Thứ Bảy, 07/12/2024 15:14 (GMT+7)

Ô nhiễm không khí : Tác nhân gây nên bệnh hô hấp ở trẻ em

(SKTE)-Thời gian gần đây, theo ghi nhân của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy vấn đề về ô nhiễm không khí, bụi mịn tại các thành phố ở mức đáng báo động. Nồng độ bụi mịn cao trong không khí ô nhiễm có thể gia tăng các bệnh hô hấp, miễn dịch, não, tim mạch ở trẻ.
Ảnh đại diện tin bài

Bé trai 6 tuổi sốc tim sau 2 ngày sốt nhẹ, bác sĩ khuyến cáo bệnh khi cận TếtChăm sóc dinh dưỡng để cải thiện tầm vóc trẻ em Việt NamSự lành mạnh của trẻ em và gia đình vì tương lai bền vững

Tính riêng trong năm 2024, Hà Nội đã ghi nhận 4 đợt ô nhiễm không khí nặng, trong đó ba đợt tháng 1-4 và một đợt vào đầu tháng 10. Nguyên nhân khách quan là vào mùa đông miền Bắc, các điều kiện khí tượng bất lợi như lượng mưa thấp, trời lặng gió, nghịch nhiệt nên bụi mịn không khuếch tán được gây ô nhiễm chất lượng môi trường không khí. Nguyên nhân chủ quan là từ nguồn giao thông, tiếp theo là công nghiệp, xây dựng và đốt mỏ.

Vào thời điểm giao mùa và đặc biệt là khi bước vào mùa tựu trường, tình hình bệnh hô hấp ở trẻ em thường có xu hướng tăng cao do các yếu tố thời tiết biến động và sự lây lan trong môi trường lớp học. Theo ông Nguyễn Minh Tấn, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, cho biết các kết quả quan trắc, nghiên cứu của thành phố và chuyên gia cho thấy điểm nóng ô nhiễm ở Thủ đô là bụi PM 2.5 và PM 10. Đã có những mối liên hệ giữa ô nhiễm không khí đến sức khỏe người dân. Cụ thể, với sự gia tăng nồng độ bụi PM 2.5 thì trung bình mỗi năm có gần 1.100 ca nhập viện do bệnh tim mạch, gần 3.000 ca do bệnh hô hấp.

Bụi mịn trong không khí gây ảnh hưởng tới hệ hô hấp 

Thống kê từ Bệnh viện Nhi đồng 1 cho thấy số lượng trẻ em nhập viện do các bệnh lý hô hấp trong giai đoạn từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm đều có xu hướng gia tăng. Nguyên nhân chủ yếu là do các siêu vi thông thường như Rhinovirus, virus hợp bào hô Hấp (RSV), Adeno, cúm mùa… Các bệnh hô hấp thường xuất hiện khi thời tiết chuyển mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi rút và vi khuẩn phát triển. Theo số liệu thông kê, năm 2024, Bệnh viện Nhi đồng 1 đã tiếp nhận số lượng bệnh nhân mắc bệnh hô hấp tương đương với cùng kỳ năm 2023 và các năm trước đó.

Suy hô hấp - căn bệnh nguy hiểm đối với trẻ em

Trẻ em có hệ hô hấp chưa hoàn thiện, dung tích phổi nhỏ nên dễ bị tổn thương. Với kích thước nhỏ, bụi mịn dễ dàng vượt qua hàng rào bảo vệ tự nhiên của mũi, cổ họng, đi sâu vào các phế nang trong phổi, nơi diễn ra quá trình trao đổi khí. Tại đây, các hạt này gây tổn thương lớp biểu mô phế nang, kích thích phản ứng viêm, làm giảm chức năng hô hấp, gây viêm phế quản, viêm phổi, hen suyễn.

BS.CKI Bùi Thị Khuyên, Bác sĩ khoa Nhi, chia sẻ trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong mùa đông do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Tại khoa Nhi, các bác sĩ ghi nhận số ca nhập viện vì bệnh hô hấp tăng đột biến trong thời gian mùa đông.

Bé Mai Anh, 4 tuổi, được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh trong tình trạng sốt cao, khó thở. Theo chia sẻ của phụ huynh, bé bị ho, sốt nhẹ từ 3 ngày trước nhưng nghĩ là cảm cúm thông thường nên chỉ cho uống thuốc hạ sốt tại nhà. Các bác sĩ chẩn đoán bé bị viêm phổi, phải nhập viện điều trị.

“Các bênh thường gặp ở trẻ như viêm mũi họng có thể nhanh chóng tiến triển thành viêm phổi nếu không được điều trị đúng cách. Nhiều phụ huynh có thói quen tự điều trị cho con khi thấy các triệu chứng ho, sốt. Điều này không chỉ không hiệu quả mà còn có thể gây ra tình trạng kháng thuốc, khiến việc điều trị về sau trở nên khó khăn hơn”, bác sĩ Khuyên cảnh báo.

Tác động lên hệ miễn dịch

Khi tiếp xúc lâu dài, không khí ô nhiễm có thể gây viêm mạn tính và làm suy yếu khả năng tự bảo vệ cơ thể của trẻ trước bệnh tật. Khi bụi mịn PM2.5 đi vào phổi, hệ thống miễn dịch nhận diện các hạt bụi này là tác nhân gây hại. Các đại thực bào trong phổi cố gắng "tiêu diệt" chúng bằng cách giải phóng cytokine, một chất gây viêm mạnh. Phản ứng viêm kéo dài có thể gây nên bệnh lý mạn tính ở trẻ.

Mức độ bụi mịn, ô nhiễm không khí đáng báo động. 

Ảnh hưởng đến phát triển não

Hít thở không khí chứa nhiều chất ô nhiễm có thể làm tổn thương các tế bào thần kinh trong não, ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ. Bác sĩ Thảo cho biết bụi PM2.5 có thể vượt qua hàng rào máu - não, kích thích phản ứng viêm tại não, làm suy giảm chức năng tế bào thần kinh, khả năng nhận thức, giảm trí nhớ, tăng nguy cơ rối loạn phát triển thần kinh, bao gồm tăng động giảm chú ý (ADHD) ở trẻ.

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Bụi mịn có thể xuyên qua màng phổi vào hệ tuần hoàn máu, gây viêm thành mạch, dẫn đến tổn thương nội mô mạch máu, xơ vữa động mạch. Đồng thời chúng làm tăng các gốc tự do, gây tổn thương ADN và tế bào, suy giảm chức năng cơ quan, tăng stress oxy hóa. Tình trạng trên kéo dài làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tăng huyết áp.

Đối với phụ nữ mang thai, nếu tiếp xúc lâu dài với bụi mịn sẽ gây hại đến sức khỏe của thai nhi, dẫn đến các tình trạng sụt cân, tự kỷ, suy nhược thần kinh,... khi trẻ mới sinh ra.

 

Thanh Huyền tổng hợp
Nước Mỹ đã bước vào kỷ nguyên vàng từ ngày hôm nay
Nước Mỹ đã bước vào kỷ nguyên vàng từ ngày hôm nay

Phát biểu nhậm chức Tân Tổng thống Donald Trump nhấn mạnh: “Kỷ nguyên vàng của nước Mỹ bắt đầu từ ngày hôm nay. Đất nước chúng ta từ hôm nay sẽ lại thịnh vượng và được tôn trọng lần nữa trên toàn thế giới. Chúng ta sẽ là niềm ghen tị của mọi quốc gia và sẽ không để mình bị lợi dụng nữa”.

Tưng bừng hội chợ “Tết Đong Đầy” của Trung tâm Ước Mơ Xanh
Tưng bừng hội chợ “Tết Đong Đầy” của Trung tâm Ước Mơ Xanh

(SKTE) - “Tết Đong Đầy” là chủ đề hội chợ quê năm thứ hai liên tiếp do Trung tâm Tư vấn và Giáo dục trẻ chậm phát triển Ước Mơ Xanh (huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) tổ chức ngày 10/1/2025 vừa qua nhằm bồi đắp vốn hiểu biết văn hóa Việt cho trẻ, giúp cho trẻ mở rộng vốn hiểu về thế giới xung quanh, tăng cường kỹ năng giao tiếp và kỹ năng sống.

Tuyên truyền kịp thời, đậm nét các hoạt động quân sự, quốc phòng
Tuyên truyền kịp thời, đậm nét các hoạt động quân sự, quốc phòng

Ngày 16/1, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác báo chí, xuất bản toàn quân năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025, với sự chủ trì của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Thủy, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Báo điện tử Thừa Thiên Huế
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Chịu trách nhiệm nội dung:
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập, Trưởng VP đại diện phía Nam: TS. Nguyễn Chí Tân.
Trưởng ban thư ký Tòa soạn: Phạm Việt Hưng.
Giám đốc Trung tâm Truyền thông: Hà Diệu Hiền
P. Trưởng ban Trị sự: Lê Minh Nam.
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam