Chủ Nhật, 25/05/2025 19:48 (GMT+7)

Trước diễn biến phức tạp của COVID-19, Bộ Y tế ra công văn hỏa tốc

Dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, trong khi nhiều bệnh truyền nhiễm khác cũng đang có xu hướng gia tăng trên phạm vi cả nước. Trước tình hình này, sáng 25/5, Bộ Y tế đã phát đi công văn hỏa tốc đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch.
Ảnh đại diện tin bài

Diễn biến dịch bệnh phức tạp

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương, một số địa phương bắt đầu gia tăng số ca mắc COVID-19, sốt xuất huyết, tay chân miệng. Điều đáng lo ngại là diễn biến này xuất hiện ngay từ đầu tháng 5/2025, dù mùa mưa chưa bước vào cao điểm. Trong khi mùa hè 2025 cũng là cao điểm du lịch, nhu cầu đi lại, giao lưu tăng mạnh, làm gia tăng nguy cơ lây lan bệnh truyền nhiễm trên diện rộng.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết đã gia tăng số ca mắc COVID-19, sốt xuất huyết, tay chân miệng 

Vì thế, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh chỉ đạo đẩy mạnh triển khai chiến dịch phòng, chống dịch bệnh trong 2 tháng cao điểm là tháng 6 và 7/2025, với sự tham gia của chính quyền các cấp, các đoàn thể, ngành y tế, giáo dục và cộng đồng dân cư.

Để phòng ngừa COVID-19, Bộ Y tế khuyến khích người dân sử dụng khẩu trang khi đến nơi công cộng, hạn chế tụ tập đông người không cần thiết và tuân thủ nghiêm các hướng dẫn của cơ quan y tế.

Đối với bệnh sốt xuất huyết, Bộ Y tế khuyến cáo đẩy mạnh tuyên truyền và hành động thiết thực tại cộng đồng như lật úp các vật dụng chứa nước không cần thiết, đậy kín các bể chứa nước sinh hoạt, diệt muỗi, lăng quăng, sử dụng màn khi ngủ.

Với bệnh tay chân miệng, là bệnh đặc biệt nguy hiểm với trẻ nhỏ, cần tăng cường vệ sinh tay cho trẻ tại các gia đình, nhà trẻ và trường tiểu học. Các cơ sở giáo dục phải bố trí đầy đủ phương tiện rửa tay, vệ sinh lớp học, bàn ghế và đồ chơi thường xuyên.

Ngoài ra, các địa phương cần chủ động xử lý môi trường sau mưa bão, ngăn chặn nguy cơ bùng phát các bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, đau mắt đỏ…

Ngành y tế sẵn sàng ứng phó

Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương yêu cầu các Sở Y tế g tăng cường giám sát, phát hiện sớm và xử lý kịp thời các ổ dịch, cập nhật số liệu đầy đủ, giám sát viêm phổi nặng do virus, và phối hợp chặt chẽ giữa hệ thống y tế dự phòng và điều trị.

Các bệnh viện cần chuẩn bị tốt năng lực thu dung điều trị, tránh tình trạng quá tải và bảo đảm chuyển tuyến kịp thời đối với các ca bệnh nặng.

“Các Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh tổ chức tốt việc thu dung bệnh nhân, hạn chế tối đa các trường hợp tử vong, tránh tình trạng bệnh nhân không được tư vấn, cấp cứu, điều trị và chuyển tuyến kịp thời, đồng thời có kế hoạch phân tuyến điều trị, hỗ trợ tuyến dưới, tránh tình trạng quá tải bệnh viện”- Thứ trưởng Hương nhấn mạnh.

Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 

Các đội cơ động chống dịch tại tuyến huyện, xã cần thường trực, sẵn sàng hỗ trợ công tác xử lý dịch bệnh trong tình huống khẩn cấp, đặc biệt tại những khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai như mưa lũ, ngập úng, sạt lở đất.

Ngoài việc đánh giá nguy cơ dịch bệnh tại các vùng bị ảnh hưởng mưa lũ, Bộ Y tế đề nghị các tỉnh chỉ đạo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, báo chí phối hợp với Sở Y tế tăng cường truyền thông phòng chống dịch bệnh COVID-19, sốt xuất huyết, tay chân miệng, phù hợp với đặc điểm văn hóa – xã hội từng địa phương, kể cả vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Sở Giáo dục và Đào tạo đẩy mạnh phòng chống dịch tại trường học, đặc biệt là với bệnh tay chân miệng; còn Sở Tài chính phải kịp thời cấp kinh phí phục vụ cho các hoạt động phòng dịch.

Bộ Y tế cũng lưu ý các địa phương tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành đi kiểm tra, giám sát việc thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế và UBND các tỉnh, thành phố, đảm bảo công tác phòng chống dịch được triển khai đồng bộ, hiệu quả.

Hà Lam
Thông tin hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh sau mưa bão, lũ lụt
Thông tin hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh sau mưa bão, lũ lụt

(SKTE) - Trong và sau mưa bão, lũ lụt sẽ có rất nhiều vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh. Những dịch bệnh thường gặp trong mùa mưa lũ là: tiêu chảy cấp, bệnh đường hô hấp, bệnh về mắt, bệnh ngoài da, sốt xuất huyết. Theo đó, Bộ Y tế đã đưa ra khuyến nghị, đối với các cơ quan, đơn vị và người dân chủ động, tham gia thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh, dịch trong mùa mưa bão, lũ lụt và ngập úng...

Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Bệnh viện Phụ sản Trung ương Lan tỏa sứ mệnh vì sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam
Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Bệnh viện Phụ sản Trung ương: Lan tỏa sứ mệnh vì sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam

(SKTE) - Sáng 18/7, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô (Hà Nội), Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập bệnh viện (19/7/1955 - 19/7/2025) - đây là một dấu mốc quan trọng, thể hiện truyền thống vẻ vang, tri ân quá khứ, khẳng định giá trị hiện tại và lan tỏa sứ mệnh: vì sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam.

Bộ Y tế ban hành quy định về đơn thuốc, kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm điều trị ngoại trú
Bộ Y tế ban hành quy định về đơn thuốc, kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm điều trị ngoại trú

(SKTE) - Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư số 26/2025/TT-BYT, quy định chi tiết về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Trong đó, quy định chi tiết: 252 bệnh, nhóm bệnh được áp dụng kê đơn thuốc ngoại trú trên 30 ngày. Thông tư này, có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.

Bộ Y tế bổ nhiệm 33 Ủy viên Hội đồng Y khoa Quốc gia, nhiệm kỳ 2025-2030
Bộ Y tế bổ nhiệm 33 Ủy viên Hội đồng Y khoa Quốc gia, nhiệm kỳ 2025-2030

(SKTE) - Lãnh đạo Bộ Y tế đã tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định bổ nhiệm 33 Ủy viên Hội đồng Y khoa Quốc gia, nhiệm kỳ 2025–2030. Theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023: Từ ngày 1/1/2027, Hội đồng Y khoa Quốc gia sẽ tổ chức đánh giá năng lực đối với chức danh bác sĩ. Lộ trình mở rộng đánh giá tiếp tục áp dụng cho các chức danh y sĩ, điều dưỡng, hộ sinh (từ 1/1/2028) và kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện, tâm lý lâm sàng (từ 1/1/2029). Việc này do Hội đồng Y khoa Quốc gia tổ chức, theo mô hình đánh giá độc lập, khách quan.

Thu hồi toàn quốc sản phẩm Siro ăn ngon Hải Bé
Thu hồi toàn quốc sản phẩm Siro ăn ngon Hải Bé

(SKTE) - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị thu hồi toàn bộ sản phẩm Siro ăn ngon Hải Bé sau khi phát hiện đây là hàng giả, không đạt hàm lượng công bố và đã bị khởi tố vụ án. Trước đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố vụ án hình sự (theo khoản 1 Điều 193 Bộ luật hình sự năm 2015), đối với sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Siro ăn ngon Hải Bé, để làm rõ hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: 42 Ngô Thì Nhậm, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự