Thứ Bảy, 29/03/2025 07:00 (GMT+7)

Tọa đàm "Tương lai nào cho trẻ tự kỷ" - Giải pháp hữu hiệu để trẻ tự kỷ hòa nhập tốt đẹp hơn!

(SKTE) - Chiều 28/3/2025, tại trụ sở Báo Nhân Dân (71 Hàng Trống, Hà Nội), Ban Chuyên đề Báo Nhân Dân đã tổ chức buổi tọa đàm "Tương lai nào cho trẻ tự kỷ?", nhằm hưởng ứng Ngày Thế giới nhận thức về Tự kỷ (2/4) sắp tới. Tại đây, các vị khách mời sẽ cùng chia sẻ những góc nhìn, kinh nghiệm và giải pháp hữu hiệu để trẻ tự kỷ hòa nhập tốt đẹp hơn, hướng tới tương lai tươi sáng hơn.
Ảnh đại diện tin bài

Tọa đàm "Tương lai nào cho trẻ tự kỷ" - Giải pháp hữu hiệu để trẻ tự kỷ hòa nhập tốt đẹp hơn! (Ảnh: S.Tùng)

162 trẻ khuyết tật được chỉ định phẫu thuật tại Lào CaiHành trình chữa lành dị tật, mang lại cho trẻ em nụ cười trọn vẹn!"Chắp cánh ước mơ": Hành trình trao hy vọng cho trẻ em bị dị tật bẩm sinh!Đẩy mạnh hỗ trợ, phẫu thuật cho trẻ em Việt Nam mắc dị tật sọ mặtTS.BS Lê Thành Khánh Vân – Người chăm sóc sức khỏe cho những trái tim trẻ em!

Cuộc tọa đàm có sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt, y tế và tâm lý học như ông Đặng Hoa Nam (nguyên Cục trưởng Cục Trẻ em); Tiến sĩ Tạ Ngọc Trí (Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo Giáo dục trẻ khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông, Bộ Giáo dục và đào tạo); Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Mai Hương (Phó Trưởng khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương); Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng (đại diện Cục Bà mẹ và Trẻ em, Bộ Y tế); Tiến sĩ Đinh Nguyễn Trang Thu (Phó Trưởng khoa Giáo dục đặc biệt, Đại học Sư phạm Hà Nội); Thạc sĩ Phan Thị Lan Hương (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quyền trẻ em, Giám đốc dự án hướng nghiệp cho trẻ tự kỷ); bà Nguyễn Thị Thu (Giám đốc Trung tâm Phát triển Cộng đồng Our Story); ông Vũ Văn Chức - Sáng lập Trung tâm Hỗ trợ phát triển hòa nhập Hoa Xuyến Chi, tỉnh Bắc Giang.

Với hai nội dung chính: thảo luận nhằm chia sẻ thực trạng - thách thức và đưa ra những giải pháp cùng kiến nghị với mong muốn thắp sáng tương lai cho trẻ tự kỷ. Tại đây, các vị khách mời sẽ cùng chia sẻ những góc nhìn, kinh nghiệm và giải pháp hữu hiệu để trẻ tự kỷ hòa nhập tốt đẹp hơn, hướng tới tương lai tươi sáng hơn.

Trẻ mắc tự kỷ cần sự chung tay của toàn xã hội

Phát biểu khai mạc, ông Phan Văn Hùng - Phó Tổng Biên tập Báo Nhân Dân cho biết: Tọa đàm "Tương lai nào cho trẻ tự kỷ" do Ban Chuyên đề - Báo Nhân Dân tổ chức, nhằm hướng tới Ngày Thế giới nhận thức về Tự kỷ (2/4) sắp tới. Buổi tọa đàm không chỉ là dịp để cùng nhau chia sẻ những thách thức mà trẻ tự kỷ và gia đình các em đang đối mặt; mà còn là cơ hội để lắng nghe ý kiến từ các chuyên gia, nhà quản lý, tổ chức xã hội nhằm tìm ra những giải pháp thiết thực... Tại Việt Nam, số trẻ mắc hội chứng này ngày càng gia tăng, và đây không chỉ là mối quan tâm của các bậc phụ huynh mà còn là vấn đề cần sự chung tay của toàn xã hội.

Ông Phan Văn Hùng, Phó Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, phát biểu tại  Tọa đàm "Tương lai nào cho trẻ tự kỷ". 

(Ảnh: S.Tùng)

Ông Phan Văn Hùng, Phó Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, dẫn chứng: "Mỗi trẻ em sinh ra đều có quyền được yêu thương, được học tập và phát triển. Trẻ tự kỷ không nằm ngoài điều đó. Các em không phải là gánh nặng, mà chính là một phần của xã hội chúng ta, những con người có tiềm năng, có khả năng đóng góp nếu được trao cơ hội phù hợp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều trẻ tự kỷ và gia đình vẫn gặp phải vô vàn khó khăn, từ nhận thức xã hội, giáo dục đặc biệt đến các chính sách hỗ trợ".

Chính vì vậy, buổi tọa đàm không chỉ là dịp để cùng nhau chia sẻ những thách thức mà trẻ tự kỷ và gia đình các em đang đối mặt, mà còn là cơ hội để lắng nghe ý kiến từ các chuyên gia, nhà quản lý, tổ chức xã hội nhằm tìm ra những giải pháp thiết thực.

Với vai trò là cơ quan báo chí hàng đầu của Đảng, Nhà nước, thời gian qua, Báo Nhân Dân luôn tích cực, chủ động hoàn thành tốt, toàn diện công tác tuyên truyền về đường lối, chủ trương và những quan điểm định hướng lớn của Đảng, Nhà nước ta. Báo cũng luôn chú trọng đề cao trách nhiệm xã hội, nỗ lực truyền tải thông tin chính xác, nhân văn tới bạn đọc, giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng về những vấn đề thiết yếu trong đời sống, trong đó có trẻ tự kỷ.

"Truyền thông đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thay đổi nhận thức xã hội. Khi hiểu đúng về tự kỷ, chúng ta sẽ có cách ứng xử đúng đắn hơn, từ đó tạo ra một môi trường bao dung, hỗ trợ để trẻ tự kỷ có cơ hội phát triển và hòa nhập. Báo Nhân Dân đã, đang và sẽ tiếp tục đồng hành cùng các cơ quan chức năng, tổ chức xã hội và cộng đồng để lan tỏa thông điệp nhân văn, góp phần thúc đẩy các chính sách hỗ trợ thiết thực hơn, để không ai bị bỏ lại phía sau". - Ông Phan Văn Hùng, Phó Tổng Biên tập Báo Nhân Dân nhấn mạnh.

Phát biểu tại tọa đàm, ông Đặng Hoa Nam - Cục Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế), bày tỏ chia sẻ: Mới cách đây 1 ngày, tôi có hỗ trợ cho 1 gia đình có một cháu bé bị tăng động, phải chuyển trường học, vì trường chuyển đến địa điểm mới, mà trường đó không có chức năng giáo dục đặc biệt. Cháu đã được gia đình kiên trì cho học đặc biệt từ năm lớp 1, nhưng bây giờ không thể tiếp tục học theo cách thức như vậy được nữa. Gia đình nhờ tôi hỗ trợ tìm giúp một trung tâm giáo dục, để vừa tiếp tục có sự rèn luyện hòa nhập và có hướng nghiệp. Rất may là bây giờ ở Hà Nội không quá hiếm những nơi giáo dục như thế, và chúng tôi đã tìm được cho gia đình một nơi phù hợp. Ngay sau khi khảo sát, gia đình đã chấp nhận và cháu sẽ bắt đầu theo học vào thứ hai tuần tới.

 Ông Đặng Hoa Nam - Cục Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế), phát biểu.

"Điều này đặt ra vấn đề là những chính sách cho trẻ khuyết tật nói chung còn thiếu. Tôi đã từng tham gia rất nhiều hội thảo, diễn đàn dành cho cha mẹ có con bị tự kỷ, và thấy rằng phải nói lời cảm ơn và đánh giá cao tất cả những người làm công tác giáo dục, phục hồi cho trẻ em khuyết tật, đặc biệt là trẻ tự kỷ. Cũng như phải đánh giá cao những người làm cha mẹ, nếu không kiên trì, yêu thương và có một chút tự hào về con thì rất khó vượt qua được những khó khăn kéo dài như vậy.  Chúng tôi luôn coi rằng trẻ em tự kỷ là dạng đặc biệt của đặc biệt. Các chuyên gia và nhà khoa học có thể hiểu rõ điều này." - ông Đặng Hoa Nam, nhấn mạnh.

Về góc độ chính sách, chúng ta có nhiều cải thiện, thậm chí có so sánh với các quốc gia khác. Phải nói rằng, chính sách của chúng ta, đặc biệt là về an sinh xã hội vẫn gắn với các đối tượng yếu thế, chủ yếu với các hộ nghèo, cận nghèo, vẫn gắn với các khu vực khó khăn về kinh tế xã hội, kém phát triển, vẫn gắn với đồng bào dân tộc thiểu số. Các trợ giúp xã hội chủ yếu vẫn giúp ở ngưỡng thấp để họ có mức sống không quá khó khăn.

Đến lúc chúng ta cần phải phân định rõ trợ giúp xã hội và trợ cấp xã hội, điều này trong chính sách chưa quy định rõ. Mặt bằng chính sách chung của Việt Nam về an sinh xã hội cho các đối tượng khó khăn và yếu thế, trong đó có trẻ khuyết tật chủ yếu vẫn là trợ giúp. Còn nếu trợ cấp xã hội thì phải bảo đảm cho họ có mức sống ít nhất phải ở mức trung bình.

Mỗi năm, đến Ngày Trẻ tự kỷ, chúng tôi vẫn nhận được những câu hỏi giống như hôm nay, là chính sách nào cho tương lai của trẻ tự kỷ. Chính sách ở Việt Nam hiện nay chủ yếu vẫn gắn với các đối tượng nghèo, chính sách xã hội. Một số địa phương đã làm được điều này. Nghị định 76 năm 2024 sửa đổi và bổ sung một số điều của nghị định 20 về chính sách xã hội cho các đối tượng bảo trợ xã hội. Một số địa phương đã nâng mức trợ giúp và trợ cấp đối với trẻ em…

Ông Đặng Hoa Nam cũng đưa ra nhận định: "Tôi hy vọng rằng với tác động từ tọa đàm hôm nay, các đối tượng trẻ em với khuyết tật ở phổ tự kỷ có thể được mở rộng trợ cấp, trợ giúp ở mức bao quát hơn. Với những chính sách mới của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị như vừa rồi trong lĩnh vực an sinh xã hội, như miễn giảm học phí…, chúng ta có thể mở rộng chính sách đối với các đối tượng,
Chúng tôi muốn chuyển thông điệp đến các bậc cha mẹ, là hãy yên tâm vào chính sách vào đường lối, vào sự ưu tiên trong các chính sách an sinh xã hội của Việt Nam".

Các cháu tự kỷ khó khăn ngay từ các khâu đầu tiên, ở mức xác định phổ tự kỷ. Việc xác định mức độ khuyết tật cho trẻ là khó khăn, và đây không chi là khó khăn ở Việt Nam. Chúng ta có thông tư, nghị định, quy định chi tiết cho Luật người khuyết tật, nhưng lại chưa có các quy định về mức độ, dạng khuyết tật cho trẻ, đó là khó khăn.

Có những “chuyên gia”, khi cha mẹ đưa con đến kiểm tra chỉ đánh giá bằng một số trắc nghiệm trong 1, 2 tiếng đồng hồ đã kết luận ngay. Đánh giá các mức độ khuyết tật cho trẻ tự kỷ hầu như không thể đơn giản như vậy. Các hội đồng y khoa cấp xã, phường hầu như không thể đánh giá được đối với trẻ tự kỷ. Cha mẹ muốn làm chính sách cho con lại phải nâng cấp lên cấp tỉnh, thành phố. Điều đầu tiên chúng ta cần cải thiện về chính sách là khâu giám định. Có giám định được mới xác định được chính sách.

"Tôi cũng đã dự một số cuộc hội thảo, các bậc cha mẹ rất lo lắng về việc con bước và phổ tự kỷ và phải làm gì cho các cháu, ứng xử như thế nào, có quyền gì cho các cháu. Các bậc cha mẹ mong chờ rất nhiều ở các chuyên gia. Vì thế, chúng ta làm sao cần mở rộng ở các dịch vụ, không chỉ mang tính chất trị liệu, kỹ năng, mà cả hướng nghiệp". - ông Đặng Hoa Nam, bày tỏ.

Một số tranh vẽ của em Tạ Đức Bảo Nam được xác lập Kỷ lục học đường Việt Nam. 

Người khuyết tật có một số khả năng đặc biệt mà người bình thường không có được. Vấn đề là chính sách của chúng ta như thế nào để khuyến khích trẻ phát triển các khả năng đặc biệt ấy để sau này các cháu tự lo được cuộc sống, có nghề nghiệp ổn định.

Cần phải có những trung tâm dịch vụ riêng cho trẻ tự kỷ, vừa chăm sóc, trị liệu, hướng nghiệp cho các con, và quan trọng hơn là giảm bớt gánh nặng cho các cha mẹ. Dịch vụ chăm sóc ban ngày mới triển khai ở Đà Nẵng. Cần có thêm những dịch vụ như thế này ở nhiều nơi.

 Các sản phẩm do trẻ tự kỷ, người khuyết tật làm ra và kinh doanh, sử dụng trong đời sống.

Tại tọa đàm, Tiến sĩ Tạ Ngọc Trí - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cũng phát biểu, bày tỏ:  Trước hết, chúng ta cần phải xác định rất rõ: Trẻ em rối loạn phổ tự kỷ là trẻ em khuyết tật. Đây là vấn đề liên quan chặt chẽ tới chính sách dành cho các em. Tuy nhiên, việc xác định này cần có sự vào cuộc của các cơ quan y tế có thẩm quyền.

Bên cạnh đó, chúng ta cần tuyên truyền nhận thức trong xã hội rằng: Trẻ rối loạn phổ tự kỷ hoàn toàn có thể làm được những điều như trẻ bình thường; thậm chí còn có thể làm được nhiều hơn thế. Thực tế, rất nhiều người nổi tiếng cũng thuộc diện rối loạn phổ tự kỷ. Hay như gần đây có trường hợp một bạn đã có 2 lần tham gia vào đội tuyển Việt Nam thi Toán quốc tế. Đây là những câu chuyện mà chúng ta rất nên truyền thông rộng rãi để thay đổi nhận thức xã hội.

Tiến sĩ Tạ Ngọc Trí - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông (Bộ Giáo dục và Đào tạo), phát biểu 

Việc giáo dục hòa nhập thực tế ra sao?

- Trong Luật quy định rất rõ 3 phương thức đào tạo dành cho trẻ khuyết tật nói chung, trẻ em rối loạn phổ tự kỷ nói riêng, bao gồm: Giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục bán hòa nhập và giáo dục hòa nhập; trong đó, trước đây, phương thức giáo dục hòa nhập vẫn được quan tâm nhất.

"Theo tôi, hiện nay, chúng ta cần phải quan tâm tới việc phân loại các em vào từng phương thức phù hợp nhất. Gần đây, chúng tôi đã tham mưu để có thể thành lập các trường, lớp riêng dành cho từng nhóm đối tượng". - Tiến sĩ Tạ Ngọc Trí nhấn mạnh. 

- Thứ hai, ngày 25/2/2025 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 403/QĐ-TTg Phê duyệt Quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục chuyên nghiệp đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, xác định rõ ràng một hệ thống nhà trường song song với hệ thống đang có, thực hiện nhiệm vụ giáo dục chuyên nghiệp và bán hòa nhập cho trẻ khuyết tật ở dạng nặng; đồng thời hỗ trợ cho các em diện nhẹ hơn học ở các trường hòa nhập.

Theo Tiến sĩ Tâm lý Nguyễn Thị Hồng - Cục Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế), cho biết: Trong thời gian vừa qua, cùng đơn vị liên quan, Cục Bà mẹ và Trẻ em đã tham mưu với Chính phủ để ban hành nhiều văn bản dành cho trẻ em khuyết tật, trong đó có trẻ em tự kỷ. Đầu tiên, có thể kể đến Luật người khuyết tật quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật, cũng như các chính sách về giáo dục, dạy nghề, việc làm, văn hóa, thể dục thể thao, vui chơi giải trí cũng như bảo trợ xã hội.

Tiếp theo, trong Luật trẻ em, có quy định trẻ em khuyết tật là một trong 14 nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Cùng với đó là các nghị định hướng dẫn, quyết định của Thủ tướng Chính phủ về trẻ em khuyết tật và trẻ em tự kỷ.

Về lưu ý trong việc hỗ trợ trẻ tự kỷ, thứ nhất, cần bảo đảm đời sống riêng tư cho trẻ em khi mà nhiều trẻ em tự kỷ bị lộ hình ảnh trên mạng xã hội. Thứ hai, cần phòng, chống xâm hại trong quá trình can thiệp trị liệu, đặc biệt là đối với các bạn gái. Thứ ba, tránh để trẻ tự kỷ bị lợi dụng hình ảnh, tham gia các hoạt động trái pháp luật, hoạt động khiêu dâm…

Để quan tâm hỗ trợ trẻ em tự kỷ hơn nữa, ngành y tế cần tiếp tục hoàn thiện và tham mưu pháp luật chính sách về trẻ em khuyết tật, trong đó có trẻ tự kỷ. Nâng cao hoạt động truyền thông, nhận thức xã hội, đặc biệt đối với cha mẹ trong việc phát hiện và can thiệp sớm. Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng cho cha mẹ và đội ngũ cán bộ y tế. Hỗ trợ chuẩn đoán và can thiệp trẻ em tự kỷ, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa.

Về hướng nghiệp đối với trẻ em tự kỷ, hiện rất khó khăn trong xây dựng mô hình hiệu quả để nhân rộng. Ngoài ra, nhiều gia đình với kinh tế khó khăn cũng không có nhiều lựa chọn để hỗ trợ con em.

Trong năm 2025, Cục Bà mẹ và Trẻ em, Bộ Y tế mong muốn nhận được góp ý từ các chuyên gia, phụ huynh để tổng kết, đề xuất thực hiện các chính sách, đề án trong thời gian tới để hỗ trợ tốt hơn đối với trẻ em tự kỷ.

Tiết mục văn nghệ do các em mắc tự kỷ, khuyết tật tham gia tại tọa đàm. 

Theo số liệu do Tổng cục Thống kê công bố đầu năm 2019, Việt Nam hiện có khoảng 6,2 triệu người khuyết tật từ 2 tuổi trở lên, trong đó khoảng 1 triệu người tự kỷ. Ước tính, cứ 100 trẻ sinh ra thì có một trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ. Trong vòng 15 năm trở lại đây, số lượng trẻ tự kỷ tại Việt Nam đã tăng đáng kể và trở thành một vấn đề xã hội rất đáng lưu tâm.

Bức tranh đó càng có thêm những gam màu tối tăm đáng báo động, khi tỷ lệ trẻ em mắc chứng này ước tính lên tới 1% số trẻ sinh ra. Số lượng trẻ tự kỷ tăng nhanh, khi chỉ từ năm 2000 đến năm 2007 đã nhân lên tới 50 lần. Cũng theo thống kê, tự kỷ chiếm 30% số trẻ mắc các khuyết tật học đường.

Thống kê cũng cho thấy, những bất thường của rối loạn phổ tự kỷ gây ảnh hưởng kéo dài suốt đời đến các chức năng cá nhân, gây suy giảm chất lượng sống, suy giảm nguồn nhân lực lao động kéo theo gánh nặng kinh tế lâu dài cho cả gia đình và xã hội. Các chuyên gia ước tính, hơn 1 triệu trẻ tự kỷ sẽ kéo theo 8 triệu người bị ảnh hưởng trực tiếp. Không chỉ có vậy, mỗi năm sẽ có một con số không nhỏ trẻ tự kỷ bước vào tuổi trưởng thành.

Đặc biệt, khi các em đến tuổi dậy thì, phụ huynh phải đối mặt với rất nhiều vấn đề nan giải. Phần lớn trong số họ phải đối diện với một tương lai mờ mịt khi người thân ngày càng già yếu, chi phí chăm sóc ngày một tăng cao, ít có khả năng lao động để tự nuôi sống bản thân. Tương lai của họ sẽ ra sao, khi cha mẹ không còn nữa cũng là một vấn đề an sinh xã hội gây nhức nhối.

Đại Lộc
Tốc độ già hóa dân số ở Việt Nam tăng nhanh nhất châu Á
Tốc độ già hóa dân số ở Việt Nam tăng nhanh nhất châu Á

(SKTE) - Theo dữ liệu cư dân quốc gia, Việt Nam hiện có 16,1 triệu người cao tuổi, chiếm 16% dân số. Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất châu Á, thời gian chuyển từ giai đoạn già hóa sang già là 17 - 20 năm.

Phòng khám Đa khoa An Đông TpHCM có dấu hiệu nhân bản xét nghiệm
Phòng khám Đa khoa An Đông TpHCM: có dấu hiệu nhân bản xét nghiệm

(SKTE) - Thanh tra Sở Y tế TpHCM vừa phát hiện hàng loạt sai phạm nghiêm trọng tại Phòng khám Đa khoa An Đông (Quận 5). Đáng chú ý là hành vi nhân bản kết quả xét nghiệm, sử dụng sai tên phòng khám so với giấy phép và thiếu nhân sự phụ trách chuyên môn tại thời điểm hoạt động.

Hà Nội phê duyệt dự án xây dựng Bệnh viện Mắt 250 giường
Hà Nội phê duyệt dự án xây dựng Bệnh viện Mắt 250 giường

UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt dự án đầu tư xây dựng mới Bệnh viện Mắt thành phố tại phường Phú Lương, quận Hà Đông. Dự án do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng thành phố Hà Nội làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư dự kiến 718,969 tỷ đồng, thực hiện trong giai đoạn 2025 - 2026. Mục tiêu dự án là xây dựng bệnh viện chuyên khoa mắt với cơ sở vật chất và trang thiết bị đồng bộ, đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Sau khi hoàn thành, bệnh viện có quy mô 250 giường bệnh.

Những bữa ăn 0 đồng gắn kết tình nhân ái
Những bữa ăn "0 đồng" gắn kết tình nhân ái

Những chương trình hỗ trợ cộng đồng tại tỉnh Bình Dương không chỉ giúp đỡ người khó khăn mà còn lan tỏa tinh thần tương thân tương ái, gắn kết mọi người trong xã hội. Một trong những mô hình tiêu biểu nhất chính là bữa ăn "0 đồng" – nơi những người lao động có hoàn cảnh khó khăn, bệnh nhân nghèo có thể nhận được những bữa ăn miễn phí, đầy đủ dinh dưỡng.

Đà Nẵng triển khai mô hình “Cổng trường An toàn”
Đà Nẵng triển khai mô hình “Cổng trường An toàn”

Ngày 27/3, Thành đoàn Đà Nẵng phát động mô hình “Cổng trường An toàn” phân luồng giao thông - Vững bước tương lai năm 2025. Hoạt động nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về giao thông cho học sinh trên toàn thành phố.

Khổ vì giấy chuyển viện
Khổ vì giấy chuyển viện?

(SKTE) - Giấy chuyển viện là nỗi ám ảnh cho những người bệnh nặng. Với những ai may mắn chưa từng thấm nỗi khổ này, để tôi giải thích.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự