Cần phát hiện sớm để đẩy lùi suy dinh dưỡng thấp còi
Theo thống kê của tổ chức World Population Review (WPR), chiều cao người trưởng thành Việt Nam nằm trong 30% các quốc gia có chiều cao trung bình thấp nhất thế giới.
Với mục tiêu đẩy lùi suy dinh dưỡng thấp còi, nâng cao tầm vóc cho trẻ em, gần 1.000 bác sĩ đã tham gia các buổi hội thảo của Hội Nhi khoa Việt Nam nhằm ứng dụng Hướng dẫn mới "Sàng lọc, đánh giá và can thiệp dinh dưỡng cho bệnh nhi: Nâng cao sức khỏe và tầm vóc trẻ em Việt Nam" những ngày đầu tháng 12.
"Suy dinh dưỡng và suy dinh dưỡng thấp còi gây hậu quả trước mắt và dài hạn cho trẻ. Việc sàng lọc, đánh giá dinh dưỡng sớm và can thiệp kịp thời là giải pháp tối ưu, đặc biệt 5 năm đầu đời là thời gian vàng để can thiệp về chiều cao. Trẻ suy dinh dưỡng cần được liên tục quan tâm và chăm sóc từ bệnh viện đến cộng đồng, giúp các em có cơ hội cải thiện sức khỏe và tầm vóc", PGS-TS Trần Minh Điển - Chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương nhận định tại hội thảo.
|
PGS-TS Trần Minh Điển, Chủ tịch Hội Nhi Khoa Việt Nam, Giám đốc BV Nhi Trung ương phát biểu tại hội thảo
|
Hội Nhi khoa Việt Nam khuyến nghị cần đẩy mạnh sàng lọc và can thiệp sớm ở trẻ suy dinh dưỡng lẫn trẻ có nguy cơ, thực hiện cả khi trẻ đang nằm viện và sau khi xuất viện. Việc sàng lọc, đánh giá và can thiệp dinh dưỡng cần được duy trì trong suốt quá trình điều trị và trước khi xuất viện.
TS-BS Phan Hữu Phúc, Tổng thư ký Hội Nhi khoa Việt Nam, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết: "Sự chung tay của các thầy thuốc nhi khoa là rất quan trọng để đẩy lùi suy dinh dưỡng thấp còi. Vận dụng Hướng dẫn sàng lọc, đánh giá và can thiệp dinh dưỡng cho bệnh nhi sẽ hỗ trợ các bác sỹ và phụ huynh chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ đúng cách và kịp thời. Nền tảng dinh dưỡng tốt sẽ giúp các em tăng trưởng toàn diện hơn về sức khỏe, tầm vóc và trí tuệ".
Can thiệp dinh dưỡng với dinh dưỡng bổ sung đường uống (ONS) cân đối và đầy đủ - thực phẩm dinh dưỡng y học là biện pháp hiệu quả giúp cải thiện tăng trưởng cho trẻ em. Thông tin tại hội thảo, 25 nghiên cứu lâm sàng quốc tế từ Abbott trên 3.000 trẻ, bao gồm trẻ em Việt Nam đã cho thấy thực phẩm dinh dưỡng y học giúp trẻ cải thiện tăng trưởng về chiều cao, cân nặng, sức đề kháng, nhanh chóng bắt kịp và giữ vững đà tăng trưởng khỏe mạnh. Trẻ tăng trưởng tối ưu là tiền đề vững chắc để phát triển tầm vóc và trí tuệ khi trưởng thành.
Can thiệp dinh dưỡng đúng và kịp thời để cải thiện tầm vóc
Chuyên gia kêu gọi các bậc phụ huynh và bác sĩ nên thường xuyên kiểm tra và đánh giá tình trạng tăng trưởng của con em mình với công cụ được chuẩn hóa. Khi đã phát hiện trẻ có vấn đề về tăng trưởng, cần sự can thiệp kịp thời.
Khi chọn dinh dưỡng bổ sung đường uống (ONS), cân nhắc các tiêu chí: được chứng minh hiệu quả bằng nghiên cứu khoa học, được công nhận bởi cơ quan quản lý, thực phẩm dinh dưỡng y học, công thức cung cấp đầy đủ và cân đối các dưỡng chất như protein chất lượng cao, arginin, vitamin K2, các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu, cùng lợi khuẩn và prebiotics… hỗ trợ tăng trưởng, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh.
|
TS-BS Phan Hữu Phúc, Tổng thư ký Hội Nhi khoa Việt Nam, Phó giám đốc BV Nhi Trung ương trình bày tại hội thảo |
Với kinh nghiệm triển khai bước đầu từ Bệnh viện Nhi Trung ương, Hội Nhi khoa Việt Nam sẽ tiếp tục triển khai Hướng dẫn mới, chia sẻ kinh nghiệm nhằm áp dụng trong điều trị nội trú và ngoại trú. Từ đó giúp trẻ em được chăm sóc tốt và có nguồn dinh dưỡng tốt để tối đa tiềm năng phát triển.
Hợp tác và chung tay cùng Hội Nhi khoa Việt Nam là một trong những nỗ lực của Abbott nhằm góp phần giải quyết các thách thức về sức khỏe tại Việt Nam, và chung tay đẩy lùi tình trạng suy dinh dưỡng trên toàn cầu.
Trung tâm Giải pháp về Suy dinh dưỡng của Abbott (ACSM) vận dụng thành tựu khoa học và chuyên môn về chăm sóc sức khỏe của công ty và hoạt động hợp tác nhằm phát triển các sáng kiến giúp phát hiện, giải quyết và ngăn ngừa tình trạng suy dinh dưỡng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Sáng kiến này hướng đến các cộng đồng yếu thế hoặc không có điều kiện tiếp cận nguồn dinh dưỡng tốt, đóng góp cho Kế hoạch Phát triển Bền vững năm 2030 của Abbott với mục tiêu cải thiện cuộc sống của hơn 3 tỉ người mỗi năm vào cuối thập kỷ này.