tái diễn.

 

 

 

Giáo Linh (báo SGGP)
Sơ cứu đúng cách ngộ độc thực phẩm tại nhà
Sơ cứu đúng cách ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là tình trạng ăn, uống phải thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc hay những loại thực phẩm bị biến chất, ôi thiu...gây hại cho sức khỏe. Khi nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, hãy sơ cứu người bệnh theo cách dưới đây.

Lối sống ít vận động khiến bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng trẻ hoá
Lối sống ít vận động khiến bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng trẻ hoá

Thoát vị đĩa đệm từng được coi là bệnh của tuổi trung niên hay người lao động nặng, nhưng hiện nay, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Đáng báo động, các bệnh viện ghi nhận nhiều trường hợp mắc bệnh khi mới ngoài 20 tuổi, thậm chí ở lứa tuổi học đường nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

Ra mắt Câu lạc bộ Các nhà báo bảo vệ quyền trẻ em - Phát huy vai trò truyền thông, chăm sóc trẻ em trong cộng đồng
Ra mắt Câu lạc bộ Các nhà báo bảo vệ quyền trẻ em - Phát huy vai trò truyền thông, chăm sóc trẻ em trong cộng đồng

(SKTE) - Ngày 18/7/2025, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam đã tổ chức Lễ ra mắt Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ Các nhà báo bảo vệ quyền trẻ em (trực thuộc Hội), với sự tham dự của gần 50 đại biểu là thành viên của CLB, cùng các khách mời là đại diện Hội Nhà báo Việt Nam, các nhà báo, phóng viên đang công tác tại các đơn vị báo chí, truyền thông tại Hà Nội. Đây là sự công nhận vai trò của báo chí truyền thông trong sự nghiệp bảo vệ quyền trẻ em và sự gắn kết, đồng lòng của những nhà báo có tâm huyết với trẻ em.

Chi bộ cơ quan Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam tổ chức Đại hội lần thứ nhất nhiệm kỳ 2025-2030
Chi bộ cơ quan Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam tổ chức Đại hội lần thứ nhất nhiệm kỳ 2025-2030

(SKTE) - Đại hội lần thứ I Chi bộ cơ quan Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam tổ chức ngày 18/7/2025, tại Hà Nội, đã tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ nhiệm kỳ 2020-2025 đồng thời đề ra phương hướng, mục tiêu nhiệm vụ và giải pháp thực hiện trong nhiệm kỳ tới.

Diễn đàn Net Zero Việt Nam 2025 Thị trường carbon trong kỷ nguyên mới, giải pháp và mục tiêu phát triển
Diễn đàn Net Zero Việt Nam 2025: Thị trường carbon trong kỷ nguyên mới, giải pháp và mục tiêu phát triển

(SKTE) - Sáng 18/7, tại Hà Nội, Tạp chí Điện tử Nhà quản trị (TheLEADER.vn) phối hợp với Viện Tư vấn phát triển (CODE), đã tổ chức "Diễn đàn Net Zero Việt Nam 2025: Thị trường carbon trong kỷ nguyên mới". Diễn đàn là cơ hội để trao đổi, thảo luận về thị trường carbon trong kỷ nguyên mới - một lĩnh vực mới và nhiều tiềm năng tại Việt Nam. Từ đó, đưa ra những giải pháp quan trọng để thực hiện mục tiêu giảm phát thải, cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, hướng đến đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero).

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: 42 Ngô Thì Nhậm, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự