Thứ Sáu, 07/02/2025 23:10 (GMT+7)

Xin nghỉ hưu trước tuổi

(SKTE)- Câu chuyện rộ lên sau Tết Ất Tỵ là cán bộ, công chức tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi. Phải nhấn mạnh hai tiếng 'tự nguyện', vì đó là việc không bắt buộc. Công tác sắp xếp nhân sự ở mỗi nơi lại có những đặc thù khác nhau.
Ảnh đại diện tin bài

Nỗi băn khoăn của anh là khá phổ biến. Còn có một bộ phận cán bộ, công chức khác ít băn khoăn hơn, quyết định dứt khoát hơn là những vị viết đơn xin “hạ cánh”. Đương nhiên, những ông bà đã 59-60 tuổi thì quyết định một cách nhẹ nhàng hơn. Còn số cán bộ phải 4 đến 5 năm nữa mới “chạm trần hưu” thì thận trọng hơn chút, tham khảo ý kiến rất nhiều người, đặc biệt là hỏi... vợ, hỏi chồng, bởi lẽ “thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn”.

Những ngày đầu tháng 2/2025, có hàng trăm cán bộ ở các bộ, ban, ngành, địa phương xin nghỉ hưu trước tuổi. Có đồng chí là Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Đảng, Giám đốc Sở. Có đồng chí là Chánh Thanh tra, Vụ trưởng, chuyên viên cao cấp ở các bộ. Người xin nghỉ công tác sớm nhất là trước 5 năm. Xin nêu một dẫn chứng, hôm 5/2, Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội cho biết, 5 cán bộ thuộc Thanh tra Bộ đã nộp đơn xin nghỉ hưu trước tuổi, trong đó có ông Nguyễn Tiến Tùng hiện là Chánh Thanh tra của Bộ này. Ông Tùng 58 tuổi, còn gần 5 năm nữa mới đến tuổi nghỉ hưu, giữ chức vụ Chánh Thanh tra Bộ từ năm 2016 đến nay.

Ở tỉnh Quảng Ngãi có ông Nguyễn Tấn Đức, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, và hai giám đốc sở ở có đơn xin nghỉ hưu trước tuổi và đã được chấp thuận. Đến thời điểm này, toàn tỉnh có 21 cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý có đơn xin nghỉ hưu trước tuổi.

Việc các cán bộ, công chức, người lao động tự nguyện xin ra khỏi biên chế vào lúc này thật không dễ dàng. Thông thường trong số họ ai cũng có khoảng gần 40 năm công tác, nay phải rời xa môi trường làm việc quen thuộc không thể không có “tâm tư”, có sự hẫng hụt không nhỏ. Chúng tôi đã hỏi chuyện nhiều người và nhận được câu trả lời chung nhất là vì lợi ích chung, vì lòng tự trọng. Lợi ích chung là, không thu gọn đầu mối, giảm biên chế vào lúc này thì sẽ vào lúc nào. Thời gian không chờ đợi mà đòi hỏi phải quyết liệt, khẩn trương, “vừa chạy vừa xếp hàng”. Chúng ta thường nói phải đổi mới sáng tạo, phải ổn định để phát triển. Nói thì dễ, làm thì khó. Vậy hãy bắt đầu từ bản thân mình, gương mẫu trước hết là tự mình.

Đương nhiên, phải có đầu óc thực tế. Mỗi cán bộ, mỗi người lao động ra khỏi biên chế Nhà nước vào lúc này không phải là phép trừ đơn thuần mà kéo theo nhiều hệ lụy. Có những cặp vợ chồng trẻ cả vợ và chồng đều trong diện “cắt giảm”. Họ sẽ đối mặt với rất nhiều khó khăn, mất việc, mất lương. Đời sống sẽ ra sao, con cái học hành ra sao?

Câu trả lời từ cơ quan chức năng có thể giúp người nghỉ hưu sớm, người mất việc yên tâm phần nào, nhưng dù sao đó vẫn là giải quyết phần ngọn, giải quyết nhu cầu trước mắt. Cụ thể, có đủ nguồn kinh phí để chi trả cho đội ngũ cán bộ, công chức... thuộc diện sắp xếp hay không. Dự thảo Nghị định 178 đã được Ban Chỉ đạo Trung ương và các cấp có thẩm quyền thông qua, nhưng khi thực hiện sẽ còn những trở ngại. Nguồn chi trả chế độ, chính sách được bảo đảm, nhưng sẽ có người nhận mức cao, mức thấp khác nhau, nhanh - chậm khác nhau, và đây có thể sẽ nảy sinh những mâu thuẫn. Cho nên phải có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ, vừa làm vừa kịp thời bổ sung, điều chỉnh, trên cơ sở công khai, minh bạch, công bằng, khách quan. Ngoài chế độ chung, các cơ quan, đơn vị phải “tự rà soát, tự đánh giá”, có những chính sách cụ thể để hỗ trợ cán bộ, công chức, người lao động. Tinh thần là, cái chung làm trước, cái phổ biến làm trước. Chỉ đạo quyết liệt, cấp trên gương mẫu, cán bộ cấp cao gương mẫu để cấp dưới trông vào, làm theo.

Tinh giản, thu gọn đầu mối, bớt đi những căn nhà nhiều tầng chiếm đất vàng nhưng không được sử dụng có hiệu quả, bớt đi những “gác lửng” khi gia chủ không có nhu cầu sử dụng, đó là chuyện không chỉ trong nước mà là chuyện của nhiều quốc gia, trong đó có những quốc gia kinh tế phát triển hàng đầu thế giới.

Đương nhiên, tinh giản không chỉ là thu gọn đầu mối, là cơ sở vật chất-kỹ thuật. Khó nhất, phức tạp nhất, nhạy cảm nhất vẫn là chuyện con người. Vì thế, những chuyển động bước đầu ở các cơ quan trong hệ thống chính trị, từ Trung ương đến địa phương là rất đáng phấn khởi. Chuyện cán bộ xin nghỉ hưu sớm đáng là đề tài để khích lệ, tổng kết, một vấn đề cốt lõi trong cuộc cách mạng về tinh giản bộ máy.

Hải Đường
Sơ cứu đúng cách ngộ độc thực phẩm tại nhà
Sơ cứu đúng cách ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là tình trạng ăn, uống phải thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc hay những loại thực phẩm bị biến chất, ôi thiu...gây hại cho sức khỏe. Khi nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, hãy sơ cứu người bệnh theo cách dưới đây.

Lối sống ít vận động khiến bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng trẻ hoá
Lối sống ít vận động khiến bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng trẻ hoá

Thoát vị đĩa đệm từng được coi là bệnh của tuổi trung niên hay người lao động nặng, nhưng hiện nay, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Đáng báo động, các bệnh viện ghi nhận nhiều trường hợp mắc bệnh khi mới ngoài 20 tuổi, thậm chí ở lứa tuổi học đường nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

Ra mắt Câu lạc bộ Các nhà báo bảo vệ quyền trẻ em - Phát huy vai trò truyền thông, chăm sóc trẻ em trong cộng đồng
Ra mắt Câu lạc bộ Các nhà báo bảo vệ quyền trẻ em - Phát huy vai trò truyền thông, chăm sóc trẻ em trong cộng đồng

(SKTE) - Ngày 18/7/2025, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam đã tổ chức Lễ ra mắt Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ Các nhà báo bảo vệ quyền trẻ em (trực thuộc Hội), với sự tham dự của gần 50 đại biểu là thành viên của CLB, cùng các khách mời là đại diện Hội Nhà báo Việt Nam, các nhà báo, phóng viên đang công tác tại các đơn vị báo chí, truyền thông tại Hà Nội. Đây là sự công nhận vai trò của báo chí truyền thông trong sự nghiệp bảo vệ quyền trẻ em và sự gắn kết, đồng lòng của những nhà báo có tâm huyết với trẻ em.

Chi bộ cơ quan Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam tổ chức Đại hội lần thứ nhất nhiệm kỳ 2025-2030
Chi bộ cơ quan Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam tổ chức Đại hội lần thứ nhất nhiệm kỳ 2025-2030

(SKTE) - Đại hội lần thứ I Chi bộ cơ quan Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam tổ chức ngày 18/7/2025, tại Hà Nội, đã tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ nhiệm kỳ 2020-2025 đồng thời đề ra phương hướng, mục tiêu nhiệm vụ và giải pháp thực hiện trong nhiệm kỳ tới.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: 42 Ngô Thì Nhậm, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự